Chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 7 thi Olympic môn Sinh học - Mạch Thị Tú

pdf 39 Trang tailieugiaoduc 14
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 7 thi Olympic môn Sinh học - Mạch Thị Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 7 thi Olympic môn Sinh học - Mạch Thị Tú

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 7 thi Olympic môn Sinh học - Mạch Thị Tú
 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH THI OLYMPIC 
 MÔN : SINH HỌC LỚP 7 
 -------------  ---------- 
 VÀI NẫT VỀ ĐỘNG VẬT LỚP 7 
 I. ĐA DạNG Về LOàI: 
- Trong thực tế 1,5 triệu loài đã biết còn nhiều loài chưa biết. 
- ĐV còn đa dạng về kích thước, hình dạng và số lượng loài , số lượng cá thể của loài. 
- ĐV cũng là 1 phần của thế giới, nhiều loài ĐV nuôi dưỡng phục vụ con người. 
 II. ĐA DạNG Về MÔI TRƯờNG SốNG: 
- Trên trái đất tất cả các môi trường sống đều có các loại SV sống. 
- Có những loài SV sống ở cả nơi nhiệt độ tới 600 C , đỉnh núi cao, vòng cực Bắc lạnh 
giá đều có SV sống... 
 III.PHÂN BIệT ĐV VớI THựC VậT: 
Y/C: Cho HS nắm và hiểu để có thể so sánh TV với ĐV? 
*Giống: Đều có cấu tạo = TB, cùng có các chức năng sống như: Dinh dưỡng,sinh 
trưởng, sinh sản... 
*Khác: 
 Thực vật Động vật 
- Tự dưỡng: tự tổng hợp chất hữu cơ từ - Dị dưỡng: Sử dụng chất hữu cơ có sẵn 
CO2 và nước từ TV hay ĐV 
- TB có thành phần xen lu lô zơ - TB không có thành phần xen lu lô zơ 
- Không có CQ di chuyển và hệ TK-giác - ĐV có cơ quan di chuyển và hệ TK, 
quan giác quan 
 V. PHÂN CHIA GIớI ĐV TRÊN TRáI ĐấT: 
Số lượng loài ĐV lớn nhưng căn cứ vào đặc điểm, cấu tạo người ta chia 2 nhóm: 
+Nhóm ĐV không xương:Từ ĐVNS, Ruột khoang, giun dẹp....chân khớp 
+Nhóm ĐV có xương: từ lớp cá, êch nhái, bò sát ....thú 
 2 Câu 1: Khi di chuyển roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa 
xoay? 
Câu 2: Điểm khác nhau giữa trùng biến hình và trùng giày? 
Câu 3: Trùng đế giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng bién hình ở điểm nào? 
Câu 4: Cách dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống khác nhau ở điểm 
nào? 
(Giống: - Đều cùng là ĐVNS, đều cùng 1 loại thức ăn là hồng cầu. 
 Khác:- Trùng kiết lị 1 lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu rồi sinh sản phân đôi liên tiếp 
theo cấp số nhân. 
 - Trùng sốt rét chui vào hồng cầu, kí sinh trong hồng cầu rồi lấy chất dinh 
dưỡng trong hồng cầu và sinh sản nhiều trùng sốt rét 1 lúc sau đó chui qua hồng cầu 
khác.) 
Câu 5:Tại sao các đại diện ĐVNS cấu tạo rất đơn giản nhưng nó có thể đảm nhiệm 
được chức năng sống như 1 cơ thể sống? 
HDTL: 
- Cơ thể ĐVNS chỉ có 1 TB nhưng TB này khác hẳn với TB ĐV đa bào: là 1 cơ thể 
toàn vẹn có khả năng thực hiện độc lập các chức phận như:di chuyển, dinh dưỡng,sinh 
sản... 
-TB đó có thể có cấu tạo phức tạp vì trong thành phần TB đó cócác bào quan chuyên 
trách có các chức phận nhất định :Di chuyển: lông bơi,roi, chân giả,dinh dưỡng:các 
không bào tiêu hoá, hạt diệp lụ , không bào co bóp... 
-Các bào quan này tương ứng với các cơ quan của ĐV đa bào.. 
 Câu 6: Tại sao ĐVNS cơ thể rất nhỏ, đơn giản thuộc nhóm ĐV bậc thấp trong giới 
ĐV mà số lượng lớn, đa dạng? 
HDTL: 
-ĐVNS chỉ sống được ở môi trường nước và đất ẩm nhưng do cơ thể có kích thước bé 
nhỏ không chỉ sống được ở sông, ao, hồ, biển, đại dương mà cả một giọt nước mưa nó 
cũng sống được mặt khác trong điều kiện bất lợi nó có khả năng hình thành bào xác 
để tồn tại .=> do đó số lượng lớn. 
