Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 6

doc 37 Trang tailieugiaoduc 71
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 6

Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 6
 BÀI 1:
 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 – Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần 
 phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
 – Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 – Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
 2. Kỹ năng:
 – Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản 
 thân và của người khác.
 – Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn 
 luyện thân thể. 
 – Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện 
 theo kế hoạch đó.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 – Nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khỏe con ngưởi: “Có sức khỏe là 
 có tất cả”, “Sức khỏe quý hơn vàng”
 – Lợi ích của việc chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 – Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân; tập thể dục, thể thao; chế độ ăn uống, nghỉ 
 ngơi, biết phòng bệnh khi có bệnh.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 – Thảo luận.
 – Sắm vai.
 – Nêu và giải quyết tình huống.
 2 BÀI 2:
 TIẾT KIỆM
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 – Nêu được thế nào là tiết kiệm. 
 – Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
 2. Kỹ năng:
 – Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời 
 gian của bản thân và người khác.
 – Biết đưa ra cách xử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, 
 thời gian, công sức trong các tình huống.
 – Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí.
 3. Thái độ:
 Yêu thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 – Cho học sinh hiểu tiết kiệm theo nghĩa rộng: tiết kiệm thời gian, tiết 
 kiệm công sức, tiết kiệm tiền của trong chi tiêu, tiết kiệm trong tiêu dùng
 – Phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với 
 xa hoa, lãng phí.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 – Thảo luận.
 – Nêu và giải quyết vấn đề.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Thảo và Hà
 Trước đức tính tiết kiệm của Thảo, Hà ân hận về hành vi vòi tiền mẹ của 
 mình.
 4 BÀI 3:
 LỄ ĐỘ
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 – Nêu được thế nào là lễ độ.
 – Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
 2. Kỹ năng:
 – Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lễ độ 
 trong giao tiếp ứng xử.
 – Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống 
 giao tiếp.
 – Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
 3. Thái độ:
 Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình 
 với những hành vi thiếu lễ độ.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 – Nêu được các biểu hiện của lễ độ qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ
 – Tôn trọng, quan tâm đến mọi người.
 – Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
 – Phân biệt được hành vi, thái độ lễ độ với hành vi, thái độ thiếu lễ độ.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 – Thảo luận.
 – Sắm vai.
 – Nêu và giải quyết vấn đề.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Em Thủy
 Thái độ của Thủy thể hiện bạn là một học sinh ngoan, lễ phép.
 6 BÀI 4:
 SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người.
 Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.
 2. Kỹ năng:
 Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
 3. Thái độ:
 Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Thế nào là sống chan hòa với mọi người.
 Vì sao cần phải sống chan hòa với mọi người.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Sắm vai
 Nêu và giải quyết tình huống.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Bác Hồ với mọi người
 Mặc dù phải lo việc nước nhưng Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi người.
 V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 a) Sống chan hòa:
 Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người.
 Sẳn sàng tham gia các hoạt động chung.
 8 BÀI 5:
 BIẾT ƠN
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là biết ơn
 Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.
 2. Kỹ năng:
 Biết nhận xét đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản 
 thân và bạn bè xung quanh.
 Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể.
 Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, các 
 anh hùng, liệt sĩ,.bằng những việc làm cụ thể.
 3. Thái độ:
 Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.
 Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Biết ơn là gì? Biết ơn những ai?
 Vì sao cần phải rèn luyện lòng biết ơn?
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Đàm thoại – Thảo luận. .
 Nêu và giải quyết vấn đề, sắm vai.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tình huống:
 Vì bị tai nạn giao thông nên mẹ Hiếu đã bị cụt mất một chân. Không cam 
chịu số phận, ngày ngày mẹ vẫn ngồi xe lăn bán vé số để có đủ tiền nuôi con ăn 
học.
 10 BÀI 6:
 LỊCH SỰ, TẾ NHỊ 
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
 Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung 
 quanh.
 2. Kỹ năng:
 Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
 Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
 3. Thái độ:
 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
 Nêu được một số ví dụ về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị: chào hỏi, giới 
 thiệu; tự giới thiệu; cám ơn; xin lỗi; nói lời yêu cầu; đề nghị, xử sự nơi công 
 cộng; 
 Ý nghĩa trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận. 
 Nêu và giải quyết tình huống 
 Sắm vai
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tình huống.
 Thầy Hùng và bạn Tuyết có hành vi lịch sự. 
 Những bạn chạy vào lớp có thái độ vô lễ, thiếu lịch sự.
 12 BÀI 7: (2 tiết)
 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh.
 Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.
 Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.
 2. Kỹ năng:
 Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần 
 làm để thực hiện được mục đích đó.
 3. Thái độ:
 Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Xác định mục đích học tập để làm gì?
 Chỉ ra được một vài mục đích học tập sai: học vì điểm, học vì tiền
 Ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Nêu và giải quyết tình huống.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Cập nhật những tấm gương nghèo, học tốt trong báo, đài.
 Ghi tóm tắt thông tin.
 14 BÀI 8: (2 tiết)
 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
 Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Kỹ năng:
 Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, 
 kiên trì trong học tập và lao động
 Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống 
 hằng ngày.
 3. Thái độ:
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu 
 hiện của lười biếng, hay nản lòng.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập; biểu hiện của không 
 siêng năng và biểu hiện trái với kiên trì .
 Ý nghĩa của siêng năng kiên trì.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Đàm thoại – thảo luận. 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Sắm vai.
 IV. ĐĂT VẤN ĐỀ:
 Bác Hồ tự học ngoại ngữ
 Bác Hồ có lòng quyết tâm và cần cù, đức tính đó đã giúp Bác nói được nhiều 
 tiếng nước ngoài.
 16 BÀI 9 :
 TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là tôn trọng kỷ luật.
 Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật.
 Tôn trọng kỷ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập 
 thể, xã hội.
 2. Kỹ năng:
 Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỷ luật của bản thân và bạn bè.
 Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và 
 những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em 
