Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9

doc 9 Trang tailieugiaoduc 47
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9
 - Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng, 
 Trung Quốc). Hội nghị họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930.
 * Nội dung
 - Hội nghị đã thống nhất 3 tổ chức thành 1 đảng duy nhất là đảng cộng sản Việt Nam.
 - Hội nghị còn thông qua chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
 - Chính cương vắn tắt, sách lượt vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng.
 • Ý nghĩa của hội nghị thành lập đảng:
 - Có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập đảng.
 - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam. Đề ra đường lối cơ bản cho cách 
 mạng Việt Nam.
Câu 7: Nội dung luận cương chính trị tháng 10.1930 của đảng:
 - Tháng 10.1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung 
 Quốc).
 - Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
 • Nội dung luận cương (10.1930):
 - Luận cương khẳng định cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kì 
 tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
 - Đảng phải coi trọng việc vận động, tập hợp quần chúng, phải liên lạc với giai cấp vô sản và các 
 dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.
Câu 8: Ý nghĩa lịch sự của việc thành lập đảng cộng sản VN:
 - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai 
 cấp ở Việt Nam. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và 
 phong trào yêu nước.
 - Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Khẳng định giai cấp công nhân Việt 
 Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
 - Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận của cách mạng thế giới.
 - Là sự chuẩn bị tất yếu , quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt 
 Nam.
Câu 10: Nguyên nhân, diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931? Căn cứ vào đâu cho rằng Xô 
Viết-Nghệ Tỉnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng.
 • Nguyên nhân:
 - Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
 - Chính sách khủng bố của Pháp.
 - Đảng ra đời đã tập hợp quần chúng đấu tranh. 
 • Diễn biến, kết quả, ý nghĩa:
 - Từ tháng 2 đến tháng 5.1930 diễn ra nhiều ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.
 - Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5. Nhân ngày quốc tế lao động 1.5.1930. Lần đầu tiên công 
 nhân, nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết vô sản thế giới.
 - Nghệ Tĩnh: Là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. tháng 9.1930 phong trào công nhân, 
 nông dân phát triển đến đỉnh cao. Với những cuộc dấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, 
 biểu tình có vũ trang tự vệ tấn công vào cơ quan, chính quyền địch.
 + Chính quyền của đế quốc,phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt,nhiều xã bị tan rã.Các ban chấp hành 
 nông hội do các chi bộ đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị,xã hội ở nông 
 thôn.Làm nhiệm vụ chính quyền dân chủ nhân dân theo hình thức Xô Viết.Lần đầu tiên nhân dân ta 
 nắm chính quyền ở một số huyện,ở hai tỉnh Nghệ An,Hà Tĩnh.
 + Chính quyền cách mạng kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bải bỏ các thứ thuế, thực hiện 
 quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất.
 • Ý nghĩa: Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và 
 năng lực cách mạng của nhân dân lao động.
 2 - CM tháng 8 thành công là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Pháp – 
 Nhật, lật nhào chế độ phong kiến, lập ra nước VN Dân Chủ Cộng hòa,đưa nước ta thành nước độc 
 lập. Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc VN kỉ nguyên độc lập tự do.
 - Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc, củng cố hòa bình ở ĐNÁ và thế giới.
 • Nguyên nhân:
 - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, có đảng cộng sản Đông Dương và mặt trân Việt 
 Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.
 - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, trong mặt trận dân tộc 
 thống nhất rộng rãi.
 - Có điều kiện quốc tế thuận lợi: Đức, Nhật đầu hàng.
Câu 21: Biện pháp diệt giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính:
 DIỆT GIẶC ĐÓI:: 
 - Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp “lâp thủ gạo cứu đói” tổ chức “ngày đồng tâm”. Kêu gọi 
 đồng bào “nhường cơm sẻ áo”. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất chia ruộng đất cho nhân dân. Kết quả 
 nạn đói bị đẩy lùi. 
 Diệt giặc dốt:
 - Ngày 8-9-1945 chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ. Kêu gọi toàn dân xoá mù 
 chữ trường học được mở sớm. Phương pháp học bước đầu đổi mới.
 Giải quyết khó khăn về tài chính:
 - Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng “quỹ độc lập”. Phong trào “tuần lễ vàng” Phát hành tiền VN 
 (11-1946).
Câu 24: chiến hắng việt bắc thu-đông (1947):
 • Âm mưu của pháp:
 - Pháp tấn công lên việt bắc nhằm. Phá cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt chủ lực của 
 ta, khoá chặt biên giới việt trung.
 • Diễn biến: 
 - Ngày 7/10/1947 pháp tấn công việt bắc:
 - Quân dù xuống chiếm băc kạn, chợ mới, chợ đồn.
 - Quân bộ từ lạng sơn lên cao bằng xuống bắc kạn.
 - Quân thủy theo sông hồng, sông lô,sông gâm lên chiếm tuyên quang, chiêm hóa 
 - Ba cánh quân tạo thế gọng kìm bao vây việt bắc.
 -Tại bắc kạn ta bao vây đánh tỉa quân dù.
