Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo)

pdf 9 Trang tailieugiaoduc 99
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo)

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44, Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo)
 - GV chuẩn bị một số mẫu vật: cây súng trắng, rong đuôi chó, bèo tây, 
 bát tiên, nha đam, ngải cứu 
 - SGK 
 - Bảng phụ 
 - Một số hình ảnh về các loài cây sống ở dưới nước, trên cạn, môi 
 trường đặc biệt 
 - Phiếu làm việc nhóm 
 - Bảng tương tác 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định lớp ( 2 phút ) 
 Kiểm tra sỉ số lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) 
 Câu 1. Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì? 
 Câu 2. Vì sao cây có hoa là một thể thống nhất? 
 3. Bài mới 
 BÀI 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA ( tiếp theo ) 
 - Các hoạt động học tập: ( 32 phút ) 
 Hoạt động dạy Hoạt động học 
 Bước 1: Tình huống xuất phát, câu hỏi nêu vấn đề 
- GV tổ chức trò chơi nhỏ “Ai nhanh 
hơn” dùng kĩ thuật “khăn trải bàn” để 
tìm các loại cây sống ở dưới nước, 
trên cạn, môi trường đặc biệt. Nhóm 
nào tìm được nhiều loài cây nhất sẽ 
chiến thắng. 
- Cách tiến hành: 
GV chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi 
nhóm 10 - 12 HS ) 
- Ý kiến cá nhân trong thời gian 1 - HS kể tên các loài cây sống ở dưới 
phút: Mỗi HS viết các loài cây ở các nước, trên cạn, môi trường đặc biệt 
môi trường mà mình biết lên tờ giấy 
mới ( Không sử dụng SGK ) - Đặc điểm các môi trường sống của 
- GV chốt lại các câu trả lời trên, lựa cây có hoa. 
chọn các quan niệm có vấn đề để giải - Cây sống ở môi trường nước có đặc 
quyết. điểm thích nghi như thế nào? 
 - Cây sống ở môi trường trên cạn có 
 đặc điểm thích nghi như thế nào? 
 - Cây sống ở môi trường đặc biệt có 
 đặc điểm thích nghi như thế nào? 
 - Cây sống được nhiều môi trường thì 
 đặc điểm hình thái biến đổi như thế 
 nào để phù hợp? 
 .Một số quan niệm khác 
 Bước 3: Thiết kế phương án thí nghiệm 
- GV: Để biết được những kiến thức - HS có thể đề xuất các phương án: 
này, em có thể dùng những phương + Quan sát các hình ảnh trên internet. 
tiện thông tin nào? + Quan sát các mẫu vật trong tự nhiên 
- GV yêu cầu HS đề xuất hoạt động + Xem hình vẽ ở SGK 
thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu làm + Xem video 
sáng tỏ các quan niệm ban đầu. + Hỏi thầy cô, người lớn, anh chị, bạn 
 bè 
 + Đọc trên sách báo, sách tham 
 khảo 
 Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu 
GV khéo léo nhận xét các phương án 
đều hợp lý nhưng cả lớp sẽ quan sát 
hình ảnh, quan sát mẫu vật, tìm hiểu 
thông tin SGK, trong sách báo, 
internet,.để hoàn thành nội dung bài 
học. 
- GV: Cây sống ở những môi trường - Cây sống ở dưới nước, trên cạn, môi 
- GV giới thiệu thêm rau dừa nước ở 
cạn và rau dừa nước ở nước, rau 
muống ở cạn và rau muống ở nước. 
2. Các cây sống trên cạn 
- GV: Cây sống trên cạn phụ thuộc 
vào các yếu tố nào? - Nguồn nước, khí hậu, loại đất 
- GV: Quan sát bộ rễ cây keo cao và 
cây xương rồng ( HS tương tác quan - Rễ cây đâm sâu hoặc lan rộng 
sát bộ rễ ). Nhận xét về đặc điểm bộ rễ 
của cây keo cao và cây xương rồng. 
- GV: Quan sát mẫu cây ngải cứu và 
hình ảnh cây mơ lông, lá cây đa lông, 
lá cây bồng bồng. Nhận xét đặc điểm - Bề mặt lá có lông hoặc sáp phủ 
bề mặt lá. ngoài 
- GV: Quan sát hình ảnh cây ở rừng 
rậm và cây ở đồi trọc. Nhận xét chiều 
dài thân và sự phân cành của thân. - Thân thấp, phân cành nhiều 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( lớp - Thân vươn cao, các cành tập trung ở 
chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 10 - ngọn 
12 HS ). Thảo luận trong thời gian 5 
phút, trả lời các câu hỏi sau: - Thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu 
+ Tại sao cây mọc ở đất khô hạn rễ của GV - ghi đáp án vào bảng làm 
phải ăn sâu hoặc lan rộng? nhóm 
+ Lá cây ở nơi khô hạn thường có lớp 
lông hoặc sáp phủ ngoài có tác dụng 
gì? 
+ Vì sao cây mọc ở đồi trống thì thân 
thấp, phân nhiều cành? 
+ Vì sao cây mọc trong rừng rậm 
thường vươn cao, các cành tập trung ở 
ngọn? 
 Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức 
GV rút ra các đặc điểm thích nghi của cây ở môi trường nước, trên cạn, môi 
trường đặc biệt. 
* Các cây sống dưới nước: 
Các cây sống trong môi trường nước thì hình thành các đặc điểm để thích nghi 
với điều kiện sống trôi nổi. 
* Các cây sống trên cạn: 
Các cây sống trên cạn có những đặc điểm thích nghi với các yếu tố: nguồn 
nước, sự thay đổi khí hậu, các loại đất khác nhau. 
* Cây sống trong những môi trường đặc biệt: 
Nhờ có khả năng thích nghi mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái 
đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh 
 4. Củng cố ( 5 phút ) 
 Cho các cây sau đây: cây súng trắng, cây rong đuôi chồn, cây bèo tây, 
 cây xương rồng, cây đước, cây bần, cây ngải cứu, cây rau muống, cây 
 phượng, cây me ( Sử dụng bảng tương tác ) 
 Sắp xếp các cây trên vào các môi trường sống phù hợp ( dưới nước, 
 trên cạn, môi trường đặc biệt ) 
 5. Dặn dò ( 1 phút ) 
 - Học bài 36. Tổng kết về cây có hoa ( tiếp theo ) 
 - Đọc mục “Em có biết” 
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK 
 - Chuẩn bị bài 37 : TẢO 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
 ................................................................................................................... 
 ................................................................................................................... 
 ................................................................................................................... 
 ................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_44_bai_36_tong_ket_ve_cay_co_hoa.pdf