Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25
- Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. ( Nghệ thuật: Câu văn biền ngẫu làm nổi bật chiến thắng của ta và thất bại thảm hại của giặc. Dẫn chứng xác thực). Khẳng định nhân nghĩa, độc lập dân tộc đã tạo ra sức mạnh vô địch, có thể đánh bại được mọi kẻ thù xâm lược; đồng thời tác giả thể hiện niềm tự hào dân tộc. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ: SGK/69. B. Bài tập ứng dụng: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 (Tiêu diệt tướng giặc Ô Mã Nhi.) Tiết 90: HÀNH ĐỘNG NÓI A. Nội dung kiến thức: I. Hành động nói là gì? 1. Xét ví dụ: SGK/62 - Mục đích câu nói của Lí Thông là nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi : “Thôingay đi” - Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng lời nói. - Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó có mục đích được thực hiện bằng lời nói Hành động nói. 2. Ghi nhớ: SGK/62 II. Một số kiểu hành động nói thường gặp: 1.Xét ví dụ: a) Ví dụ 1: SGK/62 - Mục đích của từng câu: Câu 1: Con trăn ấy là của... lâu. : Dùng để trình bày. Hành động trình bày Câu 2: Nay em ...tội chết.: Dùng để đe dọa Hành động đe dọa Câu 3: Thôi... ngay đi.: Dùng để điều khiển. Hành động điều khiển Câu 4: Có gì... lo liệu.: Dùng để hứa hẹn. Hành động hứa hẹn. b) Ví dụ 2: SGK/63 + Lời của cái Tí : - Vậy bữa sau ... ở đâu?: Dùng để hỏi - U nhất định... ư?: Dùng để hỏi. - U không cho... ư?: Dùng để hỏi. Hành động hỏi. - Khốn nạn... thế này!: Than thở -> Không phải bao giờ có từ hứa cũng được dùng thực hiện hành động hứa. B. Bài tập vận dụng: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 8 câu nội dung nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay phòng chống dịch corona. Xác định kiểu hành động nói của từng câu. Tiết 91: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM A. Nội dung kiến thức: I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận: 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: Ví dụ 1: - Luận điểm: + Đoạn văn 1: Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất. + Đoạn văn 2: Đồng bào ... ngày trước. - Luận điểm thể hiện rõ trong từng câu chủ đề: + Đoạn văn 1: Thật là ... đế vương muôn đời. (Câu chủ đề) + Đoạn văn 2: Đồng bào ... ngày trước. (Câu chủ đề) Thể hiện rõ ràng, chính xác trong câu chủ đề. - Vị trí của câu chủ đề: + Đoạn văn 1: đặt ở cuối đoạn văn Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp. + Đoạn văn 2: đặt ở đầu đoạn văn. Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch . Câu chủ đề thường đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn. - Trình tự lập luận: + Đoạn văn 1: • Các câu trên đưa ra các luận cứ về các lợi thế của thành Đại La về vị trí địa lí, địa hình, vị thế chính trị, văn hóa nhằm làm rõ luận điểm. • Câu cuối nêu luận điểm. + Đoạn văn 2: • Câu đầu nêu luận điểm. • Các câu sau đưa ra các luận cứ về lòng yêu nước của dân ta ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền nhằm làm rõ luận điểm. Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận hợp lí để làm rõ luận điểm. Ví dụ 2: Đoạn văn của Nguyễn Tuân: - Luận điểm : Bản chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế được thể hiện rõ qua việc mua chó. - Luận cứ : + Vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc. TUẦN 26 Tiết 93; Bàn luận về phép học. Tiết 94: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Tiết 95,96; Viết bài Tập làm văn số 6. Tuần 26. Tiết 93 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tác giả: Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, có tấm lòng vì nước, vì dân. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ : trích rừ bài tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/1791 - Đọc và tìm hiểu chú thích - Thể tấu: là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị; được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. - Bố cục: 3 phần: + P1: Đoạn 1: Mục đích của việc học. + P2: Đoạn 2,3: bàn về cách học. + P3: còn lại : tác dụng của việc học. II. Phân tích 1) Mục đích của việc học - Sử dụng câu châm ngôn: Ngọc không mài... không biết rõ đạo. + Câu văn biền ngẫu So sánh: ngọc không mài- người không học -> Mục đích của việc học trở nên cụ thể, dễ hiểu => Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. (.) Tg: coi trọng việc rèn luyện đạo đức 2. Bàn về cách học a. Cách học sai lầm - Lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không thực chất. - Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc. - Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan. (+) NT: Câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ Lập luận nhân- quả = > Phê phán sự lệch lạc, sai trái trong việc học.