Ôn thi Olympic môn Địa lí Lớp 6

docx 9 Trang tailieugiaoduc 27
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Olympic môn Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn thi Olympic môn Địa lí Lớp 6

Ôn thi Olympic môn Địa lí Lớp 6
 -Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.
 -Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng 
cách trên thước tỉ lệ
 -Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên 
thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.
Nếu dùng tỉ lệ số thì tính khoảng cách như đã đã nói ở mục 1.
Câu 7: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ?
Trả lời: 
-Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh 
tuyến, vĩ tuyến. Theo qui ước thì:
 +Phần chính giữa bản đồ là trung tâm.
 +Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc.
 +Đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam.
 +Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông.
 +Đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
-Đối với bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì chúng ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng 
Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
Câu 8: Kinh độ, vĩ độ khác với kinh tuyến, vĩ tuyến thế nào?
Trả lời: 
 -Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả 
địa cầu. Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bề mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến.
 -Kinh độ, vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến, vĩ tuyến 
đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
Câu 9: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên ta phải xem bảng chú giải?
Trả lời: Trước khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc kĩ bảng chú giải bởi vì bản chú 
giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. 
Câu 10: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại 
kí hiệu nào?
Trả lời: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí 
hiệu: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
Câu 11: Kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, 
đường và diện tích? Câu 19: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái 
đất?
Trả lời: có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất là do Trái 
đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
Câu 20: Với quả địa cầu và ngọn đèn trong phòng tối, em hãy chứng minh hiện 
tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất? (đã hưỡng dẫn trả lời trong vở).
Câu 21: Nếu Trái đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên Trái 
đất sẽ ra sao?
Trả lời: Nếu Trái đất không tự quay quanh trucjthif hiện tượng ngày đêm trên Trái đất 
sẽ kéo dài, không phải là 12 giờ.
Câu 22: Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 7 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy 
giờ?
Trả lời: 
 -Người ta chia bề mặt Trái đất ra 24 khu vực. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó là giờ 
khu vực.
 -Khi khu vực giờ gốc là 7 giờ thì lúc đó ở nước ta là 14 giờ.
Câu 23: Để đi trọn 1 vòng trên quỹ đạo, Trái đất phải quay quanh trục bao nhiêu 
vòng?
Trả lời: Để đi trọn một vòng trên quỹ đạo, Trái đất phải quay quanh trục 365 vòng ¼ 
tức là 365 ngày 6 giờ.
Câu 24: Năm thiên văn khác năm lịch ở điểm nào?
Trả lời: Năm thiên văn là năm có 365 ngày 6 giờ. Đây là thời gian Trái đất chuyển động 
quanh Mặt trời một vòng. Năm lịch là năm có 365 ngày. Như vậy, mỗi năm lịch so với 
năm thiên văn thiếu mất 6 giờ.
Câu 25: Hãy nói rõ số ngày của các tháng trong một năm?
Trả lời: 
-Theo quy ước một năm lịch có 12 tháng. 
-Những tháng có 30 ngày: tháng 4, 6, 9, 11
-Những tháng có 31 ngày: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
-Riêng tháng 2 có 28 ngày. Năm nào nhuận tháng 2 sẽ có 29 ngày.
Câu 26: Trình bày sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời? (học đề cương)
Câu 27: Tại sao Trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra hai thời kì nóng 
và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? (đã trả lời trong vở) -Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái đất là nguyên nhân sinh ra 
các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...
Câu 32: Dựa vào hình 27 (sgk/ 32) hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ 
Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?
Trả lời:
 -Lớp vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính.
 - Đó là các mảng: Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ, mảng Âu- Á, Mảng Phi, 
Mảng Bắc Mĩ, Mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
Câu 33: Cắn cứ vào đâu người ta phân ra: Núi lửa tắt và núi lửa hoạt động?
Trả lời: Những núi lửa đang phun hoạt mới phun gần đây là những núi lửa hoạt động. 
Những núi lửa ngừng phun đã lâu thường là những núi lửa đã tắt.
Câu 34: Tại sao người ta gọi vùng ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương là “ 
Vành đai lửa Thái Bình dương”?
Trả lời: Người ta gọi vùng ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương là “ Vành đai lửa 
Thái Bình dương” vì nơi đây có gần 300 núi lửa còn hoạt động.
Câu 35: Nêu tác hại của động đất và núi lửa?
Trả lời:
 -Núi lửa phun thường gây tác hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham của nó 
có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương.
 -Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường xá, cầu cống bị phá hủy và làm 
chết nhiều người.
Câu 36: Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt 
Trái đất?
Trả lời: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm (vùng hoang mạc) làm đá nứt 
vỡ, nước mưa xói mòn đất đai, dòng chảy tam thời tạo thành khe rãnh xói mòn, sóng 
biển vỗ vào bờ tạo thành hàm ếch, ....
Câu 37: Thế nào gọi là trung du?
Trả lời: Trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và bình nguyên (đồng bằng).
Câu 38: Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Trả lời: Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì cao nguyên có độ cao 
tuyệt đối từ 500m trở lên.
Câu 39: Tại sao việc khai thác sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm? -Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất, đá mau nóng 
nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn 
đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền 
gần biển và những miền nằm sâu trong nội địa cũng khác nhau.
 -Vì vậy, về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, về mùa 
đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.
Câu 45: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Trả lời: Khí hậu đại dương khác với khí hậu lục địa là vì nước biển có tác dụng điều 
hòa nhiệt độ. Nước biển lâu nóng nhưng cũng lâu nguội. Mặt đất mau nóng nhưng cũng 
mau nguội. Vì vậy, khí hậu đại dương có ùa hạ mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ 
chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể.
Câu 46: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc 
bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giơ?
Trả lời: Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí , tạo ra 
nhiệt độ không khí. Vì vậy, khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc 
bức xạ mặt trời mạnh nhất) thì không khí chưa nóng nhất. Khoảng một thời gian sau 
(13 giờ) , không khí trên mặt đất mới có nhiệt độ nóng nhất trong ngày.
Câu 47: Nguyên nhân nào sinh ra gió? 
Trả lời: Do sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió. Gió là sự chuyển động của không 
khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
Câu 48: Tại sao ranh giới của các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng 
khớp với ranh giới của các vòng đai nhiệt?
Trả lời: Ranh giới của các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với 
ranh giới của các vòng đai nhiệt là do:
 +Đặc điểm phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất.
 +Hoàn lưu khí quyển.
 ❖ BÀI TẬP:
Bài 1: Khoảng cách từ Tp.HCM đến Tp. Cần Thơ là 129km. Trên bản đồ hành chính 
Alat Việt Nam, Khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 2,15cm. Vậy bản đồ đó có 
tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 2: Khoảng cách từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến thủ đô Cu-a-la Lăm- pơ (Malaixia) 
là 1950km. Trên bản đồ phụ trong Atlat Địa lí Việt Nam khoảng cách giữa hai thủ đô 
đó đo được là 3,9cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 3: Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1:3000000 và 1:50000000, cho 
biết 2cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

File đính kèm:

  • docxon_thi_olympic_mon_dia_li_lop_6.docx