Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 49: Quần xã sinh vật
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 49: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 49: Quần xã sinh vật
I. THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ SINH VẬT? HS quan sát hình bên trả lời các câu hỏi gợi ý sau: - Trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào? Quần thể cá, tôm, cua, rêu, tảo ... HS hãy tìm các ví dụ khác tương tự và nêu các quần thể sinh sống trong đó. I. THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ SINH VẬT? Kết luận * Quần xã sinh vật là: - Tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định. - Các quần thể trong quần xã sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. - Có cấu trúc tương đối ổn định * Ví dụ: Quần xã ruộng lúa, quần xã đồng cỏ, quần xã ao hồ... III. QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ 1. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã HS đọc ví dụ SGK ghi nhớ kiến thức - Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã - Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường * Cân bằng sinh học Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã đó và luôn luôn đươc khống chế ở một mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học : Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể luôn dao động quanh vị trí ổn định, nhờ đó số lượng cá thể của quần xã được duy trì ở một mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_lop_9_bai_49_quan_xa_sinh_vat.pptx