Câu 7: Tại sao những khi ko có nước, khô hạn, điều kiện sống bất lợi, ĐVNS vẫn tồn 
tại? 
HDTL: 
- Do ĐVNS có khả năng tiết nước thừa, thu nhỏ cơ thể lại tiết ra 1 chất tạo thành lớp 
vỏ bọc gọi là bào xác. 
- Trong bào xác chúng có thể tồn tại rất lâu, có thể trôi nổi trong nước đến nơi khác, 
gặp điều kiện thuận lợi, phá bào xác thoát ra ngoài. 
 c. Bài tập về nhà : 
Câu 1: Tìm hiểu như thế nào là kí sinh nội bào? 
Câu 2: Đặc điểm nào khiến ĐVNS như một cơ thể độc lập? 
Câu 3: ĐVNS có lợi là những loài nào? Cho ví dụ? 
 II. RUộT KHOANG: 
 4 *Khác: 
 Động vật nguyên sinh Ruột khoang 
- Cơ thể đơn bào. - Cơ thể đa bào. 
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay - Di chuyển bằng các tua và sự co rút 
lông bơi. của cơ thể. 
- Lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn và thải bả - Lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn và thải bã 
bằng không bào tiêu hoá và không bào bằng lỗ miệng, hầu, khoang tiêu hoá. 
co bóp. - Tự vệ: tế bào gai hay bộ xương bằng 
- Tự vệ: hình thành bào xác. đá vôi. 
 - Sinh sản: Vô tính bằng các mọc chồi; 
- Sinh sản: Vô tính bằng các phân đôi; hữu tính bằng cách hình thành giao tử. 
hữu tính bằng cách tiếp hợp. 
Câu 3: Vì sao đặt tên cho các động vật ngành này là ruột khoang? 
HDTL: 
- Khoang duy nhất của chúng là ruột, ruột thông với ngoài qua lỗ miệng.=>gọi Ruột 
khoang 
- Hình dạng ruột như cái túi hay gọi là ruột túi. 
Câu 4: Tại sao ruột khoang là ngành động vật bậc thấp nhưng trong thang tiến hoá nó 
xếp sau ĐVNS? 
HDTL: 
- Là ĐV bậc thấp nhưng trong quá trình tiến hoá lâu dài thích nghi với đời sống ở 
nước. 
- Các tế bào ruột khoang bắt đầu phân hoá so với ĐVNS thành 1 số TB chuyên hoá: 
TB gai, TB biểu mô cơ, TB mô cơ-tiêu hoá... 
- Đã xuất hiện hệ thần kinh (tuy còn sơ khai kiểu phân tán.). 
- Nhiều ruột khoang sinh sản vô tính xen kẽ sinh sản hữu tính. 
- Đã có gai độc tự vệ và bắt mồi.(SV có nọc độc) 
 c. Bài tập về nhà 
Câu 1: Tại sao khi đi tìm thuỷ tức 1 phụ tá của trường ĐHSP đi tìm ở hồ Tây và hồ 
Hoàn Kiếm mà không có? Giải thích? 
Câu 2: Cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống di chuyển tự do như thế nào? 
 III. CáC NGàNH GIUN: 
 1. Kiến thức cơ bản: 
 Tên ngành Giun dẹp Giun tròn Giun đốt 
Đặc điểm (sán lá gan) (giun đũa người) (giun đất) 
 Hình trụ, dạng ống, có 
 Hình lá, giác quan tiêu Hình trụ, đối xứng 2 
1.Hình dạng vỏ cuticun bảo vệ, cơ 
 giảm, giác bám, sinh bên, có miệng,... hậu 
cấu tạo quan tiêu hoá phát 
 dục phát triển môn 
 triển 
2.Tiết diện Dẹp theo chiều lưng 
 Tròn Tròn, hơi dẹp 
ngang cơ thể bụng 
 Có thể xoang chưa Có thể xoang chính 
3.Thể xoang Chưa có 
 chính thức thức 
4.Di chuyển Nhờ bao bì cơ hoặc Nhờ cơ dọc và dịch Nhờ chi bên, tơ và 
 6 c. Bài tập về nhà: 
Câu 1: Vì sao nói giun đất là người thợ cày - người bạn của người nông dân? 
Câu 2: Vì sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng? 
Câu 3: Vì sao khi trời mưa nhiều, giun đất lại chui lên khỏi mặt đất? 
Câu 4: Khi cuốc phải giun đất, ta thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Vì 
sao có màu đó? 
 8 Câu 3?Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo của trai đảm bảo cho trai tự vệ có hiệu quả? 
HDTL: -Tự vệ bằng cách co chân khép vỏđể bảo vệ phần mềm bên trong. 
 -Cấu tạo có 2 mảnh vỏ khép lại nên ke thù không thể ăn được phần mềm 
Câu 3: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường? 
