Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20 đến 35 - Võ Ngọc Lâm

doc 25 Trang tailieugiaoduc 38
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20 đến 35 - Võ Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20 đến 35 - Võ Ngọc Lâm

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20 đến 35 - Võ Ngọc Lâm
 Giáo án Ngữ văn 8
 - Đặc điểm hình thức: Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn ai, 
gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã, 
chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
 - Chức năng chính: Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngoài 
ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm 
xúc
II/ LUYỆN
- Mỗi một chức năng khác (với chức năng hỏi) của câu nghi vấn cho 5 ví dụ.
- Triển khai câu chủ đề đã cho thành một đoạn văn thuyết minh.
Buổi 2 – Tuần 21
 ÔN LUYỆN
 QUÊ HƯƠNG
 KHI CON TU HÚ
 CÂU NGHI VẤN
 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
I/ ÔN:
1/ Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
2/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh?
 1. Tác giả 
 - Trần Tế Hanh sinh năm 1921, quê Quảng Ngãi.
 - Thơ ông mang nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết và niềm khao khát 
tổ quốc được thống nhất.
 - Ông được nhận giải thưởng văn học nghệ thuật năm 1996.
 2. Tác phẩm: Trích trong tập “Nghẹn ngào” XB năm 1939.
3/ Nêu Đại ý bài thơ Quê hương của Tế Hanh?
 Cuộc sống lao động bình dị của một làng chài và nỗi nhớ quê da diết của tác 
giả
4/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ
 1. Nghệ thuật: Lời thơ bình dị mà gợi cảm. Bút pháp lãng mạn giúp nhà thơ 
tạo được những hình ảnh đẹp, ấn tượng.
 2. Nội dung: Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 2 Giáo án Ngữ văn 8
Buổi 2 – Tuần 22
 ÔN LUYỆN
 TỨC CẢNH PÁC BÓ
 CÂU CẦU KHIẾN
 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I/ ÔN
1/ Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
2/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh?
 1. Tác giả: Hồ Chí Minh
 Sinh 19/5/1890 mất 2/9/1979 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ 
An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc mẹ là Hoàng Thị Loan.
 5/6/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng
 1941 sau 30 năm bôn ban hải ngoại Bác về nước trực tiếp lãnh đạo Cách 
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng thiên tài, anh hùng giải phóng 
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
 2. Tác phẩm: Sáng tác trong những ngày Bác hoạt động cách mạng ở hang 
Pác Bó Cao Bằng trước Cách mạng tháng tám (2.1941).
3/ Nêu chủ đề, thể thơ tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh?
 Chủ đề: Bài thơ thể hiện cuộc sống gian nan, vất vả của Bác Hồ khi còn 
hoạt động bí mật ở Cao Bằng thể hiện tinh thần lạc quan gắn bó với thiên nhiên và 
tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
4/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ
 1. Nghệ thuật:
 - Cổ điển: thể thơ đường, có cảnh lâm tuyền, thức ăn đạm bạc như nơi sống 
của một ông tiên, nhà hiền triết phương Đông.
 - Hiện đại: Viết bằng chữ quốc ngữ, nói đến Đảng cộng sản. đây là nội dung 
mới, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có cấu trúc chặt chẽ.
 2. Nội dung 
 - Bài thơ thể hiện cuộc sống gian nan vất vả của Bác Hồ khi còn hoạt động bí 
mật ở cao Bằng- thể hiện tinh thần lạc quan, gắn bó với thiên nhiên, là tình yêu 
thiên nhiên sâu sắc.
5/ Có người nói: Bài thơ kết hợp hài hoà giữa tính cố điển và tình hiện đại, em 
có đồng ý không? Vì sao?
 - Ý kiến đúng: Vì 
 + Nét cổ điển kết hợp với hiện đại là nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 4 Giáo án Ngữ văn 8
Buổi 2 – Tuần 23
 ÔN LUYỆN
 NGẮM TRĂNG. ĐI ĐƯỜNG
 CÂU CẢM THÁN
 CÂU TRẦN THUẬT
I/ ÔN
1/ Đọc thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
2/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Hồ Chí 
Minh?
 1. Tác giả: Hồ Chí Minh
 Sinh 19/5/1890 mất 2/9/1979 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ 
An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc mẹ là Hoàng Thị Loan.
 5/6/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng
 1941 sau 30 năm bôn ban hải ngoại Bác về nước trực tiếp lãnh đạo Cách 
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng thiên tài, anh hùng giải phóng 
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
 2. Tác phẩm: Trích tập thơ "NKTT" sáng tác trong thời kì Bác bị giam giữ 
tại nhà lao của tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.
