Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Câu khiến - Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Câu khiến - Nguyễn Thị Ngọc Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Câu khiến - Nguyễn Thị Ngọc Ngân

Luyện từ và câu Câu khiến I - Nhận xét 1. Câu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì ? Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng : - Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! - Câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào. 2. Cuối câu in nghiêng có dấu gì ? - Cuối câu in nghiêng có dấu chấm than ( ! ). 3. Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy. - Hà ơi, cho tớ mượn quyển vở . - Nam ơi, cậu cho mình mượn quyển vở nhé ! Ghi chú: - Đặt dấu chấm ở cuối câu khiến khi đó là lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng. Ví dụ: Cậu mang hộ tớ cái cặp. - Đặt dấu chấm than ở cuối câu khiến khi đó là lời đề nghị yêu cầu, mạnh mẽ (thường có các từ hãy, đừng chớ, nên, phải đứng trước động từ trong câu), hoặc hô ngữ ở đầu câu, có từ: nhé, thôi, nào, ở cuối câu. Ví dụ: Cả lớp hát lên nào! III - Luyện tập 1. Gạch dưới các câu khiến trong những đoạn trích sau : a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ: - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta ! b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !” 2. Tìm 3 câu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em . - Vào ngay ! ( Ga - vrốt ngoài chiến luỹ) - Hãy tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó. - Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được. Dặn dò - Thuộc ghi nhớ. - Xem trước bài : Cách đặt câu khiến
File đính kèm:
bai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_bai_cau_khien_nguyen_thi_ngo.ppt