 2.Bài tập câu hỏi nâng cao: 
Câu 1:Nhiều ao cá mới đào, khi thả cá, người ta không thả trai. Tại sao có trai trong 
ao? 
Câu 2: Vì sao xếp mực là đại diện bơi nhanh cùng ngành với đại diện ốc sên chậm 
chạp, ít hoạt động? 
HDTL: 
 Tuy di chuyển nhanh chậm khác nhau, nhưng hai đại diện trên đều thuộc ngành thân 
mềm vì có đầy đủ các đặc điểm của ngành: 
+ Thân mềm, cơ thể không phân đốt. 
+ Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể. 
+ Có khoanh áo phát triển. 
+ Có hệ thần kinh phân hoá 
Câu 3: Điểm khác nhau giữa giun đất và trai sông? 
HDTL: 
 GIUN ĐấT TRAI SÔNG 
- Thuộc ngành giun đốt - Thuộc ngành thân mềm 
- Sống trong đất ẩm - Sống trong môi trường nước ngọt (ao, 
 hồ, sông ...) 
- Cơ thể chia đốt, thon dài, không có vỏ - Cơ thể có vỏ cứng gồm hai mảnh bằng 
cứng đá vôi bảo vệ. 
- Di chuyển bằng thể xoang và co rút cơ - Di chuyển nhờ chân thò ra ngoài vỏ 
thể. 
- Ăn mùn đất, vụn cây - Ăn vụn hữu cơ, ĐVNS 
- Hô hấp bằng da - Hô hấp bằng mang 
- Cơ thể lưỡng tính - Cơ thể phân tính 
Câu 4: Vỏ trai do bộ phận nào biến đổi thành? 
 3. Bài tập về nhà 
Câu 1:Vì sao người ta thường dùng ánh sáng đèn để câu mực? 
Câu 2: Tại sao người nông dân thường có ý thức diệt các loài ốc, trong lúc đó ốc vẫn là 
thực phẩm ăn được? Vậy diệt ốc nhằm mục đích gì? 
B. CHÂN KHớP 
 I. Kiến thức cơ bản: 
 1.Phân loại:-Chân khớp có 3 lớp 
 +lớp giáp xác 
 +Lớp hình nhện 
 +Lớp sâu bọ 
 2.Đặc điểm- cấu tạo tổ chức cơ thể: 
 a. Lớp giáp xác: Đại diện :con tôm đồng 
*Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 2 phần: Phần đầu ngực và phần bụng 
 10 Câu 3:Phân tích các đặc điiểm cấu tạo của các đại diện thích nghi vơi môi trường 
sống của chúng? 
 2.Câu hỏi-Bài tập nâng cao: 
Câu 1: vì sao tôm lớn lên qua nhiều lần lột xác? 
HDTL: 
-Vỏ tôm bằng ki tin có ngấm can xi nên cứng như bộ xương ngoài để bảo vệ, nên khả 
năng đàn hồi kém làm cho tôm không lớn lên được. 
-Vì thế tôm lớn lên vỏ củ được thay bằng vỏ mới gọi hiện tượng lột xác... 
Câu 2: Tại sao khi tôm sống có mầu xám, hoặc mãu xám trắng khi chịu tác động của 
nhiệt độ cao thì vỏ của tôm biến thanh màu hồng nhạt hoặc màu gạch? 
HDTL:- Dưới vỏ tôm có sắc tố cyanocritalin khiến cho tôm màu sắc. 
- Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao phơi hoặc nấu, sắc tố đó biến thành chất zoocrytrin 
làm cho tôm có màu gạch. 
Câu 3: Nhện có nhiều loài, vậy về cấu tạo và phương thức chăng lưới giống hay khác 
nhau? 
HDTL:- Tuy nhện có nhiều loài nhưng về cấu tạo và phương thức chăng lưới thì giống 
nhau. 
Câu 4: Châu chấu cũng là đại diện thuộc ngành chân khớp, vậy về hệ thần kinh và giác 
quan của châu chấu như thế nào so vơi giáp xác và hình nhện? 
HDTL: - Tuy cùng ngành chân khớp nhưng châu chấu có hệ thần kinh và giác quan rất 
phát triển so vơi giáp xác và hình nhện vì: ở châu chấu thị giác có 2 mắt kép, 3 mắt 
đơn, mắt kép có nhiều ô (điện mắt) ghép thành giúp châu chấu có khả năng phân biệt 
sáng tối cũng như nhận biết nhanh, rõ kẻ thù. 
Câu 5: Cơ quan sinh dục của giáp xác mùa nào cũng phát triển đủ phải không? 
HDTL: Không, chỉ phát triển đầy đủ vào mùa sinh sản. VD: cua vào mùa sinh sản mới 
có gạch (trứng). 
Câu 6: Tôm di chuyển trên cạn như thế nào để đi tìm nước? 