3/ Nêu chủ đề, thể thơ tác phẩm “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Hồ Chí 
Minh?
 Chủ đề: Cảm xúc, tình yêu thiên nhiên vượt trên nghịch cảnh. Bài thơ phác 
họa chân dung người tù cách mạng Hồ Chí Minh đại nhân, đại trí, đại dũng (tâm 
hồn lớn, trí tuệ lớn, dũng khí lớn).
 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
4/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” 
 1. Nghệ thuật
 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng rất bình dị.
 - Ngắm trăng: vừa cổ điển vừa hiện đại.
 - Đi đường: bài thơ có hai lớp nghĩa, sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật điệp 
từ.
 2. Nội dung
 - Ngắm trăng: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác ngay cả 
trong cảnh tù ngục tối tăm.
 - Đi đường: Từ việc đi đường núi khó khăn, đầy gian nan thử thách tác giả 
gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 
5/ Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
6/ Nêu chức năng chính và đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
 (Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 6 Giáo án Ngữ văn 8
3/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm “Chiếu dời đô” 
 1. Nghệ thuật
 Kết hợp hài hoà giữa lí và tình. Sử dụng vế đối, thể biền ngẫu.
 2. Nội dung 
 Bài chiếu thu phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ, tình cảm chân thành thể 
hiện ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của Đại Việt.
4/ Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ? 
II/ LUYỆN
 - Ở tác phẩm “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn đã đưa ra mấy luận điểm chính? 
Để làm sáng tỏ luận điểm tác giả đưa ra những luận cứ ntn?
 - Viết đoạn văn (taạo tình huống thoại có sử dụng câu phủ định với các chức 
năng khác nhau.
Buổi 2 – Tuần 25
 ÔN LUYỆN
 HỊCH TƯỚNG SĨ
 HÀNH ĐỘNG NÓI 
I/ ÔN
1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
 1. Tác giả:
 - Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn có 
công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên.
 2. Tác phẩm:
 - Khái niệm Hịch: SGK
 -"Hịch tướng sĩ" sáng tác 1285 trước cuộc k/c chống Nguyên lần 2.
2/ Nêu đại của tác phẩm “Hịch tướng sĩ”
 Tâm sự yêu nước, thái độ phê phán những sai lầm của tướng sĩ trước cảnh 
lâm nguy của tổ quốc, từ đó kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, rèn luyện 
võ nghệ chuẩn bị đánh giặc.
3/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm “Hịch tướng sĩ” 
 (Ghi nhớ SGK trang 61)
4/ Hành động nói là gì?
5/ Một số hành động nói thường gặp.
II/ LUYỆN
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 8 Giáo án Ngữ văn 8
Buổi 2 – Tuần 27
 ÔN LUYỆN
 ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
 HỘI THOẠI
I/ ÔN
1. Khái niệm luận điểm
 Là những tư tưởng, ý kiến, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra 
trong bài văn nghị luận.
2/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
 Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, đủ làm sáng tỏ toàn bộ vấn 
đề.
3/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài nghị luận
 SGK – 75
4/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử 
Nguyễn Thiếp.
 1. Tác giả
 - Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), quê ở Hà Tĩnh.
 - Là người học rộng tài cao, làm quan dưới triều Lê.
 - Giúp triều Tây Sơn xây dựng đất nước về mặt chính trị.
 2. Tác phẩm: 
 - Đoạn trích thuộc phần 3 bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 
vào tháng 8- 1791.
 - Tấu: là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự 
việc, ý kiến, đề nghị.
5/ Nêu đại của tác phẩm “Bàn luận về phép học”
 Bài tấu Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung để bày tỏ kiến nghị của mình 
về việc chấn chỉnh sự học của quốc gia.
6/ Trình bày quan điểm của La Sơn Phu Tử về phép học đúng.
 + Học tuần tự, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
 + Học rộng hiểu sâu, tóm lược điều cơ bản.
 + Học phải biết kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. 
7/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm “Bàn luận về phép học”
 1. Nghệ thuật
 Câu châm ngôn, từ ngữ cầu khiến, lí lẽ dẫn chứng, câu văn biền ngẫu theo lối 
tăng tiến.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 10 Giáo án Ngữ văn 8
 Thuế máu đề cập đến vấn đề thực dân Pháp bắt lính ở các nước thuộc địa 
đưa sang Pháp để làm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 
nhất (1914-1918). Lên án chế độ thuộc địa tàn khốc của bọn thực dân.
