Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8

pdf 6 Trang tailieugiaoduc 16
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8
 - Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
- Không phân biệt đối xử người bị nhiễm. 
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống ở trường và ở cộng đồng. 
d. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS ngày 1 tháng 12. 
3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại 
a. Nhận biết các dạng vũ khí thông thường 
- Vũ khí thông thường: súng, dao, mã tấu... 
- Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga... 
- Chất cháy: Xăng, dầu hoả... 
- Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ 
ngân... 
b. Tác hại 
Gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây ô 
nhiễm môi trường. 
c. Pháp luật nước ta quy định 
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các 
chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. 
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho 
phép mới đươcj giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất 
phóng xạ và chất độc hại. 
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ 
khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về 
chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luân tuân thủ quy định về an toàn. 
d. Là công dân, học sinh chúng ta cần phải 
- Tự giác tìm hiểu và thực hiên nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai 
nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện 
tốt các quy định trên. 
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định 
trên. 
4. Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác 
a. Quyền sở hữu tài sản công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với 
tài sản thuộc sở hữu của mình. - Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài 
 sản thuộc sở hữu toàn dân. 
 - Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài 
 sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
 6. Quyền khiếu nại và tố cáo 
 a. - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân 
 có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi 
 có căn cứ cho rằng quyết điịnh hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền 
 lợi lợi ích hợp pháp của mình. 
 - Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có 
 thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân 
 nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền 
 lợi là lợi ích hợp pháp của công dân. 
 - Giống và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo 
 + Giống 
 Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân. 
 Đều là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. 
 Đều là phương tiện để công dân tham gia quane lí nhà nước, quản lí xã 
 hội. 
 + Khác 
 Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại. 
 Người tố cáo là mọi công dân. 
 Tố cáo mọi hành vi xâm 
 phạm................................................................... 
 b. -Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo 
 Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. 
 - Trách nhiệm của nhà nước kiểm tra, xem xét việc giải quyết có đúng với 
 pháp luật không, xử lí nghiêm các hành vi xâm hại lợi ích, nghiêm cấm việc trả 
 thù hoặc lợi dụng để vu khống, vu cáo làm hại người khác. 
 - Trách nhiệm của công dân Khi khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, 
 thận trọng và đúng qui định của pháp luật. 
 7. Quyền tự do ngôn luận 
 a. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo 
 luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của nhà nước, xã hội. 
 b. Những qui định của pháp luật Tính quy phạm phổ biến. 
 Tính xác định chặt chẽ. 
 Tính bắt buộc (tính cưỡng chế). 
 + Bản chất 
 Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự 
 lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực 
 của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục). 
 + Vai trò 
 Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn 
 hoá xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 
 Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền lợi 
 và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 
 c. Trách nhiệm của công dân 
 Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh 
 quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những 
 nguyên tắc sinh hoạt công cộng. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8.pdf