Nội dung ôn tập trọng tâm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn

pdf 46 Trang tailieugiaoduc 84
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập trọng tâm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trọng tâm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn

Nội dung ôn tập trọng tâm học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn
 Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 2 
- Nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 
- Là nhà thơ lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là Danh nhân Văn hóa 
Thế giới. 
2. Xuất xứ : Trích trong bài Báo cáo chính trị của Chủ tịch HCM tại 
 Đại hội lần thứ II của Đảng LĐVN (tháng 2/1951). 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta, một truyền thống quí 
báu của dân tộc. 
4. Nghệ thuật : 
 Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch 
sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
 SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT 
 (SGK trang 34) 
1. Tác giả : Đặng Thai Mai (1902 – 1984) 
  Quê : Tỉnh Nghệ An. 
  Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã 
 hội có uy tín. 
  Năm 1996 ông được phong tặng giải thưởng HCM về Văn hóa- 
 Nghe thuạt. 
2. Nội dung ý nghĩa : 
 Ca ngợi sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương 
diện :ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, trong quá trình phát triển 
lâu dài của nó là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. 
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC 
 (SGK trang 53) 
1. Tác giả : Phạm văn Đồng (1906 – 2000). 
  Là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức 
 Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 
  Tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều trọng trách trong 
 bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 4 
  Là 1 trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện 
 ngắn hiện đại. 
2. Nội dung ý nghĩa : 
 Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm 
thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên 
tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 
3. Nghệ thuật : 
 Cách dùng lời văn cụ thể, sinh động, sư khéo léo trong vận dụng 
kết hợp 2 phương pháp tương phản và tăng cấp. 
4. Tóm tắt truyện : 
 ruyện kể về cảnh đê sắp vỡ và cảnh hàng trăm ngàn dân phu đói 
 mệt đang lăn lộn trong bùn lầy nước lũ một cách yếu ớt trước sức 
Tmạnh của thiên nhiên. Trong khi ấy, tên quan phụ mẫu với trách 
 nhiệm canh giữ - hộ đê lại chễm chệ ngồi trong đình cao tập trung 
vào ván bài tổ tôm, quát tháo người báo đê sắp vỡ và hắn mặc kệ. Cuối 
cùng quan thắng to ván bài cùng lúc đê vỡ dân chúng rơi vào tình cảnh 
thảm sầu. 
 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI 
 CHÂU 
 (SGK trang 90) 
1. Tác giả : Hồ Chí Minh (1890 – 1969) 
2. Tóm tắt đoạn trích : 
 ruyện kể về việc tác gỉa tưởng tượng ra một cuộc chạm trán lý thú 
 giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương, một tên phản bội giai 
Tcấp vô sản Pháp, một tên thực dân cáo già, một viên quan xảo trá, 
 bịp bợm với nhà yêu nước Phan Bội Châu, một người đã hy sinh 
mọi quyền lợi của bản thân, một người kiên cường, bất khuất không nề 
gian khổ tù đày, xứng đáng là một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, một 
đấng xả thân vì độc lập dân tộc. Cho nên những lời lẽ xảo quyệt của 
Va-ren không thể mua chuộc được Phan Bội Châu. Hắn đã bị Phan Bội 
Châu cười và nhổ vào mặt với thái độ khinh bỉ. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 6 
 Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – 
vị ngữ. 
 VD : Một hồi còi. 
II. Tác dụng của câu đặc biệt : 
  Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong 
 đoạn. (Một đêm mùa xuân) 
  Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng. (Tiếng reo. 
 Tiếng vỗ tay) 
  Bộc lộ cảm xúc. (Trời ơi !) 
  Gọi đáp. (Chị Lan ơi !) 
 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
 (SGK trang 39) 
I. Đặc điểm của trạng ngữ : 
1. Về nghĩa : 
 Trạng ngữ được thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, 
nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu 
trong câu. 
 VD : Trên cành cây, những chú chim non hót véo von. 
2. Về hình thức : 
  Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. 
  Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ 
 khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 
II. Công dụng của trạng ngữ : 
  Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp 
 phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác. 
  Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, 
 đoạn văn được mạch lạc. 
III. Tách trạng ngữ thành câu riêng : Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 8 
 Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức 
giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị làm thành phần 
của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
 VD : Na được điểm mười lm vui lịng cha mẹ-> Mở rộng 
thnh phần CN. 
II. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: 
 Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong 
cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng 
cụm C – V. 
 LIỆT KÊ 
 (SGK trang 104) 
I. Thế nào là phép liệt kê? 
 Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để 
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của 
thực tế hay của tư tưởng tình cảm. 
 VD : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa 
chín. 
II. Các kiểu liệt kê : 
1. Xét theo cấu tạo : 
Kiểu liệt kê theo từng cặp. 
  Kiểu liệt kê không theo từng cặp. 
2. Xét theo ý nghĩa : 
  Liệt kê tăng tiến. 
  Liệt kê không tăng tiến. 