3/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm đọan trích “Thuế máu” của 
Nguyễn Ái Quốc
 1. Nghệ thuật
 - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, sắc bén.
 - Dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, giàu tính hiện thực khách quan.
 - Lời văn giàu hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ.
 - Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sắc sảo.
 2. Nội dung
 - Với tấm lòng yêu nước thương nòi, tác giả vạch trần tội ác bọn thực dân, 
niềm căm hận, xót xa thương cảm của một con người suốt đời vì dân vì nước: 
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
4/ Văn bản Thuế máu đem lại cho em những hiểu biết về gì về bản chất chế độ 
thực dân và số phận người dân bản xứ?
 - Chế độ thực dân tàn ác, giả nhân giả nghĩa; lừa dối người dân bản xứ.
 - Số phận người dân thật đau đớn biến thành những tấm bia đỡ đạn trong 
cuộc chiến tranh phi nghĩa.
II/ LUYỆN
 - Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa miêu tả và biểu cảm trong 
văn bản.
 - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Buổi 2 – Tuần 29
 ÔN LUYỆN
 TÌM HIỂU VỀ YẾU TỐ BIỂU CẢM 
 TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
 ĐI BỘ NGAO DU
I/ ÔN
1/ Học thuộc lòng ghi nhớ “Tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị 
luận”
2/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm đoạn trích “Đi bộ ngao du” của Ru-xô.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 12 Giáo án Ngữ văn 8
Buổi 2 – Tuần 30
 ÔN LUYỆN
 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM 
 VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I/ ÔN
Câu 1. Bài "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào?
 A. 1010 B. 958
 C. 1789 D. 1858
Câu 2. Văn bản "Đi bộ ngao du" của Ru-xô được viết theo phương thức biểu đạt 
nào?
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Nghị luận d. Biểu cảm
Câu 3. Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc viết nhằm mục đích gì?
 A. Thể hiện một cách sâu sắc và mãnh liệt lũng căm thù đối với ách thống trị 
tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
 B. Bộc lộ lòng yêu nước.
 C. Bộc lộ cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 4. Câu thơ đầu trong bài "Tức cảnh Pác Bó" diễn tả điều gì?
 A. Tinh thần lạc quan yêu đời.
 B. Một nếp sống sinh hoạt trong những hoàn cảnh đặc biệt.
 C. Quá trình hoạt động cách mạng.
 D. Niềm vui sướng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Câu 5: Vai trò và cách dùng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Câu 6: Ghi nhớ SGK trang 111-112
II/ LUYỆN
Câu 1: Nêu biện pháp nghệ thuật và nội dung chính của văn bản “Hịch tướng sĩ” 
của Trần Quốc Tuấn.
 (Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời 
văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
 Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến 
chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù 
xâm lược.)
Câu 2: Phân tích lợi ích thứ nhất của “đi bộ ngao du” theo quan điểm của Ru-xô.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 14 Giáo án Ngữ văn 8
I/ ÔN
1/ Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận? Đưa các yếu tố đó 
vào văn nghị luận bằng cách nào?
2/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
 1. Tác giả
 - Mô-li-e (1622- 1673) chuyên viết và diễn hài kịch nổi tiếng người Pháp
 - Tác phẩm chính: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh 
tưởng
 2. Tác phẩm và đoạn trích
 Trích trong vở hài kịch "Trưởng giả học làm sang". TP gồm 5 hồi viết năm 
1670. Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II.
 * Thể loại: Hài kịch- một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và 
hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm chế giễu, 
phê phán cái xấu, lố bịch, lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống 
xã hội. Nó là thể loại đối lập với bi kịch. 
3/ Nêu đại ý của tác phẩm Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e. 
 Lão nhà giàu ngu dốt Giuốc-đanh tập tành học đòi làm quý tộc sang trọng. 
Lão cho mời thầy đến dạy kiếm thuật, triết học, viết văn, làm thơ
4/ Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm “Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục” 
 1. Nghệ thuật
 Thể kịch, những lời đối thoại tự nhiên, phép tăng cấp, khắc hoạ tính cách 
nhân vật, chi tiết hài hước, gây cười.
 2. Nội dung
 Thể hiện tính cách lố lăng của một tay trưởng giả ngu dốt mà muốn học làm 
sang. 
II/ LUYỆN
1/ Vì sao gọi ông Giuốc-đanh là một nhân vật hài kịch? Chúng ta cười ông ta 
vì những điểm nào?
