Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 8

doc 58 Trang tailieugiaoduc 63
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 8

Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 8
 BÀI 1: 
 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
 Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng phải.
 Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
 Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với sự phát triển của cá nhân và xã 
 hội.
 2. Kĩ năng: 
 Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
 3. Thái độ:
 Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải
 Không đồng tình những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
 Cần nhấn mạnh “Tôn trọng lẽ phải không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần 
 phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ 
 phải, biết phê phán và dũng cảm đấu tranh trước những việc làm sai trái.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Cần sử dụng phương pháp kích thích tư duy qua các bài tập, thảo luận nhóm, 
 giải quyết vấn đề để học sinh tự rút ra những nội dung chính trong bài học
 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sử dụng sách giáo khoa
 V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 2 BÀI 2: 
 LIÊM KHIẾT
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào liêm khiết.
 Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
 Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
 2. Kĩ năng: 
 Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
 Biết sống liêm khiết, không tham lam.
 3. Thái độ:
 Kính trọng những người sống liêm khiết
 Phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
 Cần làm cho học sinh hiểu được nội dung cốt lõi của liêm khiết là:
 Sống trong sạch, không tham lam, không tham ô, lãng phí, không hám danh, 
 hám lợi.
 Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu 
 hướng ngày càng gia tăng, do đó, việc học tập những người sống liêm khiết là rất 
 cần thiết.
 Người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động chính 
 đáng của mình, luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao, không móc 
 ngoặc, hối lộ, làm ăn gian lận là người sống có liêm khiết (giúp cho học sinh 
 không ngộ nhận: sống liêm khiết là sống “nghèo”)
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 4 VI. BÀI TẬP: 
 1. Bài tập làm tại lớp : trang 8 SGK
 Bài tập 1, chú ý phân tích câu a, b, c
 Bài tập 2, chú ý phân tích câu a, c.
 2. Bài tập về nhà: 
 Lựa chọn trong các bài 1, 2, 7, 10, 11 sách thực hành.
 6 Giáo viên nên sử dụng kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại và phương 
 pháp nêu gương. Chú ý phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm để học sinh rút 
 ra được những nội dung chính của bài học.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Có thể sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc các tình huống thực tiễn về thái 
 độ ứng xử ở nơi công cộng hoặc thái độ đối xử với mọi người xung quanh đang 
 xảy ra để giúp học sinh phân tích, nhận xét.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Thế nào là tôn trọng người khác ?
 Tôn trọng người khác là :
 Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác;
 Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
 2. Ý nghĩa :
 Có tôn trọng người khác: 
 + Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình;
 + Là cơ sở để quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng.
 Phải tôn trọng mọi người ở mọi lúc mọi nơi cả trong cử chỉ, lời nói, hành 
 động
 * Gợi ý giảng thêm :
 Giáo viên đưa thêm tình huống hoặc nêu vấn đề để học sinh thảo luận và phân 
 tích:
 Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe 
 mà không có sự phê phán, đấu tranh khi một người có ý kiến và việc làm không 
 đúng
 Trong trường hợp đấu tranh, phê bình người khác hoặc trường hợp họ bất 
 đồng ý kiến đối với mình, không được dùng lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị hoặc thái độ 
 coi khinh, miệt thị, xúc phạm danh dự họ mà cần phải phân tích, chỉ cho họ thấy 
 cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ.
VI. BÀI TẬP: 
 8 BÀI 4: 
 GIỮ CHỮ TÍN
 I. MỤC TIÊN CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào giữ chữ tín.
 Nêu được một số biểu hiện của giữ chữ tín.
 Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
 2. Kĩ năng: 
 Biết phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
 Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Thái độ:
 Có ý thức giữ chữ tín
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Cần làm cho học sinh hiểu rõ:
 Bản chất của giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, là 
 tôn trọng phẩm giá hay danh dự của bản thân
 Thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống (với 
 bản thân, với xã hội, trong quan hệ hợp tác, kinh doanh)
 Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, song không chỉ có 
 vậy mà còn là thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện 
 lời hứa
 Phân biệt rõ sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện 
 được lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại và nêu gương.