 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY 
 (SGK trang 121) 
I. Dấu chấm lửng : dùng để : 
  Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết 
  Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 10 
5/ Viết một đoạn văn ngắn ( 6-8 câu), nói về lòng say mê văn học của 
em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có 
dùng ít nhất một câu bị động. 
6/ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng nhà cách mạng 
Phan Bội Châu trong truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan 
Bội Châu”, trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê thích hợp. 
7/ Viết một đoạn văn ngắn ( từ 6- 8 câu) trong đó có sử dụng ít nhất hai 
trong số ba dấu câu sau: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch 
ngang. 
 TẬP LÀM VĂN 
 VĂN NGHỊ LUẬN 
1. Khái niệm : 
 Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, 
người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận 
phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. 
2. Bố cục : (3 phần) 
 a. Mở bài : nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. 
 b. Thân bài : Trình bày nội chủ yếu của bài. 
 c. Kết bài : nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan 
 điểm của bài. 
* TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
 VĂN NGHỊ LUẬN 
 Luận điểm Luận cứ Lập luận 
 Là ý kiến thể hiện Là lí lẽ , dẫn chứng Là các nêu luận cứ Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 12 
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
1. Khái niệm : 
 Chứng minh là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng 
chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin 
cậy. 
2. Dàn bài chung : 
 a. Mở bài : nêu luận điểm cần được chứng minh. 
 b. Thân bài : nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng 
 đắn. 
 c. Kết bài : nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 
 * PHÂN BIỆT VĂN CHỨNG MINH VỚI VĂN GIẢI THÍCH: 
 ( Tham khảo 1) 
 VĂN NGHỊ LUẬN 
 CHỨNG MINH GIẢI THÍCH 
 Chứng minh là một phep lập Giải thích là làm cho người 
 luận dùng những lí lẽ, bằng đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo 
 chứng chân thực, đã được thừa lí, phẩm chất, quan hệ, cần 
 nhậnđể chứng tỏ lận điểm mới ( được giải thích cần được nâng 
 cần được chứng minh ) là đáng cao nhận thức, trí tuệ, bồi 
 tin cậy. dưỡng tình cảm cho con 
 người. 
 Có ba loại dẫn chứng: Người ta thường giải thích 
 1/ Dẫn chứng lịch sử ( xưa ) ; ví bằng cách: 
 dụ như: Bà Trưng, Bà Triệu, - Nêu định nghĩa ( Là gì? Thế Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 14 
 sống, hoàn cảnh sáng tác, tác giả, + Trích lại đề: nêu vấn đề cần 
 đối chiếu với các vấn đề tương tự chứng minh nguyên văn trong 
 ... ngoặc kép 
 + Trích lại đề: nêu vấn đề cần giải + Nêu yêu cầu làm bài: chứng 
 thích nguyên văn trong ngoặc kép minh vấn đề trên. Chuyển ý 
 + Nêu yêu cầu làm bài: giải thích 
 vấn đề trên. Chuyển ý. 
 II/ Thân bài: II/ Thân bài: 
 1. Giải thích các từ ngữ trọng 1. Diễn giải: nêu khái quát vấn 
 tâm trong đề bài. đề cần chứng minh 
 Cần giải thích cả nghĩa đen lẫn 2. Chứng minh: cần tìm các dẫn 
 nghĩa bóng của từ đặc biệt là đối chứng cụ thể, tiêu biểu và toàn 
 với ca dao, tục ngữ diện; sắp xếp các dẫn chứng theo 
 Nêu vấn đề đơn giản: chỉ cần khái một trình tự hợp lý về thời gian 
 quát vấn đề cần giải thích. và không gian: thành phần, nam 
 2. Trả lời câu hỏi tại sao lại nêu nữ, lứa tuổi, xưa và nay, trong 
 vấn đề nhƣ thế? Nhƣ vậy là nhƣ từng lãnh vực của cuộc sống lao 
 thế nào? Phải thực hiện nhƣ thế động và chiến đấu ... 
 nào để làm tốt vấn đề trên? Dẫn chứng có thể là người thật, 
 việc thật hoặc thơ văn tùy đề yêu 
 cầu. 
 Dẫn chứng cần phải được phân 
 tích: giải thích cho rõ, lý giải tại 
 sao lại như thế , đánh giá dẫn 
 chứng, khái quát thành một nhận 
 định 
 III/ Kết bài : III/ Kết bài : 
 + Khái quát lại vấn đề vừa giải + Khẳng định lại vấn đề vừa 
 thích chứng minh 
 + Nêu suy nghĩ của bản thân về + Nêu suy nghĩ của bản thân về 
 vấn đề mà em vừa làm rõ vấn đề mà em vừa khẳng định 
 * ĐỐI CHIẾU VĂN GIẢI THÍCH VÀ CHỨNG MINH Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 16 
sĩ) ngữ trên đã dạy 
 Lối sống vị tha đã hòa vào dòng 3/ Chúng ta phải thương yêu, giúp 
chảy đạo lý của con người Việt đỡ nhau như thế nào? 