 cùng thực hiện.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng kỷ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỷ luật.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỷ luật với hành vi, thái độ vô 
 kỷ luật.
 Ý nghĩa của việc tôn trọng kỷ luật.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Sắm vai
 Nêu và giải quyết tình huống.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Giữ luật lệ chung.
 Mặc dù là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng luật lệ 
chung.
 18 BÀI 10: (2 tiết)
 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong 
 hoạt động xã hội.
 Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập 
 thể và trong hoạt động xã hội.
 2. Kỹ năng:
 Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập 
 thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
 Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động 
 tập thể, hoạt động xã hội.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã 
 hội.
 Biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể.
 Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận. 
 Nêu và giải quyết vấn đề, sắm vai.
 Sinh hoạt ngoài trời.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 20 BÀI 11:
 YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
 Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
 Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiê nhiên.
 2. Kỹ năng:
 Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với 
 thiên nhiên.
 Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên 
 nhiên.
 Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động 
 mọi người bảo vệ thiên nhiên.
 3. Thái độ:
 Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
 Biết phản đối nhũng hành vi phá hoại thiên nhiên.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Vai trò của thiên nhiên trong sự phát triển của xã hội, con người.
 Hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô 
 nhiễm, mất cân bằng sinh thái,
 Trách nhiệm của học sinh đối với thiên nhiên.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Dạy học ngoài trời.
 Thảo luận.
 Sắm vai.
 Nêu và giải quyết tình huống. 
 22 BÀI 12: (2 tiết)
 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo 
 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 Nêu được ý nghĩa Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 2. Kỹ năng:
 Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở 
 bản thân và bạn bè.
 Thực hiện tốt quyền và bổn phận của bản thân.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng quyền học tập của mình và của mọi người.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công uớc Liên hợp quốc. 
 Ý nghĩa Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
 Bổn phận của trẻ em.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Sắm vai
 Nêu và giải quyết tình huống.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Cập nhật thông tin về những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
 Ghi tóm tắt thông tin.
 24 BÀI 13: (2 tiết)
 CÔNG DÂN 
 NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một 
 nước. Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.
 2. Kỹ năng:
 Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
 3. Thái độ:
 Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
 Công dân được Nhà nước bảo hộ và bảo đảm thực hiện các quyền và 
 nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Tọa đàm. 
 Thảo luận. 
 Diễn giải.
 Tổ chức trò chơi.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tình huống
 A-li-a là công dân Việt Nam nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a.
 26 BÀI 14: (2 tiết)
 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
 Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, người đi xe 
 đạp, quy định đối với trẻ em.
 Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng 
 trên đường.
 Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông.
 2. Kỹ năng:
 Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về 
 trật tự an toàn giao thông.
 Biết thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trật tự an toàn giao thông và 
 nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi 
 vi phạm trật tự an toàn giao thông.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Nhận biết các loại biển báo giao thông.
 Ý nghĩa đối với việc đảm bảo an toàn cho mình và mọi người, đảm bảo 
 cho giao thông thông suốt. 
 Những quy định về đi đường đối với người đi bộ, đi xe đạp.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Nêu và giải quyết tình huống.
 Tổ chức trò chơi sắm vai.
 28 BÀI 15: (2 tiết)
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu ý nghĩa của việc học tập.
 Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 
 nói chung, của trẻ em nói riêng.
 Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và 
 vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. 
 2. Kỹ năng:
 Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện 
 quyền và nghĩa vụ học tập.
 Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng 
 thực hiện.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập đối với bản thân, gia 
 đình và xã hội.
 Những quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Xử lý tình huống.
 Tổ chức trò chơi.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tìm những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.
 30 BÀI 16: (2 tiết)
 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, 
 THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
 I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 1. Kiến thức:
 Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và 
 quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân 
 phẩm của công dân. 
 Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
 2. Kỹ năng:
 Biết xử lí tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được 
 đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
 Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác.
 Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe , danh 
 dự, nhân phẩm của công dân.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân 
 thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:
 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự 
 và nhân phẩm.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Tổ chức trò chơi sắm vai.
 Nêu và giải quyết tình huống.
 32 BÀI 17:
 QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
 2. Kỹ năng:
 Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
 Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của 
 pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
 Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng chỗ ở của người khác.
 Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về 
 chỗ ở của người khác.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Trò chơi sắm vai.
 Nêu và giải quyết tình huống.
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tình huống
 Hành động của bà Hòa xông vào khám nhà bà T là sai, là vi phạm pháp luật.
 34 BÀI 18:
 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT
 THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư 
 tín, điện thoại, điện tín.
 2. Kỹ năng:
 Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và 
 bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
 Biết xử lý các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí 
 mật thư tín, điện thoại, điện tín.
 Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín 
 của người khác.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của mình và của 
 người khác.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của 
 công dân.
 Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do 
 người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
 Thảo luận.
 Sắm vai
 Nêu và giải quyết tình huống.
 36

File đính kèm:

  • doctai_lieu_thong_nhat_trong_tam_giang_day_mon_giap_duc_cong_da.doc