HDTL: Di chuyển bằng cách bật rất mạnh phần cơ bụng làm cho cơ thể tôm bật lên 
trên mặt đất... 
 3.Câu hỏi-Bài tập về nhà: 
Câu 1: Hãy khảo sát kĩ 1 mạng nhện mới dệt gần lớp học xem loại tơ nào? (Tơ vòng 
hay tơ phóng xạ) 
 12 1. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn: 
 a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp 
- ĐVNS, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn chưa có hệ tuần hoàn. 
- Giun đốt đã có hệ tuần hoàn kín, có tim bên, máu màu đỏ, di chuyện theo mạch lưng 
và mạch bụng. 
- Thân mềm: Có hệ tuần hoàn hở, có tim bên, mạng mao quản thay bằng hệ khe hỏng. 
- Chân khớp: Hệ tuần hoàn hở, có tim, máu không màu. 
 b. Hướng tiến hoá hệ tuần hoàn: 
- Tự chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn.,từ đơn giản đến phức tạp. 
- Từ chưa có tim đến có tim bên. 
 2. Tiến hoá của hệ tiêu hoá: 
 a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp: 
- ĐVNS chưa có cơ quan tiêu hoá, chỉ có không bào tiêu hoá, thức ăn tiêu hoá theo 
kiểu nội bào. 
- Ruột khoang: 
+ Bắt đầu có lỗ miệng, ruột đơn giản chỉ có 1 khoang, thức ăn vào và thải ra qua lỗ 
miệng. 
+ Sự tiêu hoá thức ăn vừa tiêu hoá nội bào vừa tiêu hoá ngoại bào. 
- Các nganh giun: 
+ ống tiêu hoá đã phân hoá, có miệng, ruột trước, ruột giữa, một số có hậu môn. 
+ Một số đại diện có thêm hầu, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, manh tràng, các tuyến tiêu 
hoá. 
- Thân mềm: 
+ Miệng phát triển phần nghiền cơ học: Lưỡi bào, hầu, gai sừng. 
+ Tuyến tiêu hoá phát triển, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến nước bọt. 
- Chân khớp: 
+ Phần miệng thích nghi với chế độ ăn khác nhau (nghiền, chích, hút ...) 
+ Phần ruột có lót kitin, ruột giữa có tuyến tiêu hoá, ruột sau dài. 
 b. Hướng tiến hoá từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp 
 3. Tiến hoá của hệ thần kinh: 
* ở động vật nguyên sinh: 
- Chưa có hệ thần kinh. 
* ở thuỷ tức: 
- Hệ thần kinh chỉ là mạng lưới với những nơron phân bố khắp cơ thể dẫn đến phán 
ứng thiếu chính xác vì cảm giác có thể phát sinh từ nơi nào đó trên khắp cơ thể. Nên 
không lệ thuộc vào cường độ kích thích. 
* ở giun dẹp: 
- Hệ thần kinh tiến hoá hơn nhiều, nơron thần kinh tập trung thành hạch, nhận được 
một lúc tin tức từ nhiều nơi, mỗi hạch hoạt động một vùng xác định... 
* Giun tròn: 
- Gồm vòng hầu, từ đó xuất phát ra một số dây thần kinh chạy dọc cơ thể. 
* ở giun đốt: 
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm nhiều hạch thần kinh, mỗi hạch thần kinh điều 
khiển từng phần của cơ thể, trả lời được kích thích cơ học, hoá học, phân biệt được 
sáng tối, đồng thời các tế bào cảm giác tập trung ở phần đầu nhiều hơn. 
 14 CHUYÊN Đề 4: 
 HƯớNG TIếN HOá MộT Số CƠ QUAN 
 CủA ĐVKXS (TIếP) - ÔN TậP 
 -------------  ---------- 
A.MụC TIÊU BàI HọC: 
-Tiếp tục so sánh các hệ cơ quan rút ra hướng tiến hoá chung 
-Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh,thấy được tiến hoá của SV thích nghi với môi 
trường sống 
-Vận dụng làm được các bài tập liên quan đến kiến thức đã học, và các vấn đề trong 
thực tế, phân biệt được các đại diện trong tự nhiên,có ý thưc bảo vệ ĐV và bảo vệ môi 
trường 
-Ôn tập toàn bộ phần ĐVKXS chuẩn bị làm bài kiểm tra đành giá năgn lực học tập của 
HS ,GV có thể bổ sung nguồn kiến thức cho HS kịp thời 
B.NộI DUNG: 
 4. Tiến hoá của hệ bài tiết: 
* ĐVNS: 
- Chưa có cơ quan bài tiết, chỉ có không bào co bóp làm nhiệm vụ điều hoà áp suất 
thẩm thấu. 