Nam, làm nên nền tảng đạo đức của + Lòng nhân ái luôn tiềm tàng nơi 
một dân tộc mỗi con người Việt Nam 
b. Ngày nay, cuộc sống văn minh + Không cần phải được kêu gọi, 
hiện đại cũng không làm phai mờ chúng ta lúc nào cũng tự giác thể 
truyền thống nhân đạo đó. hiện tinh thần nhân ái đó 
+ Học sinh trong nhà trường thể + Mà việc thực thi lòng nhân ái 
hiện tình thương yêu chia xẻ qua không có điều kiện, không có giới 
phong trào Nụ cười hồng giúp các hạn 
bạn ngèo đến các lớp bổ túc văn + Người xưa đã nói: “Một miếng 
hóa, các lớp học tình thương. khi đói bằng một gói khi no”, “Của 
+ Hàng xóm láng giềng của ít lòng ít lòng nhiều” 
nhiều, kẻ giúp công người giúp của, + Ýthức, sự tự nguyện giúp đỡ, chia 
đỡ đần nhau khi có tang ma, khi xẻ là quý 
hoạn nạn + Nhiều khi chỉ cần quan tâm thăm 
+ Mọi người không phân biệt thành hỏi, động viên nhau với thái độ chân 
phần, dân tộc, lứa tuổi đều sẳn lòng thành cũng đáng giá bằng bao gói 
chia xẻ miếng cơm, manh áo với quà được trao với sự thiếu tôn trọng 
đồng bào ruột thịt của mình trong + Ta đừng biến việc tương trợ thành 
cơn nguy khốn do thiên tai gây ra. thủ đoạn xấu xa, mượn danh nghĩa 
Khi những cơn bão tàn phá miền tương trợ để đánh bóng tên tuổi của 
duyên hải Trung bộ, từ Cà Mau cho mình nhằm hưởng lợi 
đến Lạng Sơn, từ Tây Nguyên cho + Ta hãy hành động, từ những việc 
đến Côn Sơn, Phú Quốc đều hưởng làm thiết thực dù nhỏ, hơn là nói 
ứng lời kêu gọi: “Lá lành đùm lá nhiều mà chẳng được gì. Tham gia 
rách” gây quỹ Nụ cười hồng, xây nhà tình 
+ Việc từ thiện đã trở thành thói thương, đóng góp vào quỹ cứu trợ 
quen tốt. Danh sách đóng góp trên đồng bào đang chịu hậu quả của 
báo chí cho những mảnh đời đáng thiên tai: lũ lụt, hỏa hoạn ... là việc 
thương ngày càng dài bao gồm em làm cần và đúng đắn nhất 
bé với con heo đất, bác đạp xích lô 
với cuốc xe ít ỏi, bà nội trợ với số Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 18 
 Trong cuộc sống ai cũng muốn thành công .. . Nhưng chung 
quanh ta luôn đầy ắp những khó khăn và thử thách dễ làm ta nhụt chí, 
bỏ dở việc. 
 Để động viên thanh niên Bác có bài thơ : 
  Trích dẫn thơ 
  Chuyển ý : Bài thơ là một chân lý 
II. Thân bài : 
1/ Giải nghĩa bài thơ : 
  Bác khẳng định không có việc gì trên đời làkhó mà không làm 
 được 
  Nếu kiên trì, bền lòng, quyết tâm sẽ thành công. Ví như việc đào 
 núi và lấp biển . Cách nói hình ảnh sử dụng phép thậm xưng, nói 
 quá để chỉ khả năng kì diệu của con người. 
  Bài thơ tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng ý nghĩa sâu sắc. 
2/ Chứng minh : 
  Quả thật, sức mạnh tinh thần, lí trí giúp ta làm được nhiều điều. 
Dẫn chứng : 
  Lang Liêu là một trong những người con của vua Hùng. Tuy 
 nghèo khó sống cuộc sống của dân lao động chân lấm tay bùn 
 nhưng sáng ý, thông minh lại cần cù chăm chỉ nên đã làm ra 
 được bánh chưng, bánh giầy cúng tổ tiên, được vua chọn làm 
 người nối ngôi. 
  Mạc Đỉnh Chi sinh ra trong gia đình nghèo khó, ngày lao động, 
 đêm xuống bắt đom đóm học mà đỗ Trạng Nguyên. 
  Giặc phương Bắc đô hộ ta hơn 1000 năm nhưng không thể thui 
 chột được sức mạnh đấu tranh quật cường của một dân tộc yêu 
 chuộng hòa bình. 
  Giặc Mông-Nguyên ba lần xâm lược nước ta, dưới hào khí 
 Đông-A, sự lãnh đạo sáng suốt của vua Trần Nhân Tông chúng 
 ta đã đánh tan được kẻ thù bạo ngược. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 20 
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một 
bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập 
thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 
 DÀN Ý THAM KHẢO. 