 - Khán giả và người đọc cười ông Giuốc-đanh ngu ngơ chẳng biết gì, chỉ vì 
thói học đòi làm sang, muốn làm qúi tộc mà bị phó may và 4 tay thợ phụ lợi dụng 
kiếm tiền. Ta cười ông thật ngớ ngẩn khi mặc áo hoa ngược lại cho rằng như thế 
mới thật sang trọng. Ông lại càng đáng cười hơn vì sẵn sàng vung tiền không tiếc 
để mua lấy mấy tiếng ông lớn, cụ lớn, đức ông hão huyền.
 - Cảnh ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ quây xung quanh lột quần áo ra, mặc 
bộ lễ phục lố lăng theo nhịp nhạc.
 - Ông Giuốc-đanh quả thật xứng là nhân vật hài kịch. Qua việc may và thử lễ 
phục của mình, ông đã thể hiện cái dục vọng tham lam: học đòi làm qúi tộc, làm 
sang một cách kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi người, dễ bị lợi dụng 
làm tiền.
2/ HS tự viết, trình bày đoạn văn, giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 16 Giáo án Ngữ văn 8
(- Câu kết hợp A và B thì A và B phải cùng loại. Trong đó: A là từ ngữ có nghĩa 
hẹp, B là từ ngữ có nghĩa rộng
- Câu A nói chung và B nói riêng thì A và B phải cùng loại.
- Câu kết hợp A, B và C mà các yếu tố có mqh đẳng lập với nhau thì A, B, và C 
phải cùng một trường từ vựng.
- Câu hỏi lựa chọn A hay B, câu kết hợp không chỉ A mà còn B, câu kết hợp vừa A 
vừa B thì A và B không không bao hàm nhau.
- Câu kết hợp: Đối lập A và B thì A và B cùng trường từ vựng nhưng ý nghĩa đối 
lập.
- Câu có mối quan hệ nào phải dùng từ nối thể hiện mqh ấy.
- Giữa điều kiện thực hiện ở vế trước thì kết quả ở vế sau cần hợp lí.)
2/ Luyện tập viết một văn bản tường trình.
(Tình huống gợi:
- Tình huống 1: Khi đi xe ngang qua đường chẳng may em đụng phải một cụ già, 
em phải tường trình lại sự việc cho các chú công an giải quyết.
- Tình huống 2: Trên đường đi học về em đánh mất một chiếc cặp trong đó có một 
số tiền để đóng học phí, em cần phải viết bản tường trình để trình bày lại sự việc, 
để các chú công an xem xét.)
Buổi 2 – Tuần 34
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I/ ÔN:
1/ Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8 theo 
mẫu:
 Văn Giá trị nghệ 
 TT Tác giả Thể loại Giá trị nội dung
 bản thuật
 1
 2
 3
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 18 Giáo án Ngữ văn 8
 thành trước một lớp ảnh thơ nhiều sức 
 người đang tàn tạ và nỗi gọi cảm, câu hỏi 
 nhớ tiếc cảnh cũ người tu từ; tả cảnh ngụ 
 xưa. tình.
 Lời thơ bình dị, 
 Tình quê hương trong 
 hình ảnh thơ mộc 
 sáng, thân thiết được thể 
 mạc mà tinh tế lại 
 hiện qua bức tranh tươi 
 giàu ý nghĩa biểu 
 sáng, sinh động về một 
 Quê Tế Hanh Thơ mới trưng (cánh buồm-
 7 làng quê miền biển, 
 hương (1921) tám chữ hồn làng; thân 
 trong đó nổi bật lên hình 
 hình nồng thở vị 
 ảnh khoẻ khoắn, đầy 
 xa xăm, nghe chất 
 sức sống của người dân 
 muối thấm dần 
 và sinh hoạt làng chài.
 trong thớ vỏ)
 Tình yêu cuộc sống và Giọng thơ tha thiết 
 Khi khát khao tự do của sôi nổi, tưởng 
 Tố Hữu
 8 con tu Lục bát người chiến sĩ cách tượng rất phong 
 (1920-2002)
 hú mạng trẻ tuổi trong nhà phú, dồi dào.
 tù.
 Tinh thần lạc quan, Giọng thơ hóm 
 phong thái ung dung của hỉnh, nụ cười vui 
 Thất 
 Bác trong cuộc sống (vẫn sẵn sàng, thật 
 Tức Hồ Chí ngôn tứ 
 cách mạng đầy gian khổ là sang), từ láy 
 9 cảnh Minh tuyệt 
 ở Pác Bó. Với người, miêu tả (chông 
 Pác Bó (1890-1969) Đường 
 làm cách mạng và sống chênh) vừa cổ 
 luật
 hoà hợp với thiên nhiên điển vừa hiện đại.
 là niềm vui lớn.