* Ruột khoang: 
- Chưa có cơ quan bài tiết chuyên hoá, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được 
đưa ra ngoài nhờ 
* Giun dẹp: 
- Cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận, là ống có lổ đổ ra ngoài là miệng thận, có TB 
mặt trời. 
* Giun tròn: 
- Hệ bài tiết la dạng tuyến có ống các sản phẩm thải ra ngoài qua ống bài tiết, không 
có TB mặt trời. 
* Giun đốt: 
- Cơ quan bài tiết là hậu đơn thậnl1 ống 1 đầu có phểu trên có các tiêm mao, thể 
xoang, đầu kia mở ra ngoài bằng lổ tiết .Nhờ hoạt động của các tiêm mao mà các chất 
thải được dổ vào phểu qua ống dẩn ra ngoài. 
* Thân mềm: 
- Cơ quan bài tiết là hậu đơn thận 
* Chân khớp: 
- Cơ quan bài tiết là tuyến xanh hoặc ống man pi ghi. 
Tóm lại: cơ quan bài tiết tuy có phức tạp dần song còn mức độ thấp 
 5.Tiến hoá của hệ hô hấp: 
-ĐVNS:tế bào chưa phân hoá. 
-Ruột khoang, giun trao đổi khí thực hiện chủ yếu qua bề mặt cơ thể 
-Chân khớp xuất hiện mang (sống ở nước) hình thành các ống khí ở sâu bọ 
 6.GV có thể cho HS tìm hiểu sự tiến hoá của các cơ quan còn lại của ĐVNS: 
 16 HDTL: 
-Con vật đó là “con bắp cày”Đầu bắp cày ta ngạc nhiên thấy chỉ có đôi hàm to 
khoẻ,đôi râu và 1 mắt đơn mà không có miệng thì ra miệng nó rất kì lạ khoang miệng 
thông với ngoài nhờ rãnh nhỏ đổ ra đỉnh nhọn cuả đôi hàm 
-Con vật đó thuộc ngành chân khớp. 
-Kiểu tiêu hoá rất đặc biệt:”Tiêu hoá ở ngoài cơ thể “Thức ăn được biến đổi ở ngoài cơ 
thể thành một chất lỏng sau đó hút vào ống tiêu hoá và hấp thụ. 
 VII.Hướng dẩn về nhà: 
 1. Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống, giờ sau kiểm tra 60’ 
 2.Về nhà tìm thêm tài liệu về” Động vật không xương sống”nghiên cứu kĩ các 
câu hỏi SGK và câu hỏi-Bài tập đã hướng dẫn: so sánh các đại diện về cấu tạo, tổ chức 
cơ thể , mức độ phân hoá của các cơ quan,xem đại diện nào tiến hoá hơn,từ đó rút ra 
hướng tiến hoá chung cho ĐVKXS. 
 3. Tìm hiểu các đại diện đã học có ở địa phương ,phân biệt được chúng, xem vai 
trò chúng đối với con người, đối với môi trường? 
 ---------------------***------------------ 
 18 + Giác quan (Cơ quan đường bên) 
 + Bóng hơi (Hệ tiêu hóa) 
 - Sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống 
 + Số lượng 
 + Cho ví dụ các loài cá khác nhau sống ở các môi trường khác 
 nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá. 
 - Vai trò của cá đối với đời sống con người: 
 + Có lợi 
 + Có hại 
Rút ra đặc điểm chung của lớp cá: Môi trường sống, cơ quan di chuyển, hệ hô 
hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể. 
2. Bài tập vận dụng 
 - Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước? 
 - Nêu cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hoá, bài tiết, tuần 
 hoàn, hô hấp, thần kinh? 
 - Nêu sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống của 
 lớp cá? 
 - Trình bày vai trò của cá đối với đời sống con người? Nêu đặc điểm 
 chung của cá? 
3. Bài tập nâng cao 
 - Phân tích các đặc điểm cấu tạo của cá (Cấu tạo ngoài và trong) thích 
 nghi với đời sống ở nước? Nói rõ ý nghĩa thích nghi 
 - Cho ví dụ chứng minh điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu 
 tạo và tập tính của cá? một số cá sống dưới đáy biển sâu thường có đặc 
 điểm gì? 
IV. Hướng dẫn tự học ở nhà 
1. Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của cá chép và nói rõ sự lưu thông máu trong vòng 
 tuần hoàn? 
2. Vẽ sơ đồ cấu tạo bộ não của cá chép 
3. Làm thí nghiệm để thấy rõ vai trò của bóng hơi đối với đời sống của cá? 
4. học thuộc và làm tốt các bài tập ứng dụng và bài tập nâng cao. 
 20 + Chi phát triển, chi sau to và dài 
 3. Cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan của ếch nhái và thằn lằn 
 bóng. 