I. Mở bài: 
- Tri thức được xem là sức mạnh của con người. Có tri thức con 
người sẽ làm được nhiều điều cho bản thân và cho xã hội. 
- Muốn có tri thức con ngưới phải học tập và rèn luyện không 
ngừng. Hoạt động học tập cần được thực hiện khi ta còn trẻ thì mơi có 
hiệu quả cao. Vì vậy nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn 
lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 
II. / Thân bài: 
 A. Giải thích ngắn: 
 - Khi ta còn bé, trí tuệ tinh thần minh mẫn, lại được gia đình nuôi 
 nấng thương yêu. 
 - Hoạt động chính của hs lúc ấy là học tập và vui chơi. 
 - Việc học tập thực hiện lúc này để trang bị kiến thức cơ bản, nền tảng 
 là hợp lí nhất vì kiến thức được tiếp thu tối đa nếu ta có ý thức tốt. 
 - Lớn lên bước ra khỏi cánh cổng trường THCS, và THPT nếu có điều 
 kiện ta có thể học tiếp lên cao hơn hoặc bằng những kiến đã tích lũy 
 ở cấp dưới ta có thể tự học với nhiều hình thức hoặc học nghề với 
 một nền tảng vững chắc của kiến thức phổ thông. 
 B. Chứng minh: 
 - Khi còn trẻ nếu ta ham chơi thì nghĩa là đã bỏ phí thời gian, mà thời 
 gian từng được người xưa ví quý hơn cả vàng “ thời gian là vàng 
 bạc”. 
 + Hoạt động vui chơi chẳng giúp ích gì cho con người: làm hao tốn 
 tiền bạc, đốt hết thì giờ quý báu, làm đầu óc mê muội, mất tập 
 trung. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 22 
 + Bạn lớn nghĩa là bố mẹ bạn đã già, gia đình là nơi bạn phải thực 
 hiện nghĩa vụ thiêng liêng của một người con bạn không chỉ có 
 cuộc sống tốt cho bản thân, gia đình mà với sự hiểu biết của mình 
 bạn có thể tham gia đóng góp chất xám vào các công ty xí nghiệp -
 xây dựng quê hương đất nước. 
 - Khi còn trẻ ta có đủ thời gian, sức khỏe, trí tuệ để học tập trao dồi 
 cho bản thân có cuộc sống tốt. Những gì chúng ta biết chỉ là những 
 giọt nước còn những gì chúng ta chưa biết như đại dương bao la. 
 + Kiến thức của nhân loại là vô tận, cần không ngừng học tập khi 
 ta còn trẻ để có một tương lai vững chắc, một cuộc sống hiện đại 
 tốt đẹp. 
III. / Kết luận 
- Câu nói của Lê-nin : Học học nữa học mãi. Không nên lơ là việc học 
để sau này phải hối tiếc. Việc học không bao giờ là quá muộn nếu bạn ý 
thức được tầm quan trọng của nó. 
- Có những người khi đã lớn tuổi vẫn cắp cặp đến trường để học với 
bao say mê, khao khát chiếm lĩnh tri thức vì họ đã thấm thía được cuộc 
không có hiểu biết. Vậy tại sao chúng ta không học tập khi còn trẻ để 
làm nhiều việc có ích cho bản thân , gia đình và xã hội. 
ĐỀ 3 : 
 Chứng minh rằng nếu ta có ý thức học tập thì đi một ngày đàng 
có thể học một sàng khôn. 
 DÀN Ý 
I. Mở bài : 
 Dẫn dắt vào đề : Nêu tầm quan trọng của việc học hỏi, của ý thức 
 học tập để mở rộng kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết. 
 Trích dẫn câu tục ngữ. 
 Chuyển ý : nêu phạm vi dẫn chứng trong đời sống hoặc trong lịch 
 sử. 
II. Thân bài : 
 A. Diễn giải : Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 24 
 Ông đã bí mật thu thập các giáo trình về vũ khí của 7 trường, 
 học viện quân sự ở Pháp cũng như nhiều sách cấm về quân sự của thế 
 giới. 
 Năm 1946 ông về nước góp phần chuẩn bị vũ khí cho cuộc 
 kháng chiến chống Pháp. 
 Được Bác Hồ phân công làm Cục trưởng Cục quân giới ông đã 
 nghiên cứu chế tạo thành công súng Bazoca và đạn chống tăng, góp 
 phần bẻ gãy kế hoạch của thực dân Pháp. 
 Trong kháng chiến chống Mĩ, giáo sư đã chủ trì xuất sắc đề tài 
 quân sự về nâng cao tầm bắn của hỏa tiển SAM2 do Liên Xô chế tạo 
 để đạt tới tầm cao của pháo đài bay B52, giúp tên lửa phòng không 
 của Việt Nam hạ gục các pháo đài bay nổi tiếng của Mĩ. 
  Chốt lại : nhờ thu thập nhiều kiến thức từ việc du học, giáo sư đã 
 áp dụng thành công những lí thuyết đã học vào trong thực tiễn. 
III. Kết bài : 
  Nêu giá trị của câu tục ngữ và lợi ích của ý thức học tập. 
  Liên hệ bản thân. 
Lƣu ý : học sinh có thể lấy dẫn chứng khác như : 
  Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đi tìm vùng đất mới đã phát hiện ra Châu 
 Mĩ. 
  Đặng Thái Sơn học ở nhạc viện Trai-cốp-xki – Liên Xô, đã nâng 
 cao ngón đàn điêu luyện của mình và đoạt giải nhất cuộc thi dương 
 cầm quốc tế ở Ba Lan . . . 
ĐỀ 4 : 
 Chứng minh rằng : Ông cha ta từ xưa đến nay sống theo dạo lí: 
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” 
 DÀN Ý 
I. Mở bài : 
  Giới thiệu câu tục ngữ cần chứng minh 
  Khẳng định đó là phẩm chất của người VN 
  Ông cha ta luôn đề cao đạo lí biết ơn Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 26 
  Khẳng định đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam 
  Thước đo phảm giá của con người trong mọi thời đại. 
  Thái độ của em với việc tham gia các phong trào đền ơn, đáp 
 nghĩa. 
ĐỀ 5 : 
Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chủ Tịch có viết: 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” 
Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em hãy chứng 
minh nhận định trên 
 DÀN Ý 
A. Mở bài: 
Dẫn đề : Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại 
xâm để bảo vệ tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng 
Nêu vấn đề chứng minh: Để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn 
dân tại Đại hội Đảng lần hai năm 1954, qua bài viết “Tinh thần yêu 
nước của dân ta”, Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: “Dân ta có một lòng 
nồng nàn yêu nước” 
Giới hạn dẫn chứng: Chúng ta sẽ chứng minh nhận định trên qua văn 
thơ đã học và qua thực tế lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 
B. Thân bài: 
Luận điểm 1: Lòng yêu nước đã trở thành đặc điểm phẩm chất quí báu 
của con người Việt Nam từ thế hệ qua thế hệ khác. Tình cảm này được 
thể hiện rõ nét qua thơ ca. 
Lí lẽ 1: Các chiến sĩ, nhà thơ đã mượn thơ ca để bày tỏ tấm lòng yêu 
quê hương đất nước của mình 
Dẫn chứng 1: Mùa xuân 1077, sau chiến thắng trên sông Như Nguyệt, 
Lý Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền dân tộc qua bản “Tuyên ngôn 
độc lập” đầu tiên: 
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 28 
Lí lẽ 2: Thời đại kháng chiến chống Pháp: Từ những cụ già tóc bạc đến 
các cháu nhi đồng, nhân dân miền ngược đến miền xuôi ... ai cũng một 
lòng nồng nàn yêu nước 
Dẫn chứng 1: Họ là những chiến sĩ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh: Lý 
Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu ... 
Chính họ đã viết nên những trang sử vẻ vang, hào hùng nhất 
Dẫn chứng 2: Đỉnh cao của tinh thần yêu nước thời kháng chiến chống 
Pháp là chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo 
tài trí của Đảng và Bác: 
 Chín năm làm một Điện Biên 
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng (Tố Hữu) 
Lí lẽ 3: Thời đại chống Mỹ : Truyền thống yêu nước phát huy tới đỉnh 
cao của nhân dân. Nhân dân ta đã hiến dâng sức lực, trí tuệ để đấu 
tranh, giữ gìn đất nước 
Dẫn chứng 1: Người công nhân thợ điện Nguyễn Văn Trỗi, chỉ chín 
phút cuối cùng của cuộc đời mình đã làm giặc Mỹ khiếp sợ 
Dẫn chứng 2: Người chiến sĩ giải phóng quân hiên ngang, bất khuất 
chết trong thế tiến công giặc thù 
 Và anh chết khi đang đứng băn 
 Máu anh phun theo lửa đạn cầu vòng. (Lê Anh Xuân) 
Chốt lại : Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã đứng lên 
viết tiếp những trang sử vàng của thời đại cha ông. Lòng yêu nước đã 
giúp ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi gian khó, chiến thắng kẻ 
thù. Thật đáng tự hào thay những tấm gương hy sinh, anh dũng của dân 
tộc ta 
C. Kết bài: 
Khẳng định: Lòng yêu nước là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc 
đấu tranh chống quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc 
Lòng yêu nước là thứ của quý đáng để ta trân trọng giữ gìn 
Bài học: Em sẽ làm gì để xứng đáng với truỳen thống tốt đẹp của ông 
cha. (Học sinh tự liên hệ) Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 30 
 1. Lòng lang dạ thú là gì ? Là kẻ có mặt người mà lòng dạ thì không 
 có tình người. 
 2. Tại sao trong tác phẩm không hề nói đến chuyện hắn đánh đập hay 
 ăn đút lót của dân, nhưng trong cách diễn tả của tác giả hắn vẫn hiện 
 ra như một kẻ “lòng lang dạ thú”. 