 10 BÀI 5: 
 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là pháp luật, kỉ luật.
 Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
 Hiểu được ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật.
 2. Kĩ năng: 
 Biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi 
 nơi.
 Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những qui định 
 của pháp luật và kỉ luật.
 3. Thái độ:
 Tôn trọng pháp luật và kỉ luật.
 Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê 
 phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Cần làm cho học sinh hiểu rõ:
 Nội dung của pháp luật, kỉ luật; sự giống và khác nhau bằng những ví dụ 
 thiết thực, mới, gần gũi với đời sống thường ngày;
 Phân tích sâu hơn về tính kỉ luật;
 Ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật trong đời sống xã hội và nhà trường; đối với 
 sự phát triển cá nhân và hoạt động của con người. Trên cơ sở đó, giáo dục các em 
 ý thức tự giác tuân theo pháp luật và những qui định của nhà trường, cộng đồng (kỉ 
 luật).
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận, đóng vai, giải quyết tình huống.
 12 * Gợi ý giảng thêm :
 Giáo viên cần cho nhiều ví dụ giúp học sinh phân biệt kỷ luật và pháp luật.
 Giáo viên cần giúp học sinh phân tích cái lợi, cái hại của pháp luật và kỉ 
 luật. So sánh cái lợi, cái hại để rút ra sự cần thiết phải có pháp luật, kỉ luật
 Ví dụ: “Nếu các chiến sĩ công an thiếu tính kỉ luật như là lộ kế hoạch tác chiến; 
 bất tuân thượng cấp thì điều gì sẽ xảy ra” hoặc có thể lấy một ví dụ về nội qui 
 của nhà trường “Nếu không có tiếng trống trường qui định giờ học, giờ chơi, giờ ra 
 về thì chuyện gì sẽ xảy ra”; hoặc “Nếu nhà trường không có thời gian biểu của 
 từng bộ môn, từng tuần thì điều gì sẽ xảy ra đối với giáo viên, học sinh”
 Xây dựng cho học sinh biện pháp rèn luyện tính kỉ luật như bàn việc có kế 
 hoạch, biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó; thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh 
 kế hoạch; biết tự đánh giá và đánh giá những hành vi pháp luật và kỉ luật của bản 
 thân và người khác một cách đúng đắn
VI. BÀI TẬP: 
 1. Bài tập làm tại lớp :
 Làm các ý trên trong gợi ý trang 14 SGK.
 Sử dụng bài tập 2 và 3 trang 15 trong SGK.
 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 1, 3, 5, 8 và đọc tài liệu tham khảo 
 “Luật pháp nước ta” sách thực hành.
 14 Phân tích câu chuyện như trong SGK, chú ý chi tiết tình bạn trong sáng, 
 lành mạnh của Các Mác – Ănghen sở dĩ bền vững là vì đôi bạn đã hội tụ những 
 đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhất là họ có cùng lí tưởng 
 sống và sống có trách nhiệm với nhau. “Trách nhiệm” ở đây được hiểu là không 
 chỉ biết quan tâm, đồng cảm, chia sẻ mà còn thẳng thắn đấu tranh chỉ ra ưu khuyết 
 điểm của nhau để cùng hoàn thiện.
 Giáo viên cho học sinh phân tích những mẫu truyện thực tế khác có thể là 
 những những tình bạn lệch lạc, tiêu cực để làm rõ nội dung bài học sâu sắc hơn.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Thế nào là tình bạn trong sáng ?
 a) Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người cùng giới hoặc khác 
 giới trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc quan niệm sống
 b) Đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh là:
 Phù hợp quan niệm sống
 Bình đẳng và tôn trọng nhau
 Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau
 Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
 2. Ý nghĩa :
 Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp:
 Cuộc sống ấm áp, tự tin hơn;
 Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.
 3. Rèn luyện : Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần phải có thiện chí 
 từ hai phía.