 + Hệ tiêu hoá 
 + Hệ tuần hoàn 
 + Hệ hô hấp 
 + Hệ bài tiết 
 + Hệ thần kinh 
 4. Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn: 
 + Mắt có mí, 
 + L mủi thông vơi xoang miệng 
 + Ti có màng nhĩ 
 + Cổ dài các đốt sống cổ khớp động với xương đầu 
 + Đuôi dài 
 + Các xương chi khớp động với đai vai, đai hông 
 + Da có lớp vảy sừng bao bọc 
 + Phổi có nhiều vách ngăn 
 + Đẻ trứng trên cạn 
5. Sự đa dạng về thành phần loài và môi trướng sống của ếch nhái và thằn lằn 
 bóng 
 - Số lượng loài 
 - Cho một vài ví dụ các loài khác nhau sống ở các môi trường sống 
 khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập toán của ếch nhái, thằn 
 lằn bóng 
6. Vai trò của bò sát và lưỡng cư đối với đời sống con người 
 - Có lợi 
 - Có hại 
 Rút ra đặc điểm chung của lớp lưỡng cư và lớp bò sát 
7. Phân biệt hệ tuần hoàn của Cá-ếch nhái- Thằn lằn bóng 
 - Số ngăn của tim 
 - Máu đi nuôi cơ thể (máu giàu O2 hay máu pha) 
 - Số lượng vòng tuần hoàn 
 22 4. Trình bày vai trò của lớp lưỡng cư và lớp bò sát đối với đời sống của con 
người? Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư và lớp bò sát? 
3. Bài tập nâng cao 
 1. Chứng minh ếch nhái là động vật sống cả hai môi trường vừa nước, vừa 
cạn? Thằn lằn bóng sống hoàn toàn ở cạn? 
 2. So sánh hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của thằn lằn với ếch nhái? 
 III. Hướng dẫn tự học ở nhà 
 1. Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của ếch nhái, thằn lằn bóng và nói rõ sự lưu 
 thông máu trong hai vòng tuần hoàn? 
 2. vẽ sơ đồ cấu tạo bộ não của ếch và thằn lằn để thấy rõ sự khác nhau 
 của hai bộ não? 
 Học tốt và làm bài tập vận dụng và bài tập nâng cao? 
 24 -Chi sau gồm có xương đùi, 2 xương ống, 1 xương bàn dài và các xương ngón. 
 -Xương đầu có hốc mắt lớn, hộp sọ rộng, mỏng, hàm không có răng. 
 Kết luận: Bộ xương chim nhẹ, xốp, mỏng và vững chắc thích nghi với sự bay. 
 2.1.2-Hệ cơ: 
 ?Hãy giải thích tại sao các cơ phần đùi, ngực của chim phát triển cơ đuôi và 
cơ lưng lại rất ít phát triển? 
 2.2-Các cơ quan dinh dưỡng: 
 2.2.1-Tiêu hóa: 
 -Phân tích để thấy cấu tạo cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh và tốc độ tiêu hóa cao. 
 2.2.2-Tuần hoàn: 
 -Bám nội dung SGK-> phân tích đặc điểm hoàn thiện về cấu tạo tim và hệ mạch. 
 2.2.3-Hô hấp: 
 -Bám nội dung SGK: Có thể tham khảo thêm sơ đồ hô hấp ở chim (Bồi dưỡng 
thường xuyên) nhấn mạnh không khí đi qua hệ thống ống khí một chiều -> tận 
dụng ô xi và giảm khí cặn. 
 2.2.4-Bài tiết và sinh dục: 
 - Bám nội dung SGK phân tích sự tiêu biến một số bộ phận -> giảm trọng 
lượng cơ thể. 
 2.2.5-Hệ thần kinh và giác quan: 
 -Bám nội dung SGK: Chú ý đặc điểm của não trước và tiểu não phát triển là 
cơ sở cho các hoạt động phức tạp và tập tính phong phú ở chim. 
 3-Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim: 
 Bám vào nội dung SGK. 
 II-Bài tập vận dụng: 
 1-Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời 
sống bay? 
 Gợi ý trả lời: 
 -Chim có bộ lông vỡ nhẹ, xốp bao bọc cơ thể. 
 +Có có tác dụng che chở cơ thể vừa không làm nặng cơ thể. 
 *Phần cánh và đuôi có lông ống dài và rộng hơn để giúp quạt không khí tạo 
lực đẩy cơ thể và cử động bỏ lại cơ thể. 
 -Đầu cổ nhẹ và cử động linh hoạt giúp chim mở rộng tầm quan sát khi bay, 
miệng không có răng mà thay bằng mỏ cấu tạo bởi chất sừng rất nhẹ. 
 -Thân có dạng hình thoi vững chắc vừa tạo khung bảo vệ tốt các nội quan vừa 
làm giảm sức cản của không khí. 
 26 
 3-Chứng minh tập tính ở chim phong phú? 
