Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 7
- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km 2 tiếp đến là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 11-50 người/ km2 - Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ( mật độ 51-100 người /km 2), đặc biệt dải đất ben bờ từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương.Mật độ dân số trên 100 người/km2 - ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị. - Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới. Câu 7: Sự khác biệt về khí hậu , dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ. a- Khí hậu: - Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới. - Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ. b- Dân cư: -Bắc Mỹ : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tỷ lệ lớn ( hơn ¾ dân số Bắc Mỹ ), ngôn ngữ chính : tiếng Anh ( Hoa Kỳ, Canada ) , tiếng Tây Ban Nha ( Mehico ). -Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha. Câu 8. Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ. Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình: + Hệ thống Cooc- đi – e ở Phía tây: - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song ,xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa. - Kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, độ cao trung bình 3000-4000 mét. - Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản ( đồng,vàng bô-xít ) + Miền đồng bằng Ở giữa : - Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc , thấp dần phía nam và đông nam. - Có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ) , sông ngòi ( Mi-xi-xi-pi), nhiều than sắt,dầu khí. + Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông : - Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do và dãy núi cổ A-pa-lát, độ cao trung bình dưới 1500 mét. - Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn. Câu 9.Sự khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ : * Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên. * Khác nhau: - Phía đông : Bắc Mỹ có núi già A-pa-lát, Nam Mỹ là cao nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brasil - Ở giữa : + Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc , thấp dần về phía nam. + Đồng bằng Nam Mỹ chủ yếu là đồng bằng thấp. - Phía tây : +Hệ thống Coóc-đi-e gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ. + Hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn. Câu 10. Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti : 2 + Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam , chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Áustralia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển , sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn. + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Áustralia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít. Câu 16. Đặc điểm dân cư của châu đại dương . * Dân cư gồm hai thành phần chính : - Người bản địa chiếm 20% dân số , gồm người Ô-tra-lô-ít, người Mê-la-nê-diêng, người Pô-li- nê-diêng. - Người nhập cư, chiếm khoảng 80% dân số phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá từ thế kỷ XVIII. Gần đây, có người nhập cư đến từ các quốc gia châu Á. - Mật độ dân số thấp nhất thế giới , phần lớn dân cư sống tập trung ở dảy đất phía đông và đông nam Australia , Bắc New Zealand và ở Papua New Guine. - Tỉ lệ dân thành thị cao : 69% - Mức sống chênh lệch lớn giữa các nước trong châu lục cao nhất là Australia, kế đó là New Zealand. Câu 17: Vị trí địa lí châu Âu - Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2. - Giới hạn: khoảng từ giữa 360B – 710B (Điểm cực Bắc: mũi Noockin-7108’B thuộc Na Uy; điểm cực Nam: mũi Ma-rô-ki- 360B thuộc Tây Ban Nha), chủ yếu trong đới ôn hòa. - Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương: + Bắc giáp Bắc Băng Dương; + Nam giáp biển Địa Trung Hải; + Tây giáp Đại Tây Dương. + Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh. Câu 18: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật châu Âu. a. Khí hậu: - Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới; + Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương. + Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa. - Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải. - Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới. * Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần. b . Sông ngòi: - Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào. - Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông. - Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep. c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật) + Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...) + Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...) + Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng. + Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên. Câu 19: So sánh 3 môi trường tự nhiên: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải. 4 * Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do : - Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông. * Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do : - Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm. - Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá. Câu 22 . Phân bố các loại địa hình chính của châu Âu : Có ba dạng địa hình chính ở châu Âu : * Đồng bằng : ( Đồng bằng Pháp,đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp )chiếm 2/3 diện tích châu Âu , kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng bằng đông Âu . * Núi già : ( Scandinavi và khối núi trung tâm.) ở phía bắc và vùng trung tâm , đỉnh tròn , sườn thoải độ cao trung bình 500-1000m. * Núi trẻ : (Py-rê-nê, An-pơ, Cac-pat)ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao , nhọn, xen kẻ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ. Câu 21: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải. a. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. - Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0 0C , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm). - Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè > Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ. b. Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải. - Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt. - Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa. Câu 22. Tại sao ngành du lịch ở châu Âu lại có khả năng phát triển tốt? Ngành du lịch của các nước châu Âu phát triển tốt vì : - Có nhiều thắng cảnh đẹp. - Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng. - Có nhiều hoạt động thể thao lớn. - Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt . - Các trung tâm du lịch lớn của châu Âu: Các nước vung ven Đại Tây dương, Địa Trung hải Câu 23. Nêu đặc điểm của ba miền địa hình khu vực Tây, Trung Âu? Đặc điểm 3 miền địa hình Tây và Trung Âu: * Trải dài từ quần đảo Anh-Ailen qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan,.. đến dãy Cac-pat, gồm 13 quốc gia. * Địa hình gồm 3 miền: 6 - Phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có mùa đông rất giá lạnh, có tuyết rơi; phía tây có mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng, mùa hạ mát, mưa nhiều. - Ai-xơ-len là xứ sở của băng tuyết do giáp vòng cực Bắc. d. Tài nguyên: Quan trọng có dầu mỏ (vùng thềm lục địa biển Bắc), quặng sắt, đồng, uranium, rừng ở bán đảo Xcan-đi-na-vi; - Diện tích đồng cỏ khá lớn; - Thủy năng và cá biển. * Sự khác biệt giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi do: Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên phía tây có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông. Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên phía đông dãy có khí hậu lạnh giá về mùa đông. Câu 27: Những nét chính về kinh tế Tây và Trung Âu. a. Công nghiệp: - Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức. - Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...). - Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,... Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu. - Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,... b. Nông nghiệp: - Đạt trình độ thâm canh cao; - Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao. - Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao. - Vùng núi phát triển chăn nuôi. c. Dịch vụ: Các ngành dịch vụ rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân. - Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Đuy-rich.... 8
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_7.doc