  Là một viên quan hộ đê nhưng hắn không hề lo việc coi sóc, cứu 
 đê. Trong khi nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ 
 trước nguy cơ đe vỡ thì quan say sưa với những ván bài tổ tôm. 
  Hắn thản nhiên bài bạc không hề quan tâm đến nỗi đau khổ của 
 nhân dân. 
 dẫn chứng :. . . một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt 
đẫm, tất tả chạy xông vào, thở hổn hển, nói không ra lời : 
 - Bẩm . . . quan lớn, đê vỡ mất rồi ! 
 - Quan lớn quát : đuổi cổ nó ra – quay vào hỏi thầy đề : 
 Thầy bốc quân gì thế ! 
 Hắn coi thường sinh mạng, tài sản của nhân dân. 
  Hắn không hề đánh đập hay ăn đút lót của một người dân nào 
 nhưng chính hành động, thái độ của hắn đã gây hại cho hàng trăm 
 ngàn con người rơi vào tình cảnh thảm sầu. 
 Hắn đúng là 1 kẻ lòng lang dạ thú, không hề có lòng trắc ẩn trước 
nỗi đau của đồng loại, hắn không có tính người vô lương tâm. 
I. Kết bài : 
  Khẳng định lại viên quan hộ đê trong tác phẩm “Sống chết mặc 
 bay” là một kẻ nhẫn tâm, lòng lang dạ thú. 
  Cảm nghĩ của bản thân. 
Đề 2 : Một nhà văn có nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ 
con người ”. Hãy giải thích nội dung câu nói trên. 
 DÀN Ý THAM KHẢO 
I/ Mở bài: 
- Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 32 
- Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đọc sách dở, sách có 
hại. 
- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách , cố hiểu nội dung 
trong sách và làm theo sách. 
III/ Kết bài. 
- Tình cảm của em đối với sách, với câu nói trên./. 
Đề 3: Ca dao có câu: 
 “ Công cha nhƣ núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ nhụ nƣớc trong nguồn chảy ra”. 
Em hãy giải thích câu ca dao ấy và phát biểu cảm nghĩ của em đối với 
ơn nghĩa sinh thành. 
 DÀN BÀI 
I. Mở bài: 
- Ca dao là những đoá hoa tình cảm đẹp tuyệt vời của nhân dân ta. 
Trong đó, có khá nhiều câu nói về tình cảm gia đình. 
- Dẫn câu ca dao ở đề bài. 
II. Thân bài: 
1. Giải thích câu ca dao: 
- Núi Thái Sơn: Sự lớn lao của sự vật. 
- Nước trong nguồn chảy ra: Bất tận không khi nào cạn -> ý nói lòng 
mẹ bao la, lòng yêu thương của mẹ là vô tận. 
- Câu ca dao cho biết công lao to lớn vô cùng, vô tận của cha mẹ đối 
với con cái. Từ đó vấn đề được đặt ra là con cái phải biết ơn nghĩa sinh 
thành, phải biết kính trọng cha mẹ. 
- Công lao đối với con cái của cha mẹ là to lớn là bất tận. 
+ Trước hết là ơn nghiã sinh thành. 
+ Sau đó là công lao dưỡng dục: Cho bú mớm “miệng nhai cơm búng 
lưỡi lừa cá xương”, chăm sóc, cho ăn uống, may mặc, học tập, sinh 
hoạt. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 34 
 Câu 3: Tập làm văn (5.0 điểm) 
 Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy 
viết một bài văn nghị luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ 
trên. 
 ĐỀ 2 
Câu 1: (3.0 điểm) 
 Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới : 
 “ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết 
sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào 
đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào 
người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” 
 (Trích Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 – tập 2) 
a) Nêu nội dung đoạn văn trên (1.0 điểm) 
b) Xác định các từ láy có trong đoạn văn trên? (1.0 điểm) 
c) Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người dân đi hộ đê? (1.0 điểm) 
Câu 2: (2.0 điểm) 
  “Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh 
lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một 
đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn 
tay có rộng mở trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. 
 Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. 
“Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng 
biển Chết” 
 (Trích “Hai biển hồ” – SGK/10,11, Ngữ Văn 7 – tập 2) 
 Từ nội dung của câu chuyện trên, hãy viết một đoạn văn ngắn 
(từ 7 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về sự chia sẻ và tình yêu thương 
giữa con người với con người. 
Câu 3: Tập làm văn (5.0 điểm) 
 Đề: Viết một bài văn nghị luận giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: 
“Có chí thì nên”. 
