Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 7: Tục ngữ Việt Nam - Trường THCS Tân Phú Trung

doc 20 Trang tailieugiaoduc 5
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 7: Tục ngữ Việt Nam - Trường THCS Tân Phú Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 7: Tục ngữ Việt Nam - Trường THCS Tân Phú Trung

Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 7: Tục ngữ Việt Nam - Trường THCS Tân Phú Trung
 Trường THCS Tân Phú Trung
 3. Giá trị nghệ thuật
 - Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
 - Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
 - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
B. Bài tập:
Bài tập 1: Dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
PA. A
Bài tập 2: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động 
sản xuất?
A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
PA. C
Bài tập 3: Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta 
điều gì?
A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải
B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân
C. Đừng nên coi trọng của cải
D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải
PA. D
Bài tập 4: Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt 
người bằng mười mặt của"?
A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn
PA. C
Bài tập 5: Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch
PA. D
Bài tập 6: Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như 
thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?
A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 BÀI 1: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Giới thiệu: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một ví 
trí quan trọng và có một số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm 
và trí tuện dân gian. Nếu ca dao là những lời ca thể hiện tình cảm của con người 
thì tục ngữ lại mang tính lí trí, trí tuệ, triết lí.
I. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Tục ngữ Việt Nam nói về hầu hết các vấn đề của cuộc sống nhưng phong phú và 
đặc sắc nhất vẫn là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. 
Có thể kể đến những câu tục ngữ tiêu biểu sau:
 1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
 2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
 3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
 4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
 5. Tấc đất tấc vàng
 6. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
 7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
 8. Nhất thì, nhì thục.
 Tám câu tục ngữ trên có thể được chia thành hai nhóm. Bốn câu đầu nói về 
 thiên nhiên và bốn câu sau bàn về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. 
 Ông cha ta đã có những quan sát rất tỉ mỉ và phải dùng nhiều thời gian nhưng nó 
 đều là những quy luật của tạo hóa, những phát hiện đó cũng đã đặt nền móng và 
 trở thành đề tài cho sự nghiên cứu khoa học sau này.
 Câu 1: 
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 - Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nước ta. Là một nước ở bán cầu 
 Bắc và gần đường xích đạo, mùa hè nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 còn 
 mùa đông từ tháng 9 đến tháng 12. 
 + Vào mùa hè tháng năm thì ngày dài đêm ngắn còn ngày mùa đông thì ngày 
 ngắn đêm dài. 
+ Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: “chưa nằm đã sáng, 
chưa cười đã tối”. 
+ Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của 
đêm mùa hạ và ngày mùa đông. 
- Câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ giúp chúng ta có thể sắp xếp thời gian một cách 
hợp lí để làm việc và bảo vệ sức khỏe.
 Câu 2: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
- Câu tục ngữ thứ hai nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Ngày xưa khi công 
nghệ dự báo thời tiết chưa xuất hiện, ông bà ta có thể dự đoán được thời tiết 
ngày hôm sau bằng cách quan sát bầu trời buổi tối. 
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 Bên cạnh tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên, với đặc điểm là một nước 
 thuần ông, các thế hệ trước cũng đã đúc rút những bài học để có được vụ mùa 
 bội thu để truyền lại cho con cháu đời sau. Nó được thể hiện qua các câu tục 
 ngữ từ câu 5 đến câu 8 trong phần ngữ liệu trên.
 Câu 5: “Tấc đất, tấc vàng”
 Câu 5 là lời răn dạy về giá trị của đất đai: Tấc là đơn vị đo lường của người 
 thời xưa, một tấc đất chỉ bằng 1/10 thước, tức chỉ là một khoảng đất nhỏ còn tấc 
 vàng thì lại là một lượng vàng rất lớn và có giá trị. Câu tục ngữ là một phép so 
 sánh được tối giản hóa chỉ còn hai vế so sánh. Người xưa đã ví tấc đất với tấc 
 vàng, một vật có giá trị rất nhỏ với một vật có giá trị rất lớn nhằm khẳng định vị 
 trí đặc biệt quan trọng của đất đai đối với người nông dân. Họ đã khẳng định 
 rằng dù chỉ là một mảnh đất rất nhỏ thôi nhưng còn quý hơn cả một lượng vàng 
 lớn. Vàng bạc dẫu quý giá nhưng nếu cứ ăn mãi rồi cũng sẽ hết, chỉ có đất mới 
 nuôi sống con người được lâu dài.
 Đối với những người nông dân, đất đai không chỉ là phương tiện sản xuất mà 
 còn là một phần trong cuộc sống với sự gắn bó keo sơn. Người nông dân luôn ví 
 đất là mẹ vì từ đất họ có thể làm ra những vật phẩm để nuôi sống bản thân và 
 gia đình. Câu tục ngữ khuyên dạy ta cần phải sử dụng đất sao cho hợp lí, không 
 sử dụng lãng phí và bảo vệ nguồn đất, phải nhận thức đúng giá trị của đất mẹ để 
 có thể gắn bó và yêu quý đất đai.