 (Gợi ý nội dung: Nêu và lấy ví dụ các tập tính như tập tính kết đôi, tập tính 
làm tổ, tập tính đẻ trứng, ấp trứng và chăm sóc con). 
 IV-Hướng dẫn tự học: Trên cơ sở tài liệu sách giáo khoa và các tài liệu tham 
khảo, ghi nhớ các kiến thức, vận dụng để trả lời các câu hỏi và bài tập. 
 28 -Đai vai gồm 1 đôi xương bả, 1 đôi xương đòn, đai hông gồm hai xương hông, 
hai xương ngồi và hai xương háng gắn với nhau làm thành hai xương chậu. 
 -Chi trước: Gồm 1 xương cánh tay, hai xương ống, các xương cổ tay, 5 xương 
bàn và 5 xương ngón. 
 -Chi sau gồm một xương đùi, hai xương ống chân, các xương cổ chân, 5 
xương bàn chân và 5 xương ngón chân. 
 -Xương đầu có hộp sọ lớn và các xương hàm to, khỏe. 
 2-Hệ tiêu hóa: 
 -ống tiêu hóa gồm các thành: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non manh tràng, 
ruột già, hậu môn. 
 -Tuyên tiêu hóa có tuyến gan, tuyến tụy. 
 -ở thỏ cũng như một số động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển. 
 -Răng cửa sắc thường xuyên mọc dài thiếu răng nanh, kiểu ăn bằng gặm 
nhấm. 
 3-Tuần hoàn và hô hấp: * Hệ tuần hoàn: 
 -Tim và phổi đều nằm trong khoang ngực 
 -Tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. 
 -Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. 
Thỏ là động vật bằng nhiệt. 
 *Hệ hô hấp gồm: - Khí quản, phế quản và phổi, phổi lớn gồm nhiều phế nang 
với mạng mao mạch dày đặc, bao quanh làm tăng diện tích trao đổi khí, giúp Thỏ 
hô hấp dễ dàng. 
 -Sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành. 
Khi cơ hoành co, phổi nở rộng không khí từ ngoài vào phổi, khi cơ hoành dãn, phổi 
xẹp không khí từ phổi ra ngoài. 
 4-Hệ thần kinh: 
 -Bộ não thỏ phát triển hơn hẵn bộ não các lớp động vật có xương sống đã học, 
thể hiện ở bán cầu não, não giữa và tiểu não. 
 -Bề mặt bán cầu não thỏ nhẵn gồm những tế bào thần kinh tạo thành một lớp 
vỏ dày gọi là vỏ chất xám. 
 -Tiểu não của thỏ rất phát triển có một thùng giữa và hai thùng bên với nhiều 
khúc cuộn thể hiện khả năng điều hòa những cử động phức tạp cao. 
 I3-Sự sinh sản và phát triển của thỏ: 
 1-Hệ sinh dục: Thỏ đực có 2 tinh hoàn nằm trong khoang bụng, đến mùa sinh 
sản tinh hoàn lọt vào một túi da gần hậu môn gọi là bìu. Tinh trùng theo ống dẫn 
tinh đến túi tinh và từ đó được phóng ra ngoài qua cơ quan giao cấu. 
 30 1-Trình bày những điểm đặc trưng nhất của hệ tiêu hóa của Thỏ do ăn thực vật 
và gặm nhấm. 
 2-Bằng các kiến thức động vật học hãy chứng minh Thỏ là động vật phát triển 
nhất trong bậc thang tiến hóa động vật. 
 3-Tại sao các động vật thuộc lớp thú con người dễ thuần dưỡng thành các loài 
vật nuôi hơn cả? 
 GV sử dụng tài liệu tham khảo để hướng dẫn học sinh 
 32 II.2-Hệ tuần hoàn 
 1-Vai trò của hệ tuần hoàn: 
 +Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận 
khác để đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể. 
 +Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹt không có hệ tuần 
hoàn, các động vật lớn trao đổi chất qua bề mặt không đáp ứng được yêu cầu của 
cơ thể nên cần giải có hệ tuần hoàn. 
 2-Hệ tuần hoàn ở động vật: 
 Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn động vật cần phải chú ý đến các đặc điểm. Tim, 
hệ mạch và máu. 
 -Động vật chưa có hệ tuần hoàn. 
 -Tim đơn giản, hệ mạch hở 
 -Tim đơn giản, hệ mạch kín 
 -Tim có cấu tạo phức tạp, hệ mạch kín. 
 II-Bài tập vận dụng: 
 1-Cấu tạo hệ tuần hoàn ở động vật đơn bào? 
 -Động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoàn sự trao đổi chất thực hiện qua cơ chế 
trao đổi qua màng -> chủ yếu là sự chênh lệch nồng độ. 
 2-Cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật đa bào? 
 Thường được cấu tạo bởi các thành phần: 
 -Dịch tuần hoàn: Là máu hoặc hỗn hợp máu và nước mô. 
