Nội dung ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020

docx 9 Trang tailieugiaoduc 77
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Nội dung ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020
 Bài 38. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP 
 KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
- Ngoài phần đất liền nước ta có vùng biển rộng lớn.
- Đường bờ biển dài, nhiều tỉnh thành phố nằm sát biển.
- Vùng biển bao gồm:
+ Vùng nội thuỷ
+ Vùng lãnh hải
+ Vùng tiếp giáp
+ Vùng đặc quyền kinh tế
2. Các đảo và quần đảo
Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn, nhỏ.
- Hệ thống đảo gần bờ
- Hệ thống đảo xa bờ
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
 Gồm 4 ngành:
1. Khai thác và nuôi trồng hải sản
- Tiềm năng biển:
+ Có hơn 2000 loài cá (khoảng 110 loài có giá trị xuất khẩu, 100 loài tôm...)
+ Trữ lượng khai thác 1, 9 triệu tấn/năm; khoảng 500 nghìn tấn/năm gần bờ.
2. Du lịch biển - đảo
- Dọc bờ biển từ Bắc -> Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp thuận lợi xây 
dựng khu du lịch và nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo có phong cảnh đẹp (vịnh Hạ Long...).
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Tiềm năng khoáng sản quan trọng ở vùng thềm lục địa: dầu mỏ, khí đốt.
Dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngành công nghiệp hoá dầu đang được 
hình thành.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
Học sinh lên xác định trên lược đồ.
Hiện nay cả nước có trên 91 cảng lớn nhỏ.
Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.
* Thực trạng:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm.
- Sản lượng đánh bắt giảm
- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
* Nguyên nhân:
- Ô nhiễm môi trường biển
- Đánh bắt khai thác quá mức.
* Hậu quả:
+ Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
+ Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển. ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG: HUYỆN CỦ CHI
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh.
Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền 
đông nam bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long.
Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông , có đường giao thông giao lưu 
với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ. Đây là một vùng đất kiên cường trong suốt hai 
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn - Gia Định.
Địa đạo Củ Chi nằm trong vùng đất mà ngày trước quân Mỹ gọi là vùng "Tam Giác 
Sắt" ."Tam Giác Sắt" được hiểu là vùng đất bao gồm cả Củ Chi , Trảng Bàng, Bến Cát 
được gọi là mũi tên đáng sợ chĩa thẳng vào Sài Gòn. "Tam giác sắt " là vùng địch ra 
sức tàn phá , hủy diệt nhưng không thể hủy diệt được , có thể nói đây là vùng đất bất 
khả xâm phạm của quân giải phóng .Địa đạo Củ Chi tuy cách Sài Gòn chỉ có 70km 
đường bộ nhưng là căn cứ của nhiều đơn vị quân cách mạng trong đó có khu Ủy Sài 
Gòn- Gia Định.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Sài Gòn - Gia Định.Địa đạo Củ Chi luôn 
là "một cái gai nhức nhối " của các thế lực xâm phạm từ Pháp đến Mỹ. Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt 
Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – 
Tây nam. 
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.
Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông 
nghiệp so với các huyện trong Thành phố.
3. Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích 
đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ 
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
· Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 
26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8 oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình 
tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh 
lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
· Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo 
chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung 
vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
· Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 
80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
· Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào 
các tháng trong năm như sau:
· Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc 
trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s;
· Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 
1,5 – 3,0 m/s
· Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 
1 – 1,5 m/s.
4. Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:
· Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều 
bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa 
bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan 
trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. 
Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước 
ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m
3.Tài nguyên rừng 
Theo số liệu thống kê, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 319,24 
ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng trồng 
179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng.
Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.
4.Tài nguyên khoáng sản :
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm có 
các loại chủ yếu sau:
· Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn;
· Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn
· Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không 
đáng kể.
III. Hành chính và kinh tế
1. Hành chính
Huyện gồm có 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã: Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh 
Tây, Trung An, Phước Vĩnh An, Hoà Phú, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú 
Trung, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng, An 
Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Bình Mỹ, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ.
Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi 
cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở 
hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức).
Huyện gồm có 1 thị trấn và 20 xã:
 • Thị Trấn Củ Chi.
 • Các xã:

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx