Ôn tập môn Đại số Lớp 7 - Tuần 22

pdf 6 Trang tailieugiaoduc 61
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Đại số Lớp 7 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Đại số Lớp 7 - Tuần 22

Ôn tập môn Đại số Lớp 7 - Tuần 22
 TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
 I) Kiến thức cơ bản: 
 1) Luyện tập các dạng bài tập: 
 Thu thập số liệu thống kê 
 Dấu hiệu 
 Tần số 
 Bảng giá trị 
 Mốt của dấu hiệu 
 Số trung bình cộng 
 Biểu đồ đoạn thẳng 
 2) Các bước giải: 
 Các em xem lại các bước giải SGK từ trang 4 đến trang 23 
Bài tập áp dụng: 
 Câu 1: Điểm kiểm tra môn toán học kỳ 2 của 30 em học sinh lớp 7A được ghi lại 
trong bảng sau: 
 3 6 8 4 8 10 6 7 6 9 
 6 8 9 6 10 9 9 8 4 8 
 8 7 9 7 8 7 6 7 5 10 
a) Dấu hiệu ở đây là gì? 
b) Lập bảng tần số của dấu hiệu. 
c) Tính điểm trung bình bài kiểm tra môn toán học kỳ 2 của 30 em học sinh nêu trên. 
Câu 2: Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập của 30 học sinh (ai cũng làm 
được) và ghi lại như sau (tính theo phút). 
 8 5 8 8 7 6 6 9 9 7 
 7 8 10 4 9 7 10 7 9 8 
 6 9 7 8 5 8 4 5 8 10 
a/ Lập bảng tần số. 
b/ Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. 
 TIẾT 3: LUYỆN TẬP CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI 
TAM GIÁC VUÔNG 
I/ Kiến Thức Cơ Bản : 
 1) Nhắc lại các trường hợp hai tam giác bằng nhau đã biết: 
Trường hợp 1: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai 
cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (cạnh – 
góc – cạnh). 
Trường hợp 2: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác 
vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông 
kia thì hai tam giác đó bằng nhau (góc – cạnh – góc). 
Trường hợp 3: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh 
huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau. TIẾT 4:THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI - LUYỆN TẬP CÁC TRƯỜNG 
HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI TAM GIÁC VUÔNG 
 Bài 1: Tam giác ABC có M là trung điểm BC, AM là tia phân giác góc A. Kẻ MH 
 vuông góc với AB, MK vuông góc với AC. Chứng minh rằng: 
 a) MH = MK 
 b) ̂= ̂ 
 Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với 
 AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng AK là tia phân giác của 
 góc A. 
 Chúc các em làm bài thật tốt ! 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_mon_dai_so_lop_7_tuan_22.pdf