Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

docx 11 Trang tailieugiaoduc 94
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8
 Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay,... 
b. Thán từ: 
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi 
đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có khi được tách ra thành câu đặc biệt. 
- Thán từ gồm 2 loại chính: 
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi,... 
+ Thán từ gọi đáp: Này, vâng, dạ,... 
5. Tình thái từ: 
a. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu 
cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 
b. Phân loại: 
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, hả, chứ, chăng,... 
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,... 
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao,... 
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,... 
c. Sử dụng: 
- Khi nói hoặc viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao 
tiếp (quan hệ tuổi tác, thức bậc xã hội, tình cảm,...) 
6. Nói quá. 
a. Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của 
sự vật, hiện tượng được miêu tả. 
b. Tác dụng: 
- Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
7. Nói giảm, nói tránh. 
a. Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị. 
b. Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu 
lịch sự. 
8. Câu ghép. 
a. Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa 
nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V là một câu. 
b. Cách nối các về câu: Có 2 cách nối các vế câu: 
- Dùng từ có tác dụng nối: 
+ Nối bằng một quan hệ từ. 
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ. 
Nối bằng một cặp phó từ, chỉ từ, đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). 
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các về câu cần có dấu phẩy, 
dấu chấm, dấu hai chấm. 
9. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 
a. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ 
sung thêm). 
b. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích, thuyết minh, lời 
dẫn trực tiếp, lời đối thoại. 
10. Dấu ngoặc kép: 
 2 (Tùy vào yêu cầu của đề để nhấn mạnh nội dung cần làm )
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng 
quý. 
a, Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu: 
- Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được 
tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi 
đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn 
gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn 
như thế, thậm chí còn hơn phần lão...Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão 
tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến 
lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông 
giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như 
mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy 
lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không 
nén nỗi đau đớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại 
với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng 
móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế 
không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã 
trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi 
nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng 
nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với 
một con chó như vậy! 
b, Tình yêu thương con sâu sắc (dẫn chứng) 
Đối với cậu Vàng, lão yêu qúy như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình 
cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho 
con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới 
vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn 
giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm 
ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh 
con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con. 
Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, 
đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chứa 
biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, 
nhưng lại như nói với con mình. Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về 
con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão 
nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh 
nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó. 
Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão - số tiền mà 
khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của 
lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : 
“của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. 
Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con 
lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào 
 4 tục xấu xa đã đầy đọa mẹ con sớm chia ly "Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ là 
một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ lấy mà nhai, mà cắn cho kỳ nát 
vụn mới thôi". Tình yêu thương không gì ngăn cản ấy còn thể hiện khi Hồng gặp 
mẹ. 
Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ, chú đã chạy theo gọi bối rối, chứng tỏ 
mẹ luôn nằm trong tâm trí chú. Khi được ngồi trên xe cùng mẹ, chú đã òa khóc. Đó 
là tiếng khóc dỗi hờn mà xúc động, tủi thân mà hạnh phúc. Chú thấy mẹ "đẹp như 
thuở còn sung túc", chú tận hưởng cái ấm áp của tình mẹ, quên đi những cay độc 
tủi hờn người cô gieo rắc để chìm trong dòng cảm xúc mơn man dào dạt. Thực sự, 
nhà văn Nguyên Hồng đã viết lên một bài ca không quên - một tình yêu thương bất 
tử, vĩ đại, thiêng liêng và ấm áp mà chú bé Hồng chỉ dành riêng cho người mẹ bất 
hạnh của mình. 
3. Tức nước vỡ bờ
*Dẫn chứng về tình yêu thương chồng con của Chị Dậu 
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, 
thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa 
được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón 
chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có 
gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu 
cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần 
nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: “Thầy em cố ngồi dậy húp ít 
cháo cho đỡ sốt ruột”. Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. 
Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một 
người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó. 
Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào 
lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại 
mà qùy xuống van xin cai lệ: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới 
tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm 
cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. 
Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả 
lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành 
động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường 
quyền bạo ngược. 
*Dẫn chứng về sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng của chị Dậu 
Nhân hậu, giàu đức hạnh và giàu tình yêu thương chồng con nhưng đó cũng chưa 
phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh 
thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng 
chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc 
chị vùng lên dữ dội. 
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định 
bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: “Chồng tôi đau ốm, ông không được 
phép hành hạ”. Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái 
ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm 
 6 Đề tham khảo số 1 
PHẦN I: 3 điểm 
Đọc câu chuyện ” Quà tặng cuộc sống ” và trả lời các câu hỏi: 
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ 
anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái 
đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. 
– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu 
chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. 
Anh mỉm cười và nói với nó: 
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu. 
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô 
bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: 
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. 
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó 
chỉ vào ngôi mộ và nói: 
– Đây là nhà của mẹ cháu. 
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa 
hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái 
xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. 
(Quà tặng cuộc sống) 
Câu 1: Nội dung câu chuyện trên là gì? ( 1 điểm) 
Câu 2: Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? ( 1 điểm) 
Câu 3: Các từ “ khóc, mỉm cười, vui mừng” thuộc trường từ vựng nào? ( 1 điểm) 
PHẦN II: 7 điểm 
Câu 1: Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” thuộc tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyên 
Hồng là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Em hãy viết một đoạn văn làm 
rõ điều đó. ( 3 điểm). 
Câu 2: Em hãy thuyết minh về một truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An 
đéc xen. ( 4 điểm). 
Đề tham khảo số 2 
Phần I: (3đ) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
 Ông vật thi với cháu 
 Keo nào ông cũng thua 
 Cháu vỗ tay hoan hô: 
 8 Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động 
viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất 
phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm 
chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật 
khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay 
trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi 
xuống hôn cậu bé: 
– Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay 
nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy và 
vỗ tay hoan hô không ngớt. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai 
nhau câu chuyện cảm động này. 
(Theo Quà tặng cuộc sống) 
1. Văn bản đề cập tới chủ đề gì? (0,5đ) 
2. Điều gì khiến “Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy và vỗ tay hoan 
hô vang dội không ngớt”?.(0.5đ) 
3. Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được sử dụng trong văn 
bản trên(1đ) 
4. Người viết bộc lộ, thái độ tình cảm gì qua câu chuyện? (0.5đ) 
5. Qua văn bản trên, em rút ra cho mình bài học nào?(0.5đ) 
PHẦN 2: (7 điểm) 
1.Hãy viết một đoạn văn cảm nhận về chi tiết xúc động nhất trong truyện ngắn Lão 
Hạc của nhà văn Nam Cao. (3đ) 
2. Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau : 4đ 
Đề 1: Cây bút, cái cặp hay chiếc xe đạp là những đồ vật đến trường cùng em hàng 
ngày. Hãy thuyết minh một trong những đồ vật ấy. 
Đề 2: Thuyết minh một truyện ngắn đã học. 
Đề tham khảo số 5 
Phần 1: 3 điểm 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
Có lẽ thời nào cũng vậy, con người luôn đặt chữ nhân lên hàng đầu, con người coi 
trọng chữ nhân hơn cả. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong 
cách sống của mỗi con người. Nhân là cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con 
người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. 
Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau. Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách 
nhiệm của con người với con người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở 
đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có 
trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình cũng là nghĩa. 
(Bàn về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín - Ái Hữu Biên Hòa) 
a. Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.(0.5 điểm) 
b. Nội dung đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? (0,5 điểm) 
c. Em hãy tìm trợ từ và câu ghép trong đoạn trích trên.(1 điểm) 
d. Từ đoạn trích trên , em hiểu thế nào là nhân nghĩa? (1 điểm) 
Phần 2: (7 điểm)
 10

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx