Đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 – THCS

docx 20 Trang tailieugiaoduc 101
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 – THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 – THCS

Đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 – THCS
 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
Không chỉ ở đô thị, chất lượng không khí ở khu sản xuất công nghiệp, làng nghề và nông thôn cũng ở bức 
báo động. Trong đó, bụi lơ lửng (TSP) ở khu công nghiệp vượt miền Bắc cao hơn so với miền Nam. 
Nguyên nhân có thể do đặc điểm loại hình sản xuất, công nghệ, nhiên liệu và vị trí.
Theo nghiên cứu của chuyên gia, ô nhiễm không khí ở thành phố có ảnh hưởng lớn tới đường hô hấp, tác 
nhân gây ra bệnh ung thư phổi, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn hành vi. Nhóm cộng 
đồng nhảy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, 
người mang thai, người thường xuyên làm việc ngoài trời.
MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
– Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao 
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 
(Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
– Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành hai loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý 
muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, 
biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây 
dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản 
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho 
cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, 
quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, 
huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường 
xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể 
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
– Trong phạm vi giới hạn của chuyên đề chúng ta chỉ đề cập đến ô nhiễm môi trường tự nhiên: Không 
khí, đất và nước.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
 1. Ô nhiễm môi trường không khí
 a/ Ô nhiễm môi trường không khí là gì?
– Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, có nguy cơ gây hại đến thực vật, động vật, 
sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
– Không khí sạch thường gồm 78% N2, 21% O2 và 1% các khí khác: CO2, SO2, HCl, bụi, hơi nước
– Không khí bị ô nhiễm thường chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4 và một số khí độc 
khác (CO, NH3, SO2, HCl) và một số vi khuẩn gây bệnh,
 b/ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ?
– Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đó là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
+ Nguồn gốc tự nhiên do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất, quá trình phân huỷ xác động 
thực vật
+ Nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động giao thông vận tải, 
xây dựng, từ các hoạt động sinh hoạt của con người. Hiện nay, nguồn nhân tạo là nguồn gây ô nhiễm 
chính đối với môi trường không khí .
 Trang 2 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
– Ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông 
thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý 
nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật 
ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các 
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm.
– Tai nạn tràn dầu trên biển cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
 c/ Tác hại của ô nhiễm nguồn nước
– Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức khỏe cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường, do ăn 
uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và 
tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm.
– Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên 
quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các 
bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi 
sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư 
da. Nhiễm Natri gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, nhiễm lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá. 
Nhiễm hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc 
bảo quản thực phẩm, phot pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là 
nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa.
Nhiều người đã trở thành nạn nhân của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch 
Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị 
ô nhiễm thải ra từ Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở 
nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, 
Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu 
xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh 
một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong thời gian 
tới, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều.
 3. Ô nhiễm môi trường đất
 a/ Ô nhiễm môi trường đất là gì?
– Là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do 
các tác nhân gây ô nhiễm, dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu của đất.
 – Đất sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, một số chất hóa học, nếu có chỉ đạt nồng độ dưới mức quy 
định.
– Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định.
 b/ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Do nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Nhiễm phèn làm PH môi trường giảm gây ngộ độc
cho cây con. Nhiễm mặn do muối trong nước biển hay từ các mỏ muối làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn 
sinh lý cho thực vật
+ Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất là do nguồn gốc nhân tạo:
 Trang 4 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
– Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên gây nguy hại cho môi 
trường đất. Nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác 
khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi 
sinh vật có lợi trong đất. Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí làm đất chua, đồng thời 
chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2 làm ô nhiễm môi trường đất.
Các loài động vật khác như tôm, cá cũng chịu ảnh hưởng rất lớn do ô nhiễm môi trường.
 • Nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học (tích hợp liên môn)
 Quan sát: Ta có thể nhận thấy môi trường bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc
VD: Nước ô nhiễm thường có mùi khó chịu, màu sắc của nước ô nhiễm thường có màu tối, hơi đen. Khi 
nước ô nhiễm, nước không còn trong suốt. Hiện nay nhiều hồ ao, sông ngòi ở một số thành phố, thị xã, 
khu vực gần khu công nghiệpđã có những biểu hiện rất rõ ràng về nguồn nước bị ô nhiễm.
– Căn cứ vào mùi và tác dụng sinh lí đặc trưng của một số khí ta dễ dàng nhận ra không khí bị ô nhiễm
VD: Trong phòng thí nghiệm hoặc trong lớp học sau thí nghiệm ta dễ dàng nhận thấy một số khí, như:
– Không khí có chứa khí Cl2 thì sẽ có mùi hắc, khó chịu.
– Không khí có khí SO2 sẽ có mùi hắc, khó chịu.
– Không khí có khí H2S sẽ có mùi trứng thối.
– Không khí có khí NH3 thì ngửi thấy mùi khai.
 Xác định chất ô nhiễm bằng các thuốc thử, dụng cụ đo.
BIỆN PHÁP THIẾT THỰC GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 Trang 6 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, 
hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. 
Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn 
gen động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi 
trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều 
công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, 
nhất là cho học sinh .
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ 
môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động 
nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn đàn về môi trường để học 
sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, 
khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác
Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho 
học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của 
nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, giúp học 
sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách 
chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh.
 Trang 8 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG?
 – Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
 – Không xả rác một cách bừa bãi.
 – Không đốt rác thải bừa bãi.
 – Phân loại rác thải làm từ chất dẻo, từ kim 
 loại,vào nơi thu gom để xử lý.
 – Bảo vệ nguồn nước sạch. Sử dụng nước một cách 
 tiết kiệm, hiệu quả.
 – Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở nhà, ở lớp, 
 ở trường, ở nơi công cộng.
 – Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm – Hưởng ứng GIỜ 
 TRÁI ĐẤT
 – Sử dụng các hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi 
 trường, hạn chế sử dụng bao bì gói thực phẩm bằng chất 
dẻo không phân hủy.
– Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch nhà cửa, trường lớp và môi trường.
– Tham gia thực hiện công trình măng non, tham gia cuộc thi “ Tái chế sản phẩm”, cuộc thi “Những bức 
tranh bảo vệ môi trường”
– Khuyến khích gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.
 Trang 10 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết
- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển 
Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt 
động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ 
môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường 
thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và 
chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.
Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan 
tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi 
hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc 
giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi 
trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt 
rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh, xem 
xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.
Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi 
người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị 
xanh- sạch- đẹp hơn.
Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư 
giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, 
con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó 
các bạn ạ!
=> Biến việc bảo vệ môi trường thành một THÓI QUEN, một LỐI SỐNG TỐT.
- Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, do đó mọi người cần có ý thức bảo vệ nó.
- Thực tế ở trường THCS Bình An tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đa số chưa cao.
- Tôi muốn góp phần giáo dục các em và nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi 
trường.
 Từ những lí do trên nên tôi chọn chuyên đề này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Xác định những khả năng khai thác lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Khả năng khai thác, lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9 giảng dạy trên lớp ở 
trường THCS Bình An.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Khảo sát học sinh khối 9 năm học 2014 - 2015 có 60% HS nhận thức quá đơn giản về môi trường 
(đa số không chú ý về môi trường). Nguyên nhân là ý thức của các em còn thấp, phần lớn thầy cô ít khai 
thác giáo dục môi trường qua bài dạy trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa ít, có đề cập về môi trường nhưng các 
em còn thờ ơ coi nhẹ.
 - Khả năng lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9 giảng dạy trên lớp.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: tham khảo sách của Bộ Giáo Dục & ĐàoTạo, các Dự án về bảo 
vệ môi trường chống suy thoái của Quốc gia.
 - Phương pháp điều tra học sinh, dự giờ giáo viên trên lớp, quan sát, trao đổi.
 Trang 12 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9 – THCS
 Lồng ghép giáo dục môi trường nói về một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi 
trường cho học sinh. Cách này không đòi hỏi một môn học riêng, bởi vì các kiến thức về giáo dục môi 
trường được đưa xem vào các môn học đã có ở trường THCS. Lồng ghép là kết hợp một cách có hệ thống 
các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ 
với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức 
giáo dục môi trường không phải muốn đem vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của 
bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
 Lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Sinh học có thể phân thành 2 dạng khác nhau:
1. Dạng lồng ghép
 Ở dạng này, các kiến thức giáo dục môi trường đã có chương trình và SGK và trở thành một bộ 
phận kiến thức của môn học. Trong SGK THCS, kiến thức giáo dục môi trường được lồng ghép có thể:
 - Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong SGK Sinh học 9 có 4 chương nói về các kiến thức môi 
 trường và bảo vệ môi trường: chương I: Sinh vật và môi trường, chương II: Hệ sinh thái, chương 
 III: Con người, dân số và môi trường, chương IV: Bảo vệ môi trường.
 - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học: Trong Sinh học 9 có bài 29 nói về “ 
 Bệnh và tật di truyền ở người”. Trong bài này mục cuối cùng, mục III có nêu các biện pháp 
 hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền: “Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, 
 vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ 
 sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh”. Bài 30 nói về “Di truyền học với con người”. Trong bài 
 này có mục cuối cùng, mục III còn nêu lên hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
2. Dạng liên hệ
 Ở dạng này, các kiến thức giáo dục môi trường không được đưa vào chương trình SGK, nhưng dựa 
và nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức giáo dục môi trường có liên quan với bài học qua giờ 
giảng bài trên lớp.
 Có thể nói trong SGK Sinh học THCS và nhất là Sinh học 9 có hàng loạt các bài học có khả năng 
liên hệ kiến thức giáo dục môi trường. Tuy nhiên, GV cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và 
lựa chọn các kiến thức và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bài học một cách hợp 
lí nhất. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì giáo viên Sinh học THCS luôn phải cập nhật các kiến 
thức về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài đặc biệt qua Internet 
3. Minh họa giải pháp qua một bài dạy
Tiết 56 – Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy 
giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Từ đó, có ý thức, 
trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.
