Ôn tập môn Công nghệ Lớp 8 - Tuần 22+23
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Công nghệ Lớp 8 - Tuần 22+23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Công nghệ Lớp 8 - Tuần 22+23
Tiết 39: Chủ đề: “ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – CƠ” I.Động cơ điện một pha: 1.Cấu tạo:Gồm hai bộ phận chính là Stato và rôto. a)Stato: (phần đưng yên ) Stato gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép Stato làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ. Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép. -Loại động cơ điện mặt trong lõi thép có cực để quấn dây thường được chế tạo với công suất nhỏ. -Loại động cơ điện mặt trong lõi thép có rãnh để quấn dây thường được chế tạo với công suất lớn. b) Rôto: ( phần quay ) Rôto gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh. Dây quấn rôto kiểu lông sóc, gồm các thanh dẫn (đồng, nhôm ) đặt trong các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu. 2. Sử dụng: Khi sử dụng cần chú ý: -Điện áp đưa vào động cơ không được lớn hơn điện áp định mức của động cơ và cũng không được quá thấp. -Không để động cơ làm việc quá công suất định mức. -Cần kiểm tra dầu, mỡ định kì. -Đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi. -Định kì kiểm tra chạm vỏ. II.Quạt điện: 1)Cấu tạo: Gồm hai phần chính: động cơ điện và cánh quạt. Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc kim loại, được tạo dáng để tạo ra gió khi quay. Ngoài ra, còn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ 2)Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, động cơ điện quay, làm cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. 3)Sử dụng: Khi sử dụng quạt điện ngoài những yêu cầu như ddã nêu ở động cơ diện, còn cần phải chú ý cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị nóng, bị lắc, bị vướng cánh. III.Thực hành: Quạt điện ( hs tự đọc ) Tuần 24: Tiết 41: Chủ đề: “SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG” I.Nhu cầu tiêu thụ điện năng: 1.Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng: -Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều. Những giờ đó gọi là giờ cao điểm. -Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ. 2.Những đặc điểm của giờ cao điểm: -Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ. -Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. II.Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng: -Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. VD: cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu như: không là quần áo, -Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. VD: Sử dụng đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt. -Không sử dụng lãng phí điện năng. VD: Khi ra khỏi nhà, tắt điện các phòng. III.Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: 1.Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: A = P.t A: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, đơn vị Wh. P: công suất điện của đồ dùng điện, đơn vị W. t: thời gian làm việc của đồ dùng điện, đơn vị h. -Khi điện năng tiêu thụ lớn, người ta dùng đơn vị là kilô oát giờ (KWh). 1KWh = 1000 Wh. VD: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V – 40W trong 30 ngày, mỗi ngày bật đèn 4 giờ. -Công suất của bóng đèn là: P = 40 W. -Thời gian mỗi ngày đèn làm việc là: t = 4 h. A = P.t = 40 . 4 = 160 Wh. Trong 30 ngày: A = 160 . 30 = 4800 Wh = 4.8 KWh.
File đính kèm:
- on_tap_mon_cong_nghe_lop_8_tuan_2223.doc