Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

docx 14 Trang tailieugiaoduc 16
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
 + Giúp Thái có điều kiện tốt trong 
trường giáo dưỡng: ra trường giúp Thái 
hòa nhập cộng đồng, Thái được đi học 
và có việc làm chính đáng để kiếm sống, 
quan tâm động viên, không xa lánh
+ Nếu rơi vào hòan cảnh của Thái: ở với 
mẹ nuôi chịu khó làm việc để có tiền đi 
học, không nghe theo kẻ xấu, vừa đi 
học, vừa đi làm để có được cuộc sống 
yên ổn
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý: Công *Kết luận:
ước LHQ về quyền trẻ em đã được Thái có một tuổi thơ bất hạnh, tội lỗi 
nhà nước ta tôn trọng và phê duyệt nhưng em đã dần dần tiến bộ nhờ sự 
nắm 1990 và được cụ thể hóa trong quan tâm của Nhà nước.
các văn bản của nhà nước ta.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài 
học: 15’
Phương pháp : Nghiên cứu SGK, 
phát vấn, diễn giải
GV: Giới thiệu các luật có liên quan 
đến quyền trẻ em 
GV: Giới thiệu thêm một số luật Việt 
Nam
+ Hiến pháp năm 2013
Điều 37
. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã 
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được 
tham gia vào các vấn đề về trẻ em. 
Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược 
đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao 
động và những hành vi khác vi phạm 
quyền trẻ em.
+Luật bảo vệ trẻ em:điều 47,48-54 2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ 
phòng ngừa bao gồm:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, 
gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu 
quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, 
xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, 
thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại 
hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức 
cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc 
trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung 
cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm 
bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát 
hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm 
hại trẻ em;
c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ 
để bảo đảm trẻ em được an toàn;
d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự 
bảo vệ cho trẻ em;
đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và 
phù hợp với trẻ em.
Điều 49. Cấp độ hỗ trợ
1. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp 
bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có 
nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ 
em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời 
phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ 
gây tổn hại cho trẻ em.
2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ 
trợ bao gồm:
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; 
tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can 
thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy 
cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, 
người chăm sóc trẻ em, người làm việc 
trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ 
em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường 
sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm 
hại;
b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ 
nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết 
để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc 
lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu 
nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 
theo quy định của Luật này; 1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia 
đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, 
thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, 
trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có 
nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ 
quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động - thương binh và xã 
hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban 
nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, 
xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối 
hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành 
vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây 
tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối 
với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại 
quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý 
thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành 
vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp 
nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác 
hành vi xâm hại trẻ em.
Điều 52. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây 
dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều 
biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can 
thiệp quy định tại Điều 49 và Điều 50 của 
Luật này áp dụng với từng trường hợp trẻ 
em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, 
bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc 
biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư 
trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, 
cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để 
tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế 
hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, 
phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, 
phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực 
hiện kế hoạch.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, 
có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi 
cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị 
xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc 
trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, 
can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp 
xã, cơ quan lao động - thương binh và xã 
hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm 
quyền ra quyết định hạn chế quyền của riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp 
luật.
3. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.
+ Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em mới 
nhất 2019: điều 42, 43,44,45,46,
Điều 42. Bảo đảm về chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ em
1. Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ 
giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để 
thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc 
biệt.
2. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ 
chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, 
chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc 
biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho 
tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của 
pháp luật.
Điều 43. Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe 
trẻ em
1. Nhà nước có chính sách phù hợp với 
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng 
thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em 
được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ 
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ 
nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu 
số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên 
giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều 
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện 
pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ 
nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm 
sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm 
chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, 
thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em 
trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, 
sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo 
quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức 
khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, 
bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ 
em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu 
cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền 
thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển 
nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng 
khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức 
khỏe sinh sản cho trẻ em.
4. Nhà nước quy định môi trường giáo dục 
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, 
chống bạo lực học đường.
5. Nhà nước có chính sách phù hợp để 
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 
tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong 
độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp 
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng 
thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn 
đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào 
tạo.
Điều 45. Bảo đảm điều kiện vui chơi, giải 
trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể 
thao, du lịch cho trẻ em
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt 
động sáng tạo tác phẩm, công trình văn 
hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết 
chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; 
có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng 
dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch 
và tham quan di tích, thắng cảnh.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách 
nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng 
đất, bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm 
vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ 
thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều 
kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ 
em được tham gia hoạt động tại các thiết 
chế văn hóa, thể thao cơ sở.
3. Nhà nước tạo điều kiện để trẻ em giữ 
gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt 
đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân 
tộc mình.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia 
đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây 
dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui 
chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản 
xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm 
an toàn, lành mạnh Điều 55. Nghĩa vụ của người 
giám hộ đối với người được giám hộ 
chưa đủ mười lăm tuổi
 1. Chăm sóc, giáo dục người được 
giám hộ.
 2. Đại diện cho người được giám 
hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường 
hợp pháp luật quy định người chưa đủ 
mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, 
thực hiện giao dịch dân sự.
 3. Quản lý tài sản của người được 
giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của 
người được giám hộ
+ Luật hôn nhân GĐ 2019: điều 68,69, 
70
HS: Dựa vào 5 hình ảnh trong SGK nêu 
những quyền cơ bản mà em được hưởng
+ Quyền được khai sinh và quyền có 
quốc tịch
+ Quyền được sống chung với cha mẹ, 
được hưởng sự chăm sóc của các thành 
viên trong gia đình
+ Quyền được học tập vui chơi giải trí, 
tham gia các hoạt động VH, NT
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức 
khỏe và giáo dục
+ Quyền được bảo vệ tính mạng, danh 
dự, nhân phẩm
GV: Chốt ý mục a/ SGK
GV: Các quyền nêu trên thể hiện sự 
tôn trọng và quan tâm của nhà nước, 
gia đình và xã hội đối với trẻ em, vậy 
trẻ em phải có bổn phận như thế nào?
 • Đối với gia đình: quyền nào chưa được hưởng? Em đã 
thực hiện tốt bổn phận của mình chưa?
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố: 7’ III/ LUYỆN TẬP
Bài a tr 41/ SGK Bài a, b sgk /41 /SGK
Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm 
phạm quyền trẻ em?
-Làm khai sinh chậm, khi trẻ đi học mới 
làm
-Đánh đập hành hạ trẻ
-Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
-Bắt trẻ bỏ học đi lao động kiếm sống
-Buộc trẻ nghiện hút phải đi cai nghiện
-Dụ dỗ lôi kéo trẻ đánh bạc, hút thuốc
Bài b tr 41/ SGK
Những việc làm nào sau đây thực hiện 
quyền trẻ em?
-Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo
-Lập quỹ hiếu học giúp trẻ em nghèo 
vượt khó
-Tổ chức lớp học tình thương
-Kinh doanh trên sức lao động của trẻ
- Tổ chức văn nghệ, TDTT cho trẻ em 
đường phố
-Quan tâm chăm sóc trẻ khuyết tật
BTTH: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe 
dọa lôi vào con đường tội phạm em sẽ 
làm gì?
a/ Im lặng bỏ qua
b/ Nói với bố mẹ, thầy cô
c/ Báo cho công an IV CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 3’
d/ Biết là sai nhưng làm theo vì sợ -Học bài, làm bài tập
 -Chuẩn bị bài 14
 -Sưu tầm tài liệu về tranh môi trường

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_22_bai_13_quyen_duoc_ba.docx