 * Gợi ý giảng thêm :
 Giáo viên có thể cho học sinh nêu một số câu ca dao, tục ngữ để khắc sâu 
 việc “chọn bạn mà chơi”
 Đưa ra tình huống: “Nếu gặp phải bạn chưa tốt, bạn xấu thì em xử sự như 
 thế nào? Từ đó đưa ra phương án tốt nhất là sẵn sàng giúp bạn tự hoàn thiện trước 
 khi chọn phương án chia tay
 Hoặc đưa ra vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta ai ai cũng có bạn nhưng tại 
 sao chỉ có những tình bạn chỉ trong thoáng chốc, thời gian ngắn rồi chia tay nhưng 
 16 BÀI 7: 
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG 
 CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị - xã hội
 Hiểu ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
 2. Kĩ năng: 
 Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, địa phương tổ 
 chức
 Biết tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia
 3. Thái độ:
 Tích cực, tự giác, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - 
 xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của việc tích cực tham gia các hoạt động 
 chính trị - xã hội (có lợi, có hại gì đối với bản thân và người khác) thì bản thân các 
 em mới xác định đúng động cơ giúp nhau trong học tập, trong công việc của lớp, 
 trường, của xã hội
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học: phương pháp thảo luận, giải 
 quyết vần đề, nêu gương
 Kết hợp với chương trình Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn Đội 
 để tổ chức các hoạt động nhằm hình thành ở học sinh tình cảm, niềm tin và rèn 
 luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội
 18 VI. BÀI TẬP:
 Ngoài việc sử dụng bài tập 1 và 3 trang 19 - 20 SGK, giáo viên có thể cho các 
 em bày tỏ những khó khăn và thuận lợi khi tham gia các hoạt động chính trị - xã 
 hội do lớp, nhà trường tổ chức. Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục.
 20 Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể giới thiệu những thành 
 tựu mới nhất mà dân tộc ta và các dân tộc khác đã và đang học hỏi, trao đổi về các 
 lĩnh vực kinh tế, giáo dục, thể thao – nghệ thuật
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là :
 Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.
 Tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
 Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng.
 2. Ý nghĩa :
 Thành tựu của mỗi dân tộc là vốn quí của loài người.
 Tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh và phát triển bản sắc dân tộc. 
 3. Trách nhiệm của học sinh:
 Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc
 Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống dân 
 tộc ta.
 * Gợi ý giảng thêm :
 Có thể dựa vào Bài tập để phân tích thêm “Nước ta tuy là nước đang phát 
 triển nhưng nước ta có rất nhiều tiềm năng – đó là thế mạnh của nước ta trong xu 
 thế hội nhập hiện nay. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là điều rất cần thiết, 
 vấn đề là chúng ta phải biết kết hợp “nội lực” và ngoại lực (học tập và tiếp thu 
 những thành tựu của các nước) một cách hợp lí, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh 
 và truyền thống của dân tộc ta, đẩy mạnh sự phát triển đất nước, đã phá cách bắt 
 chước rập khuôn, máy móc hoặc mặc cảm, tự ti cho rằng nước ta là nước nghèo 
 không có gì đáng học tập”.
 Thế giới hiện nay luôn coi “Việt Nam là điểm đến thân thiện và hòa bình” 
 nhất – đây là thế mạnh của nước ta cần phát huy.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : bài 1, 4 trang 21 - 22 SGK
 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 4, 7, 11 sách thực hành.
 22 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế để giúp học sinh phát hiện những biểu hiện có 
 văn hóa và những biểu hiện lạc hậu tiêu cực, thiếu văn hóa cần khắc phục ở khu 
 dân cư – biện pháp khắc phục
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể cho học sinh liên 
 hệ thực tế để nêu ra những biểu hiện đúng hoặc chưa đúng về nếp sống văn hóa ở 
 cộng đồng dân cư
 Câu chuyện về làng Hinh – làng văn hóa giáo viên cần nhấn mạnh thêm 
 về mối liên hệ giữa xây dựng đời sống với phát triển kinh tế và an ninh chính trị
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh 
 thổ hoặc đơn vị hành chính có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện 
 lợi ích chung và riêng
 2. Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: 
 Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh;
 Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;
 Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng;
 Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.
