Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26
2. Thức ăn nhân tạo Thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp. Có 3 nhóm chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp. II. Quan sát một số loại thức ăn của tôm, cá VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT - Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính. - Các mẫu thức ăn : bột ngũ cốc, trai, ốc, hến được gói trong túi ni lông. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính hiển vi (15x8) từ 3 đến 5 lần. Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm cá. * Thức ăn nhân tạo: bột gạo, bột ngô, bột sắn. * Thức ăn tự nhiên: Ốc, ngao, hến, rong tôm, tảo khuê, ấu trùng muỗi Bước 3: Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn trở lên. Tiết: 2 Bài 55: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN (Tự học có hướng dẫn) I. Thu hoạch 1. Đánh tỉa thả bù: thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung để đảm bảo mật độ. Áp dụng phương pháp này thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất nuôi. 2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao: Cách thu hoạch triệt để a) Đối với cá: - Tháo bớt nước. - Kéo đến 2 – 3 mẻ lưới. - Tháo cạn nước để bắt cá đạt chuẩn, chưa đạt thì chuyển sang ao khác nuôi tiếp. b) Đối với tôm Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đồng chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm. Thu hoạch toàn bộ có thể cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn, năng suất tôm cá bị hạn chế. II. Bảo quản 1. Mục đích Hạn chế hao hụt về chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu trong chế biến và xuất khẩu. 2. Các phương pháp bảo quản
File đính kèm:
- on_tap_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_26.doc