Hưỡng dẫn ôn tập thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Chuyên đề tuần hoàn

docx 9 Trang tailieugiaoduc 43
Bạn đang xem tài liệu "Hưỡng dẫn ôn tập thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Chuyên đề tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hưỡng dẫn ôn tập thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Chuyên đề tuần hoàn

Hưỡng dẫn ôn tập thi Olympic môn Sinh học Lớp 8 - Chuyên đề tuần hoàn
 .
a.Vận tốc máu biến động ntn trong hệ mạch, nêu mối liên hệ giữa vận tốc máu 
và tổng tiết diện hệ mạch
-Vận tốc máu giảm dần từ Động mạch đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong 
tĩnh mạch
-Mối liên hệ vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện hệ mạch.(VD:ĐM có tiết 
diện 5-6 cm2, tốc độ máu chảy 500-600mm/s, MM có tiết diện 6200cm 2, tốc độ 
máu chảy 0,5mm/s)
b. Tại sao vận tốc máu trong mao mạch rất nhỏ (0,001 m/s) điều này có ý nghĩa 
gì đối với cơ thể?
- Vận tốc máu trong mao mạch rất nhỏ vì vận tốc máu trong hệ mạch có liên quan 
chủ yếu đến tổng tiết diện, mà tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất, phân nhánh 
nhiều nên máu chảy qua mao mạch với vận tốc rất nhỏ và sự chênh lệch huyết áp 
giữa 2 đầu hệ mạch
- Ý nghĩa : giúp cho máu và tế bào có thời gian thực hiện trao đổi chất
c. Truyền máu qua con đường tĩnh mạch vì:
- Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên trong khó tìm.
- Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành động mạch 
dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu
- Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ huyết áp thấp 
nên khi truyền máu vào và rút kim ra dễ dàng.
Câu 4:
a, Khi đo huyết áp cho bạn Lan Anh, cô y tá ghi 70/120mmHg. Chỉ số này có 
nghĩa là gì?
b.-Vẽ sơ đồ truyền máu cho 4 nhóm máu A,B,AB,O.
 -Giải thích vì sao máu O lại có thể truyền đc cho tất cả các nhóm máu khác, 
máu AB lại có thể nhận đc tất cả các nhóm máu?
TL:
a.Huyết áp tối đa khi tâm thất co:120mmHg, Huyết áp tối thiểu khi tâm thất 
dãn:70mmHg, đây là huyết áp bình thường, khỏe mạnh.
b.*HS:Vẽ
*Giải thích:Khi truyền máu cần chú ý: Hồng cầu của máu người cho ko bị huyết 
tương của máu người nhận gây kết dính. Trong 1 phút tâm thất trái co và đẩy: 7560 : (24.60) = 5,25 lít
Số lần tâm thất trái co trong 1 phút: (5,25.1000): 70 = 75 lần
Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim là: 60 : 75 = 0.8 giây
8. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày 
đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu 
kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
 A. Số lần mạch đập trong một phút?
 B. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
C. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
TL:
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 
 7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : 
 (5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
 Đáp số : 0,8 giây.
Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . 
 Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 
  x = 0,1 giây. 
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: 
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
9. Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó 
là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch thì thấy chỉ còn 480 
ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần của người đó là bao 
nhiêu lít.
TL:
Mỗi phút thể tích máu đi vào trong thận là: 1l = 1000 ml
- Thể tích hồng cầu không qua lỗ lọc là: 40 x 1000/100 = 400 ml
=> Thể tích huyết tương vào cầu thận mỗi phút là: 1000 – 400 = 600 ml 
Khi đo ở động mạch chỉ còn 480 ml nghĩa là có 600 – 480 = 120 ml lọt qua lỗ lọc 
sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. 
Vậy, lượng nước tiểu đầu hình thành trong 1 ngày (24 x 60 = 1440 phút) là:
 120 x 1440 = 172 800 ml = 172,8 l
=> Lượng nước tiểu đầu được hình thành trong 1 tuần là:
 172,8 x 7 = 1209,6 l
10. Tổng chiều dài của các mạch máu não trong cơ thể người dài tới 560km và 
mỗi phút não được cung cấp 750ml máu. Giả sử các mạch máu não có chiều 
dài bằng nhau và 1 mạch máu não dài 0,28m. Hãy cho biết: hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản 
tạo nên tiếng khóc chào đời.
2. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào với một 
lượng khí là 420ml. Khi người ấy hô hấp sâu 12 nhịp /phút , mỗi nhịp hít vao 
620ml không khí.
a, Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang 
của người hô hấp bình thường và người hô hấp sâu?
b, So sánh lượng khí hữu ích ở hô hấp thường và hô hấp sâu?
c, Ý nghĩa của hô hấp sâu?
Cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là150ml
TL:
Khi hô hấp bình thường
- Khí lưu thông trong 1 phút: 18.420 =7560 ml
- Khí vô ích trong 1 phút: 18.150 = 2700ml
- Khí hữu ích trong 1 phút: 7560 – 2700 = 4500 ml
Khi hô hấp sâu
- Khí lưu thông trong 1 phút: 12.620 =7460 ml
- Khí vô ích trong 1 phút: 12.150 =1800
- Khí hữu ích trong 1 phút: 7460 – 1800 = 5600ml
Ý nghĩa của hô hấp sâu: 
- Khi hô hấp sâu (hít vào và thở ra tận lực) không chỉ dưới tác dụng của cơ hoành, 
cơ liên sườn ngoài, còn có sự tham gia của cơ liên sườn trong, cơ bụng, cơ ngực, 
với lượng khí ra và phổi lớn nhất (dung tích sống 3400ml – 4800ml). Giúp tăng 
dung tích sống sẽ tận dụng tối đa lượng khí đi vao phổi, tăng hiệu quả hô hấp.
- Trong trường hợp này lượng khí hữu ích của hô hấp sâu lớn hơn hô hấp thường 
là: 5600 – 4500 = 1160 ml.
3. Ở một người có 10 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó 
có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này 
khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng 
khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3400ml. 
Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của 
người đó khí hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của 
người đó là 1 lít.
TL: 
- Trong 1giờ người đó có 300 lần hít vào,300 lần thở ra (60.10/2 = 300)
- Tổng dung tích phổi là : 3400+1000= 4400ml
- Lượng khí bổ sung khi hít vào gắng sức là : 3400-500.2-500=1900ml
4. Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất 
nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu 
oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi 
của cơ Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” d- Xảy ra ở ruột non
4. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi 
ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào 
mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống 
nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống 
nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 37 0C trong 15 phút. 
Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể 
người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải 
thích?
TL:
* Ống A và D có phản ứng hóa học xảy ra.
* Phản ứng trong ống A có thể xảy ra ở miệng, dạ dày (vào giai đoạn đầu) và ruột 
non vì:
 • Trong khoang miệng, một phần tinh bột chín bị enzim Amilaza trong nước bọt 
 biến đổi thành đường Mantozo (t0 = 370C, pH = 7,2.
 • Trong dạ dày, một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza 
 (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường Mantozơ ở giai đoạn đầu, khi 
 thức ăn chưa trộn đều dịch vị.
 • Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của 
 thức ăn: Tinh bột và đường đôi được enzim phân giải thành đường đơn.
* Phản ứng trong ống D có thể xảy ra ở dạ dày vào giai đoạn sau khi HCl đã thay 
đổi làm pH = 2,5 và xảy ra ở ruột non
 •Ở dạ dày Prôtêin trong dung dịch vẩn lòng trắng trứng bị enzim Pepsin biến đổi 
 Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn (3 - 10 axit amin), trong điều kiện 
 nhiệt độ 370C, pH = 2,5.
 • Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của 
 thức ăn: Prôtêin được en zim phân giải thành axit amin. 
5. Người ta đã làm 4 thí nghiệm để xem vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố 
môi trường đến hoạt động của enzim như bảng sau:
 Thí nghiệm Vật liệu Nhiệt pH
 độ
 1 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 7,2
 2 Enzim amilaza đã đun Hồ tinh bột 370C 7,2
 sôi
 3 Enzim amilaza Hồ tinh bột 370C 2
 4 Enzim pepsin Lòng trắng 370C 2
 trứng
 Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm trên. Giải thích? Qua 4 
thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về hoạt động của enzim. (biết rằng, lòng 
trắng trứng là loại thực phẩm giàu Prôtêin).
TL:

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_thi_olympic_mon_sinh_hoc_lop_8_chuyen_de_tu.docx