 ĐỀ 3 
Câu 1: (3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 36 
( Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng; SGK Ngữ Văn 7, tập 
2, Nxb GiáoDục ) 
a) Nêu nội dung đoạn văn trên. (1.0 điểm) 
b) Tìm 1 trạng ngữ trong đoạn văn trênvà cho biết trạng ngữ đó bổ 
 sung ý nghĩa gì cho câu. (1.0 điểm). 
c) Là học sinh, em học tập được những gì từ phẩm chất cao quý của 
 Bác. Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 câu trình bày suy nghĩ của 
 em. ( 1.0 điểm) 
Câu 2: (2.0 điểm) 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7- 10 câu trình bày suy nghĩ của em 
về câu tục ngữ: 
 "Kiến tha lâu cũng đầy tổ". 
Câu 3: (5.0 điểm) 
 Giải thích câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách". 
 ĐỀ 5 
Câu 1: Đọc đoạn trích sau. (3.0 điểm) 
 “Bước chân vào đời, ai cũng chuẩn bị cho mình một vài thứ hữu 
ích, nhưng hành trang của mỗi người không ai giống ai, có người chỉ 
cần một ít vốn về vật chất, có người mang trên vai những kiến thức đã 
từng được học, có người lại chẳng biết mình sẽ cần gì trên con đường 
tiến tới tương lai. Còn bạn, bạn mang hành trang gì khi bước vào 
đời?... 
 Một miếng băng dán. Vì miếng băng sẽ nhắc nhở bạn hàn gắn 
những vết thương lòng của bạn hoặc của ai đó. 
 Một cục tẩy. Vì cục tẩy sẽ nhớ ai đó cũng có thể phạm lỗi. Không 
sao, chúng ta học từ những lỗi lầm. 
 Một cây kẹo gum. Vì chất dính của kẹo gum sẽ nhắc bạn nhớ luôn 
bám theo mục tiêu đã đề ra, đừng bỏ cuộc và bạn sẽ đạt được những 
điều mình mong ước. 
 Một cây bút chì. Vì bút chỉ sẽ nhắc bạn nhớ viết ra những điều tốt 
bạn làm hàng ngày. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 38 
 Viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em 
 về ý nghĩa của câu tục ngữ trên 
 Câu 3: (5 điểm) 
 Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 
 Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên. 
 ĐỀ 7 
 Câu 1: ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác 
 gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà 
 trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn 
 cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê 
 không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này 
 hỏng mất.” 
 ( Trích “Sống chết mặc bay”_ Phạm Duy Tốn) 
a) Cho biết nội dung của đoạn văn trên. (1.0 điểm ) 
b) Hãy tìm một câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Tác dụng của câu đặc 
 biệt đó. (1 điểm ) 
c) Em hãy nêu cảm nghĩ sau khi đọc đoạn văn trên. (1.0 điểm ) 
 Câu 2: (2.0 điểm) 
 Hiện nay, bên cạnh những người luôn hối hả, bận rộn với công 
 việc, học tập, thì còn có không ít những người luôn lãng phí thời gian 
 vào những việc không có ích như chơi game suốt đêm ngày, cờ bạc, tụ 
 tập ăn chơi, Đó là điều không tốt cho hiện tại và tương lai sau này 
 của mỗi người. 
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) nêu suy 
 nghĩ của em về câu: 
 “Thời gian là vàng” 
 Câu 3: ( 5.0 điểm ) 
 Em hãy chứng minh câu tục ngữ: 
 “Một cây làm chẳng nên non, 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” 
 Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 40 
 c) Từ đoạn văn trên, là một học sinh em thể hiện lòng yêu nước của 
mình như thế nào. (1.0 điểm). 
Câu 2: (2.0 điểm) Đọc bài ca dao: 
 Công cha như núi ngất trời, 
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
 Núi cao biển rộng mênh mông, 
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! 
 Hãy viết một đoạn văn (từ 7- 10 câu) nêu suy nghĩ của em về 
nội dung của bài ca dao trên. 
Câu 3: (5.0 điểm) 
 Nhân dân ta có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy 
giải thích nội dung câu tục ngữ trên. 
 ĐỀ 10 
Câu 1: (3.0 điểm) 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, 
cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích 
giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con 
thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. 
Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát 
ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí 
lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng 
như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn 
nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh 
để gõ nhịp.” 
 (Ngữ văn 7, tập 2, NXBGD) 
a) Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên. (1.0 điểm) 
b) Tìm một câu đặc biệt. Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1.0 điểm) 
c) Cảm nhận của em về quang cảnh nơi đây. (1.0 điểm). 
Câu 2: (2.0 điểm). 
 Đọc bài ca dao: 
 Anh em nào phải người xa 
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. 
 Yêu nhau như thể tay chân, 
 Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 42 
 a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. 
 b) Tìm và chỉ ra một câu rút gọn được sử dụng trong đoạn văn trên 
 (0.5 điểm). Tác dụng của câu rút gọn đó. (0.5 điểm). 
 c) Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em làm gì để góp 
 phần vào việc bảo vệ nước nhà. (1.0 điểm) 
 Câu 2: (2.0 điểm) 
 Bill Gates từng nói: “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa 
 khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”. 
 Hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 7 đến 10 trình bày suy 
 nghĩ của em về câu nói trên. 