2/ Kỹ năng
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK.
Kỹ năng kiên định, phản đối mọi hành vi phá hoại môi trường.
Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
Ứng dụng CNTT trong học tập.
Tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên mạng.
 Trang 14 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
 nhau, gồm 5 - 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ 
 chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc 
 hang. Vậy các bạn hãy quan sát những hình ảnh 
 sinh hoạt kiếm sống hằng ngày của họ.
 - Yêu cầu các bạn quan sát tranh các hoạt 
 động sống của người nguyên thủy.
 - Thời kỳ nguyên thủy, con người đã tác 
 động tới môi trường tự nhiên như thế 
 nào? Tác động đáng kể của con người là biết dùng 
 lửa để bắt và xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và nấu 
 thức ănlàm nhiều cánh rừng bị đốt cháy (ở 
 Trung Âu, Đông Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á).
 - Xã hội nông nghiệp:
 Nhóm 2: Do số lượng người nguyên thủy 
 ngày càng tăng và sự tiến hóa hơn của loài 
 người nên phương thức sống bằng cách săn 
 bắt - hái lượm không đủ đáp ứng nhu cầu sinh 
 tồn của cuộc sống. Vì vậy, họ đã biết cách 
 trồng trọt và chăn nuôi,Các bạn hãy quan 
 sát những hình ảnh của thời kỳ xã hội nông 
 nghiệp.
 - Nhóm 2 giới thiệu cho các bạn một số 
 hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của xã 
 hội nông nghiệp.
 - Muốn có đất để trồng trọt, chăn thả gia 
 súc thì con người phải làm gì ở thời kỳ 
 này?
 - Hoạt động cày xới đất canh tác làm thay 
 đổi đất và nước tầng mặt dẫn đến hậu quả 
 như thế nào?
 - Xã hội nông nghiệp đã ảnh hưởng đến Chặt phá, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả 
 môi trường như thế nào? gia súc → làm thay đổi đất, nước tầng mặt, làm 
 cho nhiều vùng đất bị khô cằn, giảm độ màu 
 mỡ.
 Nhóm 3: Bên cạnh những hoạt động sống vô tình - Xã hội công nghiệp:
 gây tác hại đên môi trường của loài người nguyên 
 thủy thì thời kỳ xã hội công nghiệp với sự tiến bộ 
 vượt bậc của con người đã góp phần to lớn cải tạo 
 thiên nhiên. 
 - Nhóm 3 giới thiệu cho các bạn một số 
 hình ảnh được coi là điểm mốc của thời 
 đại văn minh công nghiệp.
 - Nền nông nghiệp cơ giới hóa, đô thị hóa Việc chế tạo ra máy móc, thiết bị hiện đại và 
 ngày càng tăng và công nghiệp khai thác quá trình đô thị hóa đã làm ảnh hưởng nghiêm 
 Trang 16 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
 - Tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có 
 năng suất cao.
 Bản thân còn là học sinh thì các em có thể làm 
 những việc gì để bảo vệ môi trường?
4/ Củng cố: Đã củng cố từng phần nội dung hoạt động
5/ Dặn dò: 
 - Ghi lại nội dung bài học vào vở.
 - Mỗi nhóm hoàn thành bảng 53.2 trang 160 SGK.
 - Chuẩn bị bài 54: Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung trong phần “ Các tác nhân chủ yếu gây ô 
 nhiễm”. Tìm hình ảnh trên internet, nội dung trong SGK và thiết kế file powerpoint.
6/ Rút kinh nghiệm
 Trang 18 Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS
4. Kết quả dạy thực nghiệm năm học 2014 – 2015 
 Tôi đã dạy thực nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài giảng trên lớp môn Sinh học 
9 thì nhận thức của học sinh về môi trường đúng đắn hơn. Tỉ lệ học sinh nhận thức được vấn đề bảo vệ môi 
trường về tất cả các nội dung được nâng cao rõ rệt khi khảo sát 90 học sinh lớp 9. Nhận thức của học sinh 
về các vấn đề cần bảo vệ môi trường như: Bụi, tiếng ồn, rác thải, thuốc bảo vệ thực vật  đạt từ 90% trở 
lên. (không cần thì bỏ phần này em nha)
 PHẦN III: KẾT LUẬN
 Trên đây là nội dung cũng như giải pháp thực hiện chuyên đề của nhóm Sinh. Và chuyên đề này 
đã áp dụng dạy thí nghiệm cho học sinh khối 9 năm học 2014 – 2015 và đã đạt chất lượng học tập như trên. 
Trong quá trình viết chuyên đề cũng như lên chuyên đề không tránh khỏi sự thiếu sót, mong các thầy cô, 
BGH, tổ chuyên môn tham dự, tham gia đánh giá, góp ý chân thành để chuyên đề này được hoàn thiện hơn 
để nhóm chúng tôi áp dụng chuyên đề này trong việc dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.
 Xin cảm ơn!
 Trang 20

File đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_giao_duc_moi_truong_trong_giang_day_mon_sinh.docx