Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 24

pdf 6 Trang tailieugiaoduc 57
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 24

Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 24
 chính xác. Và quan trọng không kém đó là cách đo và cự ly chạy đà. Đối với nam, 
cự ly chạy đà sẽ là từ 18-24 bước, với nữ sẽ là 16-22 bước. 
Bạn hãy nhớ 2 cách đo đà này: 1 bước đà bằng 6 bàn chân, 1 bước đà bằng 2 bước 
đi thường. Người chạy sẽ đứng lên ván giậm để tiến hành đo bằng cách đi từ ván 
giậm đến vạch xuất phát theo công thức tính trên. Nếu là bước đà chẵn thì chân 
giậm nhảy sẽ sát ngay vạch xuất phát. Nếu bước đà lẻ thì chân lăng đặt sau vạch 
xuất phát. 
-Chuẩn bị giậm nhảy: Thân trên thẳng đứng, hạ thấp trọng tâm, tăng độ dài bước, 
bước chạy chân giậm ngắn hơn chân lăng. 
Giai đoạn giậm nhảy 
Được tính từ khi đặt chân đến ván giậm cho tới khi rời ván. Tốc độ đà, giậm nhảy 
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người nhảy cần kết thúc chạy đà hợp lý sao 
cho chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy. 
-Thời điểm đặt chân lên ván giậm nhảy: Đùi chân giậm nhảy chủ động ép về phía 
sau chân giậm. Đặt cả bàn chân vào ván giậm, gót chân chạm sớm hơn với điểm 
dọi của trong tâm cơ thể. 
-Thời điểm chân giậm rời ván giậm nhảy: Chân lăng gập lại, đá mạnh từ sau ra 
trước và lên trên. Đồng thời chân giậm duỗi hết tất cả các khớp, bật thân lên trên 
và bắt đầu vào đoạn bay. 
-Kết thúc giai đoạn này chính là tư thế bước bộ trên không. Lúc này, đùi chân lăng 
và thân trên tạo thành 1 góc 90 độ, gối co khoảng 83 độ. 
Giai đoạn bay trên không và tiếp đất 
Sau khi bay ở tư thế bước bộ, bạn cần đưa đùi của chân lăng lên cao và duỗi ra. 
Kéo chân giậm lên song song với chân lăng và nâng 2 đùi lên sát ngực. Hai tay đưa 
lên cao, thân hơi ngả, sao cho tạo thành tư thế ngồi trên không. Khi rơi xuống hố 
cát, chân gần như được duỗi thẳng hoàn toàn, đánh mạnh 2 tay về từ trên ra trước, 
sau đó xuống dưới và cuối cùng là ra sau. 
Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn tiếp đất để đảm bảo an toàn và giảm những 
chấn động cho người nhảy. Để đảm bảo cho giai đoạn rơi xuống cát, bạn cần nâng 
đùi, đưa đầu gối lên sát ngực, gập thân về trước. Cẳng chân hạ xuống dưới, 2 tay 
chuyển từ cao ra trước. Duỗi chân thẳng, gót chân chỉ để thấp hơn mông một chút. 
Sau khi 2 gót chân chạm cát, cần gấp gối để giảm chấn động, tránh chấn thương. 
Thân trên cố gập về trước để không ngả người về phía sau. 
b. Trò chơi phát triển thể lực: “Lò cò tiếp sức”. TIẾT 48 : CẦU LÔNG - CHẠY BỀN 
I. KHỞI ĐỘNG 
- Xoay cổ tay, cổ chân; vai; cẳng tay; cánh tay; eo; gối (2x8 nhịp). 
- Ép dọc; ép ngang (2x8 nhịp). 
- Chạy bước nhỏ (3m /2 lần). 
- Chạy nâng cao đùi (5m /2 lần). 
- Chạy đạp sau (10m /2 lần). 
- Chạy tăng tốc (20m /2 lần). 
- Khởi động với vợt : 
+ Đứng tại chỗ xoay vợt theo hình số 8 nằm ngang : 
+ Lăng vợt thuận tay 
+ Lăng vợt trái tay 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. CẦU LÔNG 
a. Ôn kỹ thuật phát cầu thuận tay, trái tay. 
b. Học kĩ thuật đánh cầu kết hợp di chuyển đơn bước 
- Kĩ thuật đánh cầu trái tay kết hợp di chuyển đơn bước trái: 
Cách di chuyển này thực hiện khi đối phương đánh cầu sang ở bên phải, phía 
trước. 
Động tác kỹ thuật : 
– Hai chân rộng bằng vai, 2 gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp, người hơi đổ về trước, 
mắt nhìn thẳng, 2 tay co để phía trước. 
– Dùng gót chân trái làm trụ, xoay bàn chân sang phải, tạo với hướng đánh cầu 1 
góc khoảng từ 80 đến 90°. 
– Chân phải bước chếch lên trước sang phải một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu 
rơi, góc bước khoảng 45°. 
– Trọng tâm dồn vào chân phải, thân người xoay nghiêng sang phải, toàn thân tạo 
thành tư thế đánh cầu phải. 
2. CHẠY BỀN 
Chạy trên địa hình tự nhiên (Nam 600 - 1000m; Nữ 600 - 800m). 
III. KẾT THÚC 
Hồi tĩnh tích cực: thả lõng tay, chân; hít thở sâu, đều. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_the_duc_lop_8_tuan_24.pdf