 Câu 3: (5 điểm) 
 Viết một bài văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ: “Đoàn kết 
 thì sống, chia rẽ thì chết”. 
 ĐỀ 13 
 Câu 1: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác 
 gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà 
 trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn 
 cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê 
 không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này 
 hỏng mất.” 
 ( Trích “Sống chết mặc bay”_ Phạm Duy Tốn) 
d) Cho biết nội dung của đoạn văn trên. (1,0 điểm ) 
e) Hãy tìm một câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Tác dụng của câu đặc 
 biệt đó. 
 (1,0 điểm ) 
f) Em hãy nêu cảm nghĩ sau khi đọc đoạn văn trên. (1,0 điểm ) 
 Câu 2: (2,0 điểm). 
 Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những người có lối sống đua 
 đòi, thích khoe khoang thì còn có những người có lối sống giản dị đáng 
 được ngợi ca. Em hãy viết đoạn văn từ 8 – 10 câu trình bày suy nghĩ 
 của mình về “Lối sống giản dị”. 
 Câu 3: ( 5,0 điểm). 
 Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ của thành công”. 
 _ HẾT_ Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 44 
TrungChúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì 
các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. 
 (Trích sách giáo khoa Ngữ Văn 7- tập 2, trang 24- NXBGD) 
 a) Em hãy cho biết nội dung của đoạn văn trên. (1.0 điểm). 
 b) Hãy chỉ ra biện pháp liệt kê trong đoạn trích trên và nêu tác dụng 
của biện pháp liệt kê đó. (1.0 điểm) 
 c) Từ đoạn văn trên, là một học sinh em thể hiện lòng yêu nước của 
mình như thế nào. (1.0 điểm) 
Câu 2 (2.0 điểm) Cho đoạn văn sau : 
 “Khó có ai có thể đứng vững nếu biết trước một ngày không xa 
mình sẽ không còn tồn tại nữa; khó có ai lạc quan sống khi phải đồng 
hành cùng căn bệnh ung thư và khó có ai dám nghĩ rằng mình sẽ làm 
được những việc ý nghĩa trong những tháng ngày còn lại. Nhưng, đối 
với Lê Thanh Thúy, dẫu biết rằng một ngày không mong đợi sẽ đến, 
mỗi ngày Thúy vẫn ráng sống thật vui với nụ cười trên môi, vẫn nặng 
tình với những sẻ chia cùng những người đồng cảnh ngộ và vẫn lạc 
quan cùng điều ước có một phép màu làm tan biến đi những tế bào ung 
thư”(Trích từ “Xin hãy cho con thêm thời gian” - viết về công dân trẻ 
Lê Thanh Thúy) 
 Từ câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn ( 8-> 10 câu ) trình 
bày suy nghĩ của em về “Tinh thần lạc quan trong cuộc sống” . 
Câu 3 (5.0 điểm) 
 Nhân dân ta có câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Em hãy 
giải thích nội dung câu tục ngữ trên. 
 ---HẾT--- 
 ĐỀ 16 
Câu 1: (3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “ Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào 
hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần 
túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ 
của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam ; 
Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo 
và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam, cũng 
như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm, hay Đồng Tháp Mười Trường THCS Thị Trấn Văn 7 – HK2 / 2019 -2020 trang 46 
 (1.0 điểm ) 
 c. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 3 đến 5 câu) về nỗi cơ cực 
 của người nông dân xưa sau khi đọc đoạn văn trên. (1.5 điểm ) 
Câu 2 (2,0 điểm) 
 Hàng ngày trên các trang báo, chúng ta thấy có nhiều tấm gương: 
quên mình cứu người đuối nước; cha mẹ vất vả, cực khổ nuôi con khôn 
lớn; các vị anh hùng chiến sĩ quên mình vì nước... Đó là đức hi sinh cao 
cả. 
 Em hãy viết một đoạn văn (8 – 10 ) câu nêu suy nghĩ về đức hi 
sinh. 
Câu 3 (5,0 điểm) 
 Lê-nin có câu: “Học, học nữa, học mãi” 
 Em hãy viết một bài văn nghị luận giải thích lời khuyên trên. 
 ĐỀ 18 
CÂU 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu : 
 “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! 
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời 
 Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội 
 Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!” 
 (Bác ơi - Tố Hữu) 
 a. Em hãy đặt một nhan đề khác cho bài thơ. (1.0 điểm) 
 b. Tìm câu rút gọn trong đoạn thơ trên. Cho biết câu đó rút gọn 
thành phần nào? (1.0 điểm) 
 c. Hãy cho biết ý nghĩa của đoạn thơ trên. (1.0 điểm) 
CÂU 2: (2.0 điểm) 
 Viết một đoạn văn (8 đến 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu ca 
dao sau: 
 Ơn cha nặng lắm ai ơi 
 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. 
CÂU 3: (5.0 điểm) 
 Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Em hãy giải thích ý nghĩa 
câu tục ngữ trên. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_trong_tam_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.pdf