Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 25
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 25
TIẾT 50: NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG A. Phần lý thuyết : Câu 1/ Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. * Môi trường :là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu : MT nước, MT trên đất và không khí, MT trong đất, MT sinh vật. * Nhân tố sinh thái : là những yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật. - Có 2 nhóm nhân tố sinh thái : • Nhân tố vô sinh : ánh sáng, nước, không khí, nhiệt độ, đất..... • Nhân tố hữu sinh : nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác (động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm). Câu 2/ Giới hạn sinh thái là gì? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi? Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu và chết. Giới hạn sinh thái rộng hay hẹp tùy loài. VD: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là từ 5o C đến 42o C Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá rô phi (giới hạn chịu nhiệt của cá chép là 2 oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC). Phần vận dụng : Câu 1/ Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? - Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt. - Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. Câu 2/ Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: Nhận biết, phân biệt 2 nhóm ĐV ( các em tự làm) + ĐV ưa sáng : + ĐV ưa tối : .. 2 e. Ở địa y :các sợi nấm cung cấp nước, muối khoáng cho Tảo và Tảo cung cấp lại chất hữu cơ cho Nấm . f. Tầm gửi sống trên cây sung g. Dê và bò cùng ăn cỏ trên cánh đồng h. Cá ép bám vào rùa biển Trả lời : 1.....; 2......; 3.......; 4....... CHƯƠNG II : HỆ SINH THÁI Phầnlýthuyết Câu 1: Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể ? . Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Các sinh vật trong quần thể có các mối quan hệ : hỗ trợ và cạnh tranh Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể. Khi nào mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng ? a. Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản : - Tỉlệgiớitính - Thành phần nhóm tuổi - Mật độ quần thể b. Mật độ quần thể : biến động theo mùa, theo năm, theo chu kì sống của sinh vật. Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể di cư, giảm sinh sản, tăng tử vong. Khi mật độ cá thể giảm tới mức nhất định, thì quần thể điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khi đó mật độ quần thể trờ về trạng thái cân bằng. 4 * Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng Sinhvậtsảnxuất : CỎ → THỎ → HỔ → VI SINH VẬT + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng xác bã hữu cơ : LÁ MỤC → GIUN → GÀ → CÁO * Lưới thức ăn: Mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn tạo thành các mắc xích chung. Các chuỗi thức ăn có chung nhau nhiều mắc xích taọ thành lưới thức ăn.. Một lưới thức ăn hòan chỉnh có đủ 3 thành phần sinh vật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải . Phần vận dụng chương II Câu 1. Cho lưới thức ăn sau : a/ Hãy viết chuỗi thức ăn có sinh vật tiêu thụ cấp 1 là Thỏ. b/ Hãy kể tên các sinh vật tiêu thụ cấp 2 trong lưới thức ăn sau? Dê Hổ Cỏ Thỏ Mèo vi sinh vật Sâu Chim Mẫu: a/ cỏ ->thỏ ->hổ -> vi sinhvật cỏ ..->thỏ ->mèo -> vi sinhvật b./cácsinhvậtcấp 2: hổ; mèo; chim 6
File đính kèm:
- on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_tuan_25.docx