 -Tim: Là bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch. 
 -Hệ thống mạch máu: Gồm hệ thống động mạch, tỉnh mạch và mao mạch. 
 -Hệ tuần hoàn ở động vật được phân bố thành các dạng. 
 Hệ tuần hoàn hở 
 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn 
 Hệ tuần hoán kín 
 Hệ tuần hoàn kép 
 3-Thế nào là hệ tuần hoàn hở: 
 ?Những động vật nào có hệ tuần hoàn hở? 
 Bao gồm các động vật thuộc ngành chân khớp (côn trùng, tôm, cua) và một số 
động vật thân mềm (ốc sên, trai, sò). 
 ?Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào? 
 34 
 Chuyên đề 9: 
 Tiến hóa của động vật 
 (thần kinh và sinh sản) 
 A-Mục tiêu: 
 1-Kiến thức: 
 -Học sinh nắm vai trò của hệ thần kinh đối với sự tồn tại và phát triển của 
động vật. 
 -Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh của các ngành động vật liên quan đến các 
hoạt động của động vật. 
 -Vai trò của sinh sản trong sự phát triển, các hình thức sinh sản ở động vật và 
sự tiến hóa động vật thông qua các hình thức sinh sản, phát triển. 
 2-Kỷ năng: 
 -Tiếp tục rèn luyện kỷ năng bộ môn phân tích, so sánh tổng hợp. 
 B-Tài liệu tham khảo: SGK- SGV Sinh học 7 
 -Học thuyết tiến hóa theo quan điểm hiện đại (nhà xuất bản giáo dục) 
 -Ôn luyện kiến thức Sinh học 7. 
 C-Nội dung: 
 I-Kiến thức cơ bản và bài tập vận dụng: 
 I.1-Hệ thần kinh: 
 -Giáo viên dựa vào SGK để hệ thống kiến thức hệ thần kinh của động vật 
(kiến thức cơ bản) 
 I.1.1-Hệ thần kinh và cảm ứng ở động vật: 
 -Động vật có khả năng tiếp nhận nhanh những thay đổi của điều kiện sống và 
có những phản ứng thích nghi. Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng 
ở động vật gọi là tác nhân kích thích hoặc kích thích. Nhận biết kích thích và phản 
ứng với kích thích gọi là cảm ứng. 
 -ở động vật có hệ thần kinh phản xạ là dạng điển hình của cảm ứng. 
 -Để có cảm ứng động vật phải có những bộ phận sau: 
 +Bộ phận tiếp nhận kích thích (thọ quan hay cơ quan thụ cảm) 
 +Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ 
phản ứng (hệ thần kinh) 
 36 (Giáo viên tự soạn yêu cầu đưa ra SGK) 
 II 2.2-Phân tích thấy sự tiến hóa của các hình thức sinh sản ở động vật. 
 1-Vai trò của sinh sản: 
 Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của sinh vật nói chung và động vật 
nói riêng là khả năng sinh sản. Đó là chức năng duy trì nòi giống bằng cách sinh 
sôi nảy nở. 
 2-Các hình thức sinh sản ở động vật: 
 a-Sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp 
giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. 
 ?ở động vật có những hình thức sinh sản vô tính nào? 
 b-Sinh sản hữu tính? 
 -Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực 
và tế bào sinh dục cái (hiện tượng thụ tinh) 
 +Sau khi thụ tinh trứng được phát triển thành phôi, sự thụ tinh có thể xảy ra 
ngoài cơ thể mẹ (thụ tinh ngoài) hoặc trong cơ thể mẹ (thụ tinh trong) 
 +Nếu 2 loại tế bào (TB sinh dục đực và TB sinh dục cái) được phát sinh trên 1 
cơ thể thì gọi là cá thể lưỡng tính, nếu trên hai cơ thể khác nhau thì gọi là cá thể 
phân tính. 
 ?Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính hình thức sinh sản nào ưu việt hơn? Tại 
sao? 
 3-Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính. 
 1-Sự tiến hóa được thể hiện: 
 -Cấu tạo cơ quan sinh dục 
 -Sự thụ tinh 
 -Đẻ trứng hay đẻ con 
 -Sự phát triển của phôi: trực tiếơ hay qua biến thái, môi trường trong cơ thể 
mẹ hay môi trường ngoài. 
 +Sự phát triển phôi có nhau thai hoặc không có nhau thai. 
 +Một số tập tính khác như chăm sóc trứng, chăm sóc con. 
 II-Bài tập nâng cao: 
 1-Dựa vào cấu tạo và hoạt động hệ thần kinh ở các ngành động vật hãy chứng 
minh sự tiến hóa hệ thần kinh từ động vật nguyên sinh đến thứ? 
 38 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_lop_7_thi_olympic_mon_sinh_hoc.pdf