 - Quân bộ (hướng đông) ta phục kích địch ở bản sao, đèo bông lau.
 - Quân thuỷ (hướng tây) ta phục kích địch ở đoan hùng, khe lau.
 •Kết quả: Pháp phải rút quân khỏi Việt Bắc căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực 
 ta trưởng thành hơn.
 • Ý nghĩa: với chiến thắng của ta. Buộc pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh ” sang thế 
 đánh lâu dài.
Câu 25: Chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950:
 • Hoàn cảnh lịch sử mới:
 - Sau chiến thắng Việt Bắc (1947). Cách mạng Trung Quốc thắng lợi ngày 1-10-1949 tình hình thế 
 giới và Đông Dương có lợi cho kháng chiến của ta.
 - Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường và ngày càng lệ thuộc Mĩ.
 - Mĩ ngày càng can thiệp vào cuộc chến tranh ở Đông Dương.
 • Âm mưu của Pháp:
 - Thực hiện kế hoạch rơ ve khoá chặt biên giới Việt Trung. Thiết lập hành lang đông-tây chuẩn bị tấn 
 công Việt Bắc lần thứ 2.
 - Chủ trương của ta: tháng 6-1950 ta chủ trương mở chiến dịch biên giới Thu-Đông năm 1950. Nhằm 
 tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông biên giới Việt Trung mở rộng củng cố căn cứ Việt 
 Bắc.
 •Diễn biến:
 4 Câu 32: Phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre nổ ra vào hoàn cảnh nào? Diễn biến, ý nghĩa?
 • Hòan cảnh nổ ra phong trào Đồng Khởi:
 - Những năm 1957-1959: Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng Miền Nam. 
 Ra sắc lệnh “ đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” thực hiện luật “10-59” công khai chém giết 
 người vô tội khắp Miền Nam.
 - Hội nghị trung ương lần thứ 15(đầu năm 1959) xác định con đường cách mạng Miền Nam là khởi 
 nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị kết hợp với lực lựong vũ trang.
 • Diễn biến phong trào “Đồng Khởi”:
 - Dưới ánh sáng của nghị quyết Đảng soi đường. Phong trào nổ ra lẽ tẻ ở Vĩnh Thạnh-Bình Định ,Trà 
 Bồng-Quảng Ngãi.Sau lan khắp miền Nam thành cao trào Đồng Khởi ở Bến Tre.
 - Ngày 17/1/1960 Đồng Khởi nổ ra ở huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre sau lan ra tòan tỉnh, phá vỡ chính 
 quyền địch ở nhiều thôn, xã,
 - Đồng Khởi như tức nước vỡ bờ lan khắp Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.
 • ý nghĩa:
 - Dáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Diệm. Tạo bước nhảy vọt 
 cho Cách Mạng miền Nam, Ta chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công. Tạo điều kiện cho 
 sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.
Câu 33: Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện “chiến tranh đặc biệt”? Thắng lợi của ta 
trong “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)
 • Âm mưu: 
 - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, tiến 
 hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy, vũ khí, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
 - Được Mĩ hỗ trợ quân đội Sài Gòn mở các cuộc càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành 
 dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm tách dân khỏi cách mạng, bình định miền nam.
 - Phá hoại miền bắc, phong tỏa biên giới, ngăn chặn sự chi viện cho miền nam.
 • Chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
 - Trên mặt trận chống phá “Bình Định” ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược.
 - Trên mặt trận quân sự: Năm 1962 ta thắng địch ở Chiến khu D, U Minh, Tây Ninh. Ngày 2.1.1963 ta 
 thắng lớn ở ấp Bắc (Mỹ Tho). Khẳng định ta có khả năng đánh bại Mĩ. Mở ra phong trào thi đua ấp 
 Bắc, giệt giặc lập công.
 - Các cuộc đâu tranh chính trị của ta làm cho Mĩ đảo chính Diệm – Nhu ( 11-1963)
 - Với chiến thắng Bình Giã, đồng XoàiTrong đông xuân 1964-1965 đã làm phá sản “ chiến tranh 
 đặc biệt của Mĩ”
Câu 35: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam (1965-1968). Thắng lợi của ta?
 • Chiến tranh cục bộ
 - Sau chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục 
 bộ”(từ 1965-1968)
 - Chiến tranh cục bộ tiến hành bằng: quân Mĩ, quân đồng minh, quân Sài Gòn(tay sai). Lúc cao nhất là 
 1.5 triệu quân.
 - Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ mở các cuộc hành quân “tìm diệt”, vào các vùng giải phóng, đặc biệt là 
 ở Vạn Tường (Quãng Ngãi). Tiếp đó là hai cuộc phản công vào các mùa khô 1965-1966; 1966-
 1967, bằng các cuộc hành quân tìm diệt, bình định.
 • Thắng lợi của ta, chống lại “chiến tranh Cục bộ” của Mĩ:
 - Với ý chí quyết tâm đánh thắng Mĩ xâm lược.Mở đầu ta thắng ở Vạn Tường (8.1965). Với chiến 
 thắng ở Vạn Tường mở đầu cho phong trào tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt trên toàn miền nam. 