( về mục đích và cách học.) b. Cách học đúng Tuần 26 Tiết 94 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. Củng cố kiến thức - Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. - Hệ thống luận điểm: + Luận điểm chính + Luận điểm phụ - Cách sắp xếp luận điểm: + Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau + Luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. II. Luyện tập Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm - Vấn đề nghị luận: Cần phải chăm học hơn. - Nhận xét hệ thống luận điểm: + Có chỗ còn chưa chính xác: Luận điểm (a) có nội dung không phù hợp với vấn đề (lao động tốt) + Luận điểm chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ + Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí - Sửa: + Bỏ “ lao động tốt” ở luận điểm a + Thêm phương tiện liên kết ở luận điểm b: Việc chểnh mảng học tập của các bạn khiến + Bổ sung thêm luận điểm: . Đất nước rất cần những người tài, giỏi, có trình độ.(g) . Để tài giỏi, có trình độ thì cần phải chăm chỉ học tập.(h) + Sắp xếp lại: g, h, a,c, b, e, d 2. Trình bày luận điểm a. Giới thiệu luận điểm - Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''-> Không thể sử dụng - Có thể thích câu 1 vì đơn giản, dễ làm theo hoặc câu 3 vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết. b. Sắp xếp luận cứ TUẦN 27 Tiết 97: Hội thoại. Tiết 98: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Tiết 99: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Tiết 100: Trả bài Tập làm văn số 6. Tuần 27 Tiết 97 Tiếng việt. HỘI THOẠI I.Tìm hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại 1, Ví dụ : a. VD1 - Trong cuộc thoại: + Vị trí của người cô với bé Hồng: vai trên + Vị trí của bé Hồng với người cô là vai dưới -> Vị trí của người cô với bé Hồng và vị trí của bé Hồng với người cô trong cuộc đối thoại trên gọi là vai xã hội * Ghi nhớ ý 1 b. VD2 - Quan hệ giữa người cô với bé Hồng: + Quan hệ trên- dưới + Quan hệ thân thiết( cùng gia tộc) - Quan hệ giữa chàng trai và cô gái: + Quan hệ ngang hàng + Quan hệ xã giao( sơ giao) * Ghi nhớ ý 1 c. VD3 - Người cô : cư xử thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới -> Đáng chê trách - Bé Hồng : kìm nén sự bất bình, cố giữ thái độ lễ phép vì biết mình là vai dưới phải tôn trọng người trên * Ghi nhớ ý 2 2. Ghi nhớ II. Luyện tập Bài tập 1 : Tuần 27. Tiết 98. Tập làm văn. TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 1. Ví dụ1 - Yếu tố biểu cảm: + Từ ngữ biểu lộ tình cảm: hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu... + Câu cảm thán: . Hỡi đồng bào toàn quốc! . Hỡi đồng bào ! . Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân ! - Hai văn bản giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm. - Đều là văn bản nghị luận vì: + Các tác phẩm ấy viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận + Biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận. Bảng 1 Bảng 2 + Không có từ + Có từ ngữ biểu ngữ biểu cảm cảm + Không có câu + Có câu cảm cảm thán thán -> Không có yếu -> Có yếu tố biểu tố biểu cảm cảm => ĐV đúng => Đoạn văn đã nhưng chưa hay tác động tới tình Tác động tới lí trí, cảm nên tính không tác động thuyết phục cao tới tình cảm nên hơn tính thuyết phục chưa cao * Ghi nhớ ý 1 - Để phát huy tốt yếu tố biểu cảm: + Người làm bài phải thật sự có cảm xúc với những điều mình viết (nói) - Biết diễn đạt cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm: từ ngữ, kiểu câu, giọng điệu Tuần 27. Tiết 100. TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 1. Ví dụ a) Ví dụ 1 - Yếu tố tự sự : kể về một thủ đoạn bắt lính: “ Vị chúa tỉnh mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị ... xì tiền ra. - Yếu tố miêu tả: Tấp nập, đầu quân... lính khố đỏ, khố xanh...tốp bị xích tay... đạn lên nòng sắn thở, tốp thì bị xích tay ... nòng sẵn - Hai đoạn văn trên là đoạn văn nghị luận vì các yếu tố trên chỉ đóng vai trò làm luận cứ để làm sáng tỏ sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là " mộ lính tình nguyện -> Trong văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận còn có yếu tố tự sự và miêu tả - Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn trích: + Giúp người nghe, người đọc hình dung rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của thực dân Pháp và sự giả dối trong chế độ lính tình nguyện + ĐV sinh động, hấp dẫn, có sưc thuyết phục - Thiếu yếu tố tự sự và miêu tả đoạn văn nghị luận khô khan mất sự sinh động sức thuyết phục kém. -> Yếu tố miêu tả và tự sự làm cho bài văn nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể sinh động sức thuyết phục cao hơn. * Ghi nhớ ý 1- sgk b) Ví dụ 2 - Yếu tố tự sự: kể lại câu chuyện về chàng Trăng và Nàng Han. - Miêu tả:... soi xuống dòng thác bạc, dệt bằng chỉ ngũ sắc ... - Không kể kĩ càng hai truyện mà chỉ tập trung vào những chi tiết như Trăng không nói không cười, cưỡi ngựa đá, ... bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên lên trời sau khi đánh giặc -> để làm rõ luận điểm: sự gần gũi, giống nhau trong các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam - Nếu kể kĩ sẽ phá vỡ mạch nghị luận của bài viết * Ghi nhớ ý 2- sgk 2. Ghi nhớ II. Luyện tập Bài tập 1. Gạch chân trong sgk Tác dụng: + Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_25.doc