 Câu 6: Câu tục ngữ thứ 6 là những lời nhận xét và kinh nghiệm về thứ tự hiệu 
 quả mà các mô hình kinh tế đem lại: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh 
 điền”
 Câu tục ngữ trên sử dụng từ Hán-Việt, giải nghĩa ra có nghĩa là thứ nhất là 
 đào ao nuôi cá, thứ hai là làm vườn, thứ ba là làm ruộng. Nội dung của câu tục 
 ngữ này có nghĩa là trong các hoạt động canh tác của nhà nông, đem lại hiệu 
 quả kinh tế nhanh và nhiều nhất lần lượt là chăn nuôi thủy hải sản sau đó đến 
 làm vườn và cuối cùng là trồng hoa màu ở đồng ruộng. Có thể sắp xếp như vậy 
 bởi nuôi trồng thủy hải sản ít tốn thời gian và công chăm sóc, thu hoạch nhanh 
 hơn và đạt giá trị kinh tế cao hơn. Làm vườn trồng cây ăn quả và trồng hoa màu 
 đòi hỏi thời gian và công sức dài hơn, rủi ro do mất mùa cũng cao hơn.
 Câu tục ngữ trên cũng là một gợi ý cho người nông dân cân nhắc khi bắt tay 
 vào xây dựng kinh tế. Tuy nhiên nếu muốn áp dụng càn phả xem xét được đặc 
 điểm tình hình tự nhiên và các nguồn tài nguyên của địa phương thì mới có thể 
 thành công.
 Câu 7: Người nông dân cho đến ngày hôm nay vẫn rất quen thuộc với câu nói:
 “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
 Phép liệt kê vừa có tác dụng nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng 
 yếu tố. Câu tục ngữ này cũng sử dụng các yếu tố Hán-Việt, đó là các số đếm 
 Nhất, nhì, tam tứ có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa của câu này 
 là khi trồng lúa, quan trọng nhất là phải có nguồn nước đầy đủ, thứ hai là phải 
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 Dựa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. 
 Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. 
 Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và 
 những bài học của dân gian về con người và xã hội. Về hình thức, chúng đều 
 ngắn gọn, có vần,có nhịp và thường dung lối so sánh, ẩn dụ.
 Câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”
 Là lời khẳng định to lớn, quý báu của con người:
 - Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa 
 tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số 
 của cải rất nhiều.
 - Tác giả dân gian vừa dung hình thức so sánh (bằng), vừa dung hình thức đối 
 lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý 
 giá gấp bội của con người so với của cải. Di bản của câu tục ngữ này là: Một 
 mặt người hơn mườimặt của càng khẳng định điều đó.
 - Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ 
 hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có 
 được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là 
 thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
 - Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người, 
 không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện 
 thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tang cường suwacs lao động: 
 (Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất... ). Ông bà, cha 
 mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
 Bên cạnh đó, câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, 
 động viên những người gặp trường hợp không may: (Của đi thay người. Người 
 làm racủa, của không làm ra người... ).
 Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sang tỏ thêm quan điểm quý 
 trong con người của ông cha ta: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân, 
 không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ 
 dễ nghe...
 Câu 2: “ Cái răng cái tóc là góc con người”
 Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:
 - Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ 
 những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.
 - Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên 
 ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách 
 bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhân, đánh giá và quan niệm 
 về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều 
 lời ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:
 Tóc em dài, em cài hoa lí,
 Miệng em cười hữu ý, anh thương!
 Hay:
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 + Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống 
 hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
 - Mỗi hành vi đều là sự "tự giới thiệu" mình với người khác và đều được người 
 khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thong qua ngôn ngữ và 
 cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công 
 việc, biết đối nhân xử thế.
 Học hành là công việc khó khan, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở 
 thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
 Câu 5: “ Không thầy đố mày làm nên”- Khẳng định vai trò quan trọng của 
 người thấy:
 - Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi 
 mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức). Làm nên: 
 làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy 
 đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn 
 thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo 
 dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trong của người 
 thầy.
 - Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho 
 trò những kiến thức cần thiết thong qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn 
 đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời vói việc dạy 
 chữ là dạy nghĩa. Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp 
 các em hiểu và sống theo đúng đạo lí làm người.
 - Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công 
 ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng 
 hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy 
 chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
 Câu 6: “ Học thầy không tày học bạn”: Nói về tầm quan trọng của việc học 
 bạn:
 - Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn 
 của thầy, Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: Không bằng. 