 Thắng lợi này chứng tỏ ta có khả năng đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ.
 - Tiếp theo ta đánh bại các cuộc hành quân, càn quét của Mĩ trong các mùa khô 1965-1966 và 1966-
 1967.
 6 - Chính quyền Mĩ – Ngụy cho xây 1 số khu công nghiệp như: khu công nghiệp Biên Hòa, Thủ Đức, 
 nhập khẩu 1 số máy móc từ nước ngoài. Tư bản, nước ngoài được khuyến khích đầu tư vào Sài 
 Gòn.
 - Hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng Mĩ tràn ngập thị trường Sài Gòn, nhiều cơ sở thủ công của 
 người Việt bị phá sản.
  Kinh tế Sài Gòn phụ thuộc vào kinh tế Mĩ.
 • Văn hóa:
 - Mĩ – Ngụy cho xây dựng 1 số viện nghiên cứu, trường học các cấp.
 - Bên cạnh đó thì 1 số loại hình văn hóa thiếu lành mạnh cũng mọc lên, tệ nạn xã hội tăng. Văn hóa 
 Mĩ, lối sống Mĩ đã tiêm nhiễm vào 1 số thanh niên Sài Gòn, đi ngược với truyền thống đạo đức 
 của dân tộc ta.
 • Xã hội:
 - Một làn sóng của người miền Bắc, miền Trung di cư vào Sài Gòn, gây cảnh xáo trộn, dân số, tệ 
 nạn xã hội tăng, thiếu việc làm, thiếu nơi ở, An ninh không được đảm bảo, tệ nạn xã hội lan tràn.
 • Tóm lại: Những chính sách mà Mĩ – Ngụy thực hiện ở Sài Gòn tác động đến diện mạo của Sài Gòn. 
 Một mặt giúp phát triển Sài Gòn mặc khác tạo ra hiện tượng tiêu cực cho Sài Gòn.
Câu 40: Trình bày ngắn gọn cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn:
 - Nhân dân Sài Gòn đấu tranh chính trị như biểu tình bãi công đòi Mĩ – Ngụy thi hành hiệp định 
 Giơ-ne-vơ, hiệp thương tuyển cử cải thiện đời sống.
 - Tháng 7.1976: Hơn 70% nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn bãi công các hoạt động ở Sài Gòn đình trệ.
 - Tháng 5.1963: Hơn 600 nhà sư Sài Gòn biểu tình.
 - Tháng 6.1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn nhằm phản đối chính sách đàn áp 
 tôn giáo của chính quyền Mĩ – Ngụy.
 - Sinh viên, học sinh Sài Gòn cũng biểu tình chống Mĩ – Ngụy. Cụ thể ngày 7.9.1963 cảnh sát Ngụy 
 bắn vào đoàn biểu tình học sinh, Quách Thị Trang ngã xuống.
 - Ngày 18.3.1972: Trước phiên tòa của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu các sinh viên, học sinh đã tố 
 cáo các chính sách đàn áp phát-xít của chính quyền Mĩ – Ngụy.
 - Ngày 29.3.1972: Hàng ngàn sinh viên Sài Gòn biểu tình trước trụ sở Quốc hội Sài Gòn, phản đối 
 Nguyễn Văn Thiệu đưa sinh viên ra xét sử trước phiên tòa án quân sự.
Câu 41: Một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành:
 - Tháng 5.1964: Đánh chím chiến hạm Các trên sông Sài Gòn.
 - Tháng 8.1966: Đánh chìm chiến hạm Vích-to-ri.
 - Tháng 11.1972: Đánh kho bom Tuy Hạ.
 - Tháng 12.1972: Đốt kho xăng Nhà Bè.
 - Tháng 12.1964: Đánh bom cao ốc Brinh.
 - Tháng 3.1965: Đánh sứ quán Mĩ, đánh nhà hàng Mê-trô-pôn.
  Gây cho địch nhiều tổn thất hoang mang.
Câu 42: Cuộc tập kích chiến lược tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn:
 - Ngày 31.1.1968: Quân giải phóng phối hợp cùng nhân dân Sài Gòn đồng loạt nổi dạy đánh vào 
 Dinh độc lập, Đại sứ Mĩ, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất.
 - Cuộc tấn công nổi dậy kéo dài 3 tuần, ta chiếm nhiều cơ quan địch, diệt 1000 tên.
 - Cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968 tuy chưa giải phóng được Sài Gòn, nhưng thể hiện được sức 
 mạnh của nhân dân thành phố Sài Gòn. Đây là đòn phủ đầu hiệu quả khiến địch rối loạn, hoang 
 mang.
Câu 43: Nêu những điểm nổi bật thể hiện qua cuộc nổi dậy của nhân dân thành phố Sài Gòn trong 
chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
 - Ngày 28.4.1975: Đặc công và quần chúng trong thành phố Sài Gòn nổi dậy đánh chiếm các cơ 
 quan dầu não của địch. Chiếm và bảo vệ các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp điện, nước, kho 
 xăng, Nhằm để giữ gìn và giao lại cho chính quyền cách mạng.
 8

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9.doc