 Tình yêu thiên nhiên, Nhân hoá, điệp từ, 
 Ngắm Thất yêu trăng đến say mê và câu hỏi tu từ, đối 
 Hồ Chí 
 trăng ngôn tứ phong thái ung dung xứng và đối lập.
10 Minh 
 (Vọng tuyệt nghệ sĩ của Bác Hồ 
 (1890-1969)
 nguyệt) chữ Hán ngay trong cảnh tù ngục 
 cực khổ, tối tăm.
 Ý nghĩa tượng trưng và Điệp từ (tẩu lộ, 
 Đi Thất triết lí sâu sắc: Từ việc trùng san), tính đa 
 Hồ Chí 
 đường ngôn tứ đi đường núi gợi ra chân nghĩa của hình 
11 Minh 
 (Tẩu tuyệt lí đường đời- Vượt qua ảnh, câu thơ, bài 
 (1890-1969)
 lộ) chữ Hán gian lao chồng chất sẽ thơ.
 tới thắng lợi vẻ vang.
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 20 Giáo án Ngữ văn 8
 dân cuộc chiến tranh tàn điệu vừa đanh 
 Pháp”) khốc. thép vừa mỉa mai, 
 chua chát.
2/ Lập bảng thống kê văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 8 
HKII theo mẫu:
 Tác Thể Nghệ thuật 
 Văn bản Nước Thế kỉ Nội dung chủ yếu
 giả loại nổi bật
Đáp án gợi í:
 Tác Thể Nội dung chủ Nghệ thuật 
 Văn bản Nước Thế kỉ
 giả loại yếu nổi bật
 Đi bộ 
 ngao du Năm Luận Lập luận chặt 
 (Trích “Ê- 1762, văn- Lợi ích của việc chẽ có sức 
 Ru-xô Pháp
 min hay thế kỉ tiểu đi bộ ngao du. thuyết phục, 
 về giáo XVIII thuyết sinh động.
 dục”)
 Ông 
 Giuốc- Khắc họa tính Một lớp kịch 
 đanh mặc cách lố lăng của được xây 
 Năm 
 lễ phục một tay trưởng dựng hết sức 
 Mô-li- 1670, Hài 
 (Trích Pháp giả muốn học đồi sinh động, 
 e thế kỉ kịch
 “Trưởng làm sang gây nên khắc họa tài 
 XVII
 giả học tiếng cười sảng tình tính cách 
 làm khoái. nhân vật.
 sang”)
II/ LUYỆN:
1/ Qua trích đoạn "Nước Đại Việt ta" hãy cho biết vì sao tác phẩm "Bình Ngô đại 
cáo" được coi là bản TNĐL của DTVN khi đó. So với bài "Sông núi nước Nam" (ở 
lớp 7) ý thức độc lập DT trong NĐVT có gì mới?
(- “BNĐC” được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì tuyên cáo cho toàn dân biết đất 
nước đã độc lập, khẳng định chủ quyền vad ý thức độc lập dân tộc.
- So sánh ý thức độc lập dân tộc trong 2 VB được coi là TNĐL:
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 22 Giáo án Ngữ văn 8
 Bảng 2:
 Tác Thể Nội dung chủ Nghệ thuật 
 Văn bản Nước Thế kỉ
 giả loại yếu nổi bật
 Đi bộ 
 ngao du Năm Luận Lập luận chặt 
 (Trích “Ê- 1762, văn- Lợi ích của việc chẽ có sức 
 Ru-xô Pháp
 min hay thế kỉ tiểu đi bộ ngao du. thuyết phục, 
 về giáo XVIII thuyết sinh động.
 dục”)
 Ông 
 Giuốc- Khắc họa tính Một lớp kịch 
 đanh mặc cách lố lăng của được xây 
 Năm 
 lễ phục một tay trưởng dựng hết sức 
 Mô-li- 1670, Hài 
 (Trích Pháp giả muốn học đồi sinh động, 
 e thế kỉ kịch
 “Trưởng làm sang gây nên khắc họa tài 
 XVII
 giả học tiếng cười sảng tình tính cách 
 làm khoái. nhân vật.
 sang”)
Buổi 2 – Tuần 35
 ÔN TẬP THEO ĐỀ CƯƠNG
Từ trang 1 đến nửa đầu trang 8
Buổi 2 – Tuần 36
 ÔN TẬP THEO ĐỀ CƯƠNG
 Người soạn Võ Ngọc Lâm – Trường THCS Tân Phú Trung Trang: 24

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_20_den_35_vo_ngoc_lam.doc