Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 27
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 27
Tuần 27 KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Tiết 34. NỘI DUNG TRỌNG TÂM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Học sinh xem lại kiến thức, bài tập các bài đã học. Câu 1: Hoàn thành nội dung còn thiếu trong bảng niên biểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925: Thời gian Sự kiện 5/6/1911 1919 7/1920 12/1920 1921 1922 1923 1924 1925 Câu 2: Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929. Hãy phân tích mặt hạn chế của sự ra đời ba tổ chức cộng sản này. - Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kỳ. - Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kỳ. - Tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ. * Hạn chế: (HS đọc SGK, tr/69 và tự nêu hạn chế). Gợi ý: Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam Câu 3:Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) a/ Hoàn cảnh lịch sử: - Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. - Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất. - Từ ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc). b/ Nội dung Hội nghị: - Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. - Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. c/ Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Câu 9: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. a/ Ý nghĩa lịch sử: - Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc: phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp và chế độ phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do. - Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung. b/ Nguyên nhân thắng lợi: - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng... - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. - Do điều kiện quốc tế thuận lợi: Liên xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. Câu 10: Vì sao Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1946? Nội dung của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? Hoàn cảnh lịch sử: - Ngày 28/2/1946, Tưởng Giới Thạch và Pháp ký Hiệp ước Hoa – Pháp, nhằm bắt tay chống phá cách mạng nước ta. - Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: + Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. + Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm. Tạm ước ngày 14/9/1946: - Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ quân Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam. Ý nghĩa: Việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp đã giúp ta loại một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 11:Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc 1947. a/ Kết quả: Pháp phải rút quân khỏi Việt bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ lực ta ngày càng trưởng thành. b/ Ý nghĩa: Thất bại ở Việt Bắc buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài. Câu 12: Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu- đông 1950? Kết quả và ý nghĩa: - Ta giải phóng được biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, thế bao vây của địch ở căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ. “Kế hoạch Rơ-ve” bị phá sản. - Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
File đính kèm:
- on_tap_mon_lich_su_lop_9_tuan_27.doc