Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 22
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 22
Cây mọc ngoài sáng có thân thấp và tán rộng. Cây ngoài sáng thường quang hợp và thoát hơi nước mạnh hơn cây nơi bóng râm. II.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Ví dụ :+ Ong có thể bay xa tổ hàng chục km để kiếm mật hoa. + Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn mùa đông là mùa sinh sản của các loài chim. - Có 2 nhóm ĐV : + ĐV ưa sáng : gồm ĐV hoạt động về ban ngày . Vd (học sinh tự cho) + ĐV ưa tối : gồm ĐV hoạt động về ban đêm, sống trong hang, trong đất, dưới đáy biển sâu. Vd: (học sinh tự cho) Tuần 23 Tiết 45 Bài 43:ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I.Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật Đa số sinh vật sống ở nhiệt độ từ 0 0 C đến 50 0C, có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp. Nhiệt độ ảnh hưởng lên hình thái và sinh lý của sinh vật giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống: Có 2 nhóm sinh vật: - Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường, gồm:động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, nấm, vi sinh vật, thực vật. - Sinh vật hằng nhiệt:có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độmôi trường, gồm: Chim, thú và người . SV hằng nhiệt có khả năng chịu đựng sự thay đổi của MT cao hơn vì có cơ chế tự điều hòa thân nhiệt . II.Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có ẩm độ khác nhau. Tuần 24 Chương II: HỆ SINH THÁI Tiết 47 Bài 47: QUẦN THẾ SINH VẬT I.Thế nào là một quần thể sinh vật Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản : - Tỉ lệ giới tính : - Thành phần nhóm tuổi : - Mật độ quần thể : III.Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể của sinh vật - Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn dến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. - Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh về mức cân bằng. Bài 48 : QUẦN THỂ NGƯỜI. I.Sự khác nhau giữa quần thể người vời quần thể sinh vật khác. Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong. Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn nhân, giáo dục và văn hóa. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng cải tạo thiên nhiên. II.Tăng dân số và phát triển xã hội: - Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. -Khi dân số tăng quá nhanh dẫn đến hậu quả : nghèo đói , bệnh tật , tệ nạn xã hội - Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. - Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước. B. Cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu C. Thằn lằn bóng đuôi dài, sư tử, cá chép D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ Câu 4: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 5. Đặc điểm nào sau đây có cả ở quần thể sinh vật và quần thể người : A. Giới tính, hôn nhân, mật độ, sinh sản, tử vong. B. Lứa tuổi, pháp luật, mật độ, sinh sản, tử vong. C. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. D. Mật độ, giới tính, văn hoá, sinh sản, tử vong. Câu 6. Sự tăng giảm dân số trong mỗi nước tuỳ thuộc vào số người : A. Sinh ra, tử vong. B. Di cư, tử vong. C. Di cư. D. Sinh ra, tử vong, di cư. Câu 7:Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A.một khu rừng B. một hồ tự nhiên C.một đàn chuột đồng D. một ao cá Câu 8:Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Đảm bảo cân bằng sinh thái B. Làm cho quần xã không phát triển được C. Làm mất cân bằng sinh thái D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã Câu 9:Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là A quan hệ về nơi ở B.quan hệ dinh dưỡng C.quan hệ hỗ trợ D.quan hệ đối địch Phần II.Tự luận Câu 1.Quan sát trong tự nhiên, hãy điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng sau: Câu 6 Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Câu 7Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?Vì sao có sự khác nhau đó?
File đính kèm:
- on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_tuan_22.doc