 Nghĩa của cả câu là : Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục 
 ngữ này đúc kết kinh nghiệm : Tự học là cách học có hiệu quả nhất.
 - Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích 
 cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.
 - Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra 
 nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, học suốt 
 đời.
 - Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với 
 câu Không thầy đố mày làm nên hay không ?
 - Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất 
 quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. 
 Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng ? Thực ra, ý của người xưa là muốn 
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:
 - Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý 
 nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao ba cây 
 chụm lại nên hòn núi cao ? Câu này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là nhiều 
 cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.
 - Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn 
 kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ 
 giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có 
 ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo nên sức 
 mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng 
 minh hùng hồn qua thực thiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của 
 dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch 
 Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:
 Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công
 - Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình 
 ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dế hiểu và thấm thía, nhớ lâ. Về nội 
 dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về 
 cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.
 Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác 
 động to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành 
 người hữu ích cho gia đình và xã hội.
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 Giá trị nghệ thuật - Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc
 - Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức 
 thuyết phục
 - Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc 
 đáo.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:
 1. Mở bài
 - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về tiểu sử, sự 
 nghiệp sáng tác,)
 - Giới thiệu về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (hoàn cảnh ra đời, 
 xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
 2. Thân bài
 a. Nhận định chung về lòng yêu nước
 - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi
 - Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ 
 lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp 
 nước.
 ⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước
 b. Những biểu hiện của lòng yêu nước
 - Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước 
 của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,
 - Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
 + Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơai cũng một lòng nồng 
 nàn yêu nước, ghét giặc
 + Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng 
 tiêu diệt giặc
 + Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
 + Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc 
 vận tải
 + Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
 + Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất
 + Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ
 ⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước
 c. Nhiệm vụ của mọi người
 - Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu 
 nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc 
 kháng chiến
 ⇒ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể
 3. Kết bài
 - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
 + Nội dung: bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn 
 yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
nghệ thuật. Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình 
bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối 
với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của 
vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức 
thuyết phục của lập luận. Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận 
điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin 
vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình 
cảm và hành động đúng.
Bài tập 2: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng 
nào?
Gợi ý: Dẫn chứng: 
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng 
chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị 
chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công 
chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua 
sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu 
biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 
Bài tập 3: Chỉ ra và phân tích các hình ảnh so sánh trong bài?
Gợi ý: 
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết 
thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự 
nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
=> So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh 
cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song 
của tinh thần yêu nước. 
- Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi 
được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. 
Khi được cất giấu thì kín đáo. 
=> Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. 
Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; 
mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, 
phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc 
kháng chiến thắng lợi. 
Bài tập 4: Cho đoạn văn: Đồng bào ta ngày nayđều giống nhau nơi lòng 
nồng nàn yêu nước. Xác định phép liệt kê có trong đoạn và nêu tác dụng?
Gợi ý: 
- Phép liệt kê: từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.vùng bị tạm 
chiếm.
- Tác dụng: phép liệt kê đã kể ra các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm 
nhấn mạnh nhân dân VN đều đoàn kết trên dưới một lòng giết giặc.
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
 + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc 
làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. 
 - Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của 
nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu 
nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài tập 6: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu 
rút gọn nhằm mục đích gì?
 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày 
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín 
đáo trong rương, trong hòm.
 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta / Hồ Chí Minh)
* Gợi ý:
- Câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp 
những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
C. Phiếu bài tập:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn văn: 
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. 
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết 
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó 
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
 (Ngữ văn 7 - tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt 
chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của 
những trạng ngữ ấy? 
Câu 3 : Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng của 
nó?
Câu 4: Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn 
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về 
đoạn văn đó
 Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
 - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". 
 - Tác giả Hồ Chí Minh
 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 
Câu 2. Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
 Tác dụng: chỉ thời gian.
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ Trường THCS Tân Phú Trung
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ 
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo 
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín 
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, 
tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được 
thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn trích trên, cho biết rút gọn thành phần 
nào và nêu tác dụng? 
Câu 2: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? 
Câu 3: Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng 
thành phần gì trong câu sau:
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra 
trưng bày"
Câu 4: từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng 
yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu. 
 Hướng dẫn làm bài
Câu 1: 
 Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng 
 - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
 - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh 
 thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu 
 nước, công việc kháng chiến.
 Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ 
Câu 2: Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, 
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... 
Câu 3:
 - Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu 
 - Phân tích: 
Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra 
trưng bày.
 ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)
Câu 4:
 - Học sinh biết cách trình bày thành đoạn văn( 8-10 câu).
 - Nội dung:
 + Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay biểu hiện thành tinh thần rèn luyện, 
 học tập, lao động, sang tạo.
 + Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Gv: Trần Thị Mỹ Lệ

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_chuyen_de_7_tuc_ngu_viet.doc