Nội dung môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 22 đến 25
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 22 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 22 đến 25
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ 1. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt? Gợi ý: - Diện tích rừng bị tàn phá hủy diệt bởi chiến tranh. - Khai thác rừng bừa bãi. - Không tái sinh rừng liên tục làm cạn kiệt. - Phá rừng lấy đất canh tác dễ dẫn đến cháy rừng. - Mở rộng các nông trường không quy hoạch bền vững. 2. Rừng có tác dụng gì đối với đời sống con người? Gợi ý: - Điều hòa dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. - Cản dòng chảy nhanh của nước lũ. - Giữ nguồn nước mưa thấm xuống đất. - Có giá trị lớn về du lịch vì phong cảnh đẹp và nhiều loài động vật hoang dã. 3. Tình huống: “Sau giờ tan trường, Lan và Mai đang trên đường về nhà, bỗng Lan thấy Bảo xả rác ra đường phố. Lan: Sao Bảo xả rác ra đường phố ? Phải bỏ rác vào thùng chứ ? Bảo: Thùng rác còn xa quá à. Mà Lan thấy người ta cũng xả rác ra ngoài đường không đấy thôi. Lan: Bảo nói vậy mà nghe được à ? Chính vì người ta không có ý thức giữ gìn vệ sinh, nên đường phố mới trở nên dơ bẩn. Bảo: Nhưng Bảo chỉ bỏ có chút xíu à. Không đáng là bao nhiêu so với người ta đổ ra đường hàng ngày đó. TUẦN 24, 25 BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA ( 2 TIẾT) I. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khái niệm - Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vạt chất có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác,... - Di tích lịch sử văn hóa là: Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh + Mua bán trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật 2. Ý nghĩa - Di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. 3. Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa: - Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa. - Nhà nước bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn - Vịnh Hạ Long 4. Tình huống: “Nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan Viện bảo tàng. Khi đứng trước các hiện vật cổ, Lan nói với Mai: - Lan: Cái này mà gọi là đồ cổ à? Xấu ơi là xấu, chẳng đẹp tí nào. - Mai: Lan nói kỳ vậy, xem cổ vật mà cũng có xấu với đẹp nữa hả? - Lan: Chứ sao? Nhìn chẳng có chút thẩm mỹ gì cả. Vậy mà hổng hiểu sao người ta lưu giữ lại làm gì. Chẳng bằng với những đồ vật ngày nay, kỹ thuật làm tinh xảo hơn nhiều, Mai ha. Mai có thấy vậy không? - Mai: Mai không thấy như vậy. Mai thấy là cổ vật dù đẹp hay không, thì nó cũng thể hiện khả năng lao động và sáng tạo của người xưa rồi. Như vậy thì nó cũng có một giá trị nhất định đó chứ. Vì thế mà ngày nay con người mới cố gắng lưu giữ và bảo vệ đó. - Lan: Bảo vệ làm gì. Lan thấy mình xem xong rồi thôi à. - Mai: Mai hổng hiểu Lan nổi nữa.” Nhận xét thái độ của Lan và Mai? Gợi ý: - Lan: Không nhận thấy giá trị của hiện vật cổ, không tôn trọng thành quả lao động của người xưa. - Mai: hiểu được giá trị của hiện vật cổ, tôn trọng thành quả lao động của người xưa. Chúng ta tự hào về khả năng lao động sáng tạo của dân tộc Việt Nam, có thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ di sản - tài sản của quốc gia, dân tộc. 5. Nêu 7 di sản VN được UNESCO công nhận là DSTG?
File đính kèm:
- noi_dung_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_tuan_22_den_25.docx