Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24

doc 8 Trang tailieugiaoduc 107
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24
 Tuần: 24 HỊCH TƯỚNG SĨ Ngày soạn: 13/02/2021
Tiết: 94,95 (Trần Quốc Tuấn) Ngày dạy:
VĂN BẢN
 A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
 I. Đọc- Tìm hiểu chú thích
 1.Tác giả
 - Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài 
 năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến 
 chống quân Mông-Nguyên.
 - Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta thế kỉ XIII.
 2. Tác phẩm
 - Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục 
 đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ 
 - Hịch: là thể văn nghị luận do vua, hoặc tướng lính viết dùng để cổ động, thuyết 
 phục hay kêu gọi đấu tranh. Hịch được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt 
 chẽ, có lí lẽ sắc bén.
 - Bố cục bài Hịch tướng sĩ :
 P1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử để 
 khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
 P2: Tiếp theo đến “vui lòng”: tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căn thù giặc.
 P3: Tiếp theo đến “có được không”: phân tích phải trái để khích lệ tinh thần tướng 
 sĩ.
 P4: Phần còn lại: nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
 II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
 - Kỉ Tín.
 - Do Vu.
 - Dự Nhượng
 - Thân Khoái
 - Kính Đức..
 - Cảo Khanh.
 -> Phương pháp liệt kê 
 -> Nêu gương để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước của quân sĩ.
 2. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của Trần Quốc 
 Tuấn.
 a. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù.
 - đi lại nghênh ngang
 - uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
 - đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
 - đòi ngọc lụa.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Sen Trường THCS An Phú 2 Viết đoạn văn ngắn 8-10 dòng trình bày cảm nhận của em sau khi học bài Hịch 
tướng sĩ của TQT.
Giáo viên: Nguyễn Thị Sen Trường THCS An Phú 4 Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát 
ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
- Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó
- Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng 
minh.
- Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã 
hội
Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó
- Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống
Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động
Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng 
đó vào thực tiễn đời sống.
 c. Kết bài
- Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận
- Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.
* Dạng 2: Nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống
Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang 
diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, vấn đề mang tính chất thời sự, thu hút sự 
quan tâm của nhiều người (như đồng cảm và chia sẻ, lối sống thờ ơ vô cảm, bạo 
hành gia đình, tai nạn giao thông, nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi 
trường)
 a. Mở bài
Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra
 b. Thân bài
Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh 
khái niệm trong hiện tượng đó.
Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời 
sống xã hội
- Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ 
của xã hội đối với vấn đề đó.
- Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc 
bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, 
do con người, do tự nhiên.để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.
Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, 
cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.
c. Kết bài
- Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
-Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.
Bước 3: Viết bài 
Giáo viên: Nguyễn Thị Sen Trường THCS An Phú 6 - Tuy nhiên, đối tượng sử dụng đông nhất vẫn là học sinh, sinh viên, công chức 
trẻ...
- Số người sử dụng vào việc mở mang kiến thức, nâng cao trình độ học tập và 
nâng cao chất lượng công việc không nhiều (chỉ khoảng 47%).
- Số người sử dụng vào các mục đích không thiết thực như chơi game, chuyện 
phiếm... chiếm 53% (Theo con số thống kê của chi nhánh Nielsen tại Việt Nam). 
Đây là điều đáng lo ngại. Việc sử dụng nhu vậy dẫn tới những hậu quả xấu cho cá 
nhân và xã hội về nhiều mặt.
- Cần quản lí tốt về nội dung và thời gian mở cửa của các điểm dịch vụ Internet.
d. Trình bày rõ những trải nghiệm của bản thân:
- Em đã sử dụng Internet như thế nào, với mục đích gì ?
- Những hiệu quả, cơ hội mà Internet đã đem đến cho em là gì?
- Em đã phải trải qua những tình huống xấu, những mối nguy hại gì từ Internet?
- Em dự định sẽ khai thác Internet vào mục đích gì là chủ yếu để phục vụ cho cuộc 
sống của mình trong tương lai?
3. Kết bài:
- Internet là phương tiện hiện đại, đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Ai làm 
chủ được nó thì sẽ trở thành người giàu có về mặt tri thức.
- Phương tiện tốt nhưng phương pháp sử dụng không tốt tất yếu dẫn đến hậu quả 
xấu. Người sử dụng sẽ tự tạo ra rào cản vô hình cho sự tiến bộ của bản thân.
- Tuổi trẻ cần trang bị cho mình một trình độ hiểu biết nhất định và bản lĩnh vững 
vàng để khai thác và vận dụng một cách sáng tạo kho báu tri thức của nhân loại.
Giáo viên: Nguyễn Thị Sen Trường THCS An Phú 8

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_24.doc