Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 22

doc 7 Trang tailieugiaoduc 9
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 22

Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 22
 NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9.
Tuần 22 Bài 22
Tiết 25 CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945.
 A. NỘI DUNG BÀI HỌC.
I/ MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19 – 5 – 1941)
 1/ Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh:
 - Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Trên thế giới đã hình thành 2 trận tuyến..
 - Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì 
Hội nghị Trung ương lần 8 tại Pác-Bó (Cao Bằng), từ ngày 10 19/5/1941. Hội nghị chủ trương:
 +Trước hết giải phóng dân tộc Đông Dương khỏi ách Pháp - Nhật. 
 +Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu 
“Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại 
ruộng công”.
 + Thành lập Mặt trận Việt Minh.
 2/ Vai trò và ý nghĩa của Mặt trận Việt Minh. 
- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, 
- Phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo 
tiền đề thắng lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 
II. CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 
 TÁM NĂM 1945.
1/ Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945)
- Chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng.
- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn. Quân Pháp ở Đông Dương cũng ráo riết 
chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ. Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, 
độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9/ 3/ 1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Pháp nhanh chóng đầu hàng.
2/ Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (HS tự học).
 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Câu 1: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh như 
thế nào?
Câu 2: Tại sao Nhật phải tiến hành đảo chính Pháp?
Câu 3: Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao?
Câu 4: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong 
khoảng thời gian nào?
 A. Từ 10-15/5/1941; B. Từ 10-19/5/1941; 
 C. Từ 10-25 /5/1941; D. Từ 10-29/5/1941
Câu 5: Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII, Hội nghị đã chủ trương thành lập 
mặt trận nào?
 A. Mặt trận Liên Việt.
 B. Mặt trận Đồng minh.
 C. Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). 
 --- HẾT --- III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG 
THÁNG TÁM
1/ Ý nghĩa lịch sử:
- Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt 
Nam dân chủ Cộng hòa., đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho 
dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực 
Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới. 
2/ Nguyên nhân thắng lợi:
-Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt 
trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng...
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước 
- Do điều kiện quốc tế thuận lợi: Liên xô và các nước Đồng minh đánh bại Phát xít Đức-Nhật
 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Câu 1: Lệnh Tổng khồi nghĩa tháng Tám 1945 được ban bố trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Trình bày Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 3: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 
năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là
 A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
 B. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
 C. Kết hợp đấu tranh quân sự vơi đấu tranh chính trị, ngoại giao.
 D. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 4: Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát 
lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
 A. Nhật đảo chính Pháp đảo chính Đông Dương.
 B. Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.
 C. Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản đóng ở Mãn Châu.
 D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.
 --- HẾT --- NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9.
Tuần 24 CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 
Tiết 28 ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN 
 Bài 24
 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 
 DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
 A. NỘI DUNG BÀI HỌC.
II. CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC.
3/ Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
- Đêm 22 rạng 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc 
chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó ở Nam Bộ và 
Nam Trung Bộ.
 - Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân 
“Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
4/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý chia cho chúng 70 
ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận 
tiêu tiền “quan kim” của chúng.
- Mặt khác, Chính Phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng:giam giữ, 
lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
5/ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp. (14/9/1946)
a/ Hoàn cảnh lịch sử: 
- Ngày 28/2/1946, Tưởng Giới Thạch và Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp nhằm bắt tay chống 
phá cách mạng nước ta.
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và ký Hiệp định Sơ bộ 
(6/3/1946) nhằm đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc 
kháng chiến lâu dài.
b/ Nội dung Hiệp định Sơ bộ: 
 + Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài 
chính riêng.
 + Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 
năm.
- Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã ký với 
Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ quân Pháp một số quyền lợi kinh tế 
và văn hóa ở Việt Nam.
c/ Ý nghĩa: 
 Việc ta ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt-Pháp đã giúp ta loại một kẻ thù là quân 
Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_lich_su_lop_9_tuan_22.doc