 3. Ý nghĩa :
 Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc
 Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
 4. Trách nhiệm của mỗi công dân. 
 Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi 
 công dân.
 Tham gia các hoạt động vừa sức ở địa phương.
 24 BÀI 10: 
 TỰ LẬP
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là tự lập.
 Hiểu được biểu hiện của người có tính tự lập.
 Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
 2. Kĩ năng: 
 Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học 
 tập, lao động, sinh hoạt.
 3. Thái độ:
 Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
 Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống 
 tự lập.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Giúp cho học sinh thấy được:
 Sự cần thiết của tính tự lập trong cuộc sống
 Giúp học sinh lập được kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong 
 học tập, trong các hoạt động của lớp, trong sinh hoạt hằng ngày
 Có ý chí vượt khó để thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp rèn luyện kĩ năng lập kế 
 hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập, phương pháp nêu vần đề, phương pháp nêu 
 gương.
 26 BÀI 11: (2 tiết)
 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo.
 Hiểu được biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong lao động, trong 
 học tập.
 Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
 2. Kĩ năng: 
 Biết lập kế hoạch học tập, lao động, biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách 
 thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
 3. Thái độ:
 Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
 Quí trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.
 Phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Học sinh hiểu lao động là điều kiện, phương tiện để con người và xã hội 
 phát triển. Học tập là loại hình lao động trí tuệ đặc biệt.
 Học sinh cần tự giác, không phải để nhắc nhở thực hiện nhiệm vu học tập, 
 lao động.
 Học sinh phải biết sáng tạo, chịu khó suy nghĩ, tìm cách cải tiến trong học 
 tập và lạo động.
 Tự giác và sáng tạo là yếu tố để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học 
 tập lao động.
 Học sinh phải rèn luyện hàng ngày về ý thức tự giác và sáng tạo.
 28 + Không thể tiếp cận những thành tựu văn minh của thế giới và nhân loại;
 + Không thực hiện được nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 
 và mục tiêu của Đảng, của dân tộc: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân 
 chủ và văn minh”.
 Thấy được mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo “Tự giác 
 là điều kiện để sáng tạo; sáng tạo là động lực kích thích ý thức tự giác”.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : bài 1, 2, 3, 4 trang 30 SGK
 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 3, 4, 5, 6 sách thực hành.
 30 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Phương pháp chung của bài là đi từ những tình huống thường diễn ra trong thực 
 tế của gia đình để giúp học sinh phân tích, đánh giá, nêu thái độ và cách ứng xử 
 Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng phương pháp thảo luận, phân tích, xử lí tình 
 huống, đàm thoại và đóng vai.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc lấy các bài tập 2, 3, 4, 5 yêu cầu 
 mỗi nhóm thảo luận một tình huống. Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển nhận 
 thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, dựa trên các điều qui 
 định của Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình
 Gợi ý tình huống 1 trong “Câu chuyện tình huống pháp luật 8” - tài liệu 
 tham khảo giáo viên trang 10 về hai chị em Vân và Hà cũng rất sâu sắc để cho các 
 em phân tích.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Gia đình là :
 Chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi người;
 Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.
 2. Pháp luật nước ta qui định: (Trích điều 34, 35, 47 và 48 Luật Hôn nhân và 
 gia đình năm 2000)
 a) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, ông bà: 
 Cha mẹ :
 + Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng con thành công dân tốt;
 + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con;
 + Không được phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm, ép con làm điều trái 
 pháp luật, trái đạo đức.
 Ông bà :
 + Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu;
 + Sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu.
 b) Nghĩa vụ và quyền của con, cháu:
 Yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;
 Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ;
 32 BÀI 13: (2 tiết)
 PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội
 Nêu được tác hại và một số qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn 
 xã hội
 Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
 2. Kĩ năng: 
 Thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
 Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, địa phương 
 tổ chức
 Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống tệ nạn xã 
 hội
 3. Thái độ:
 Ủng hộ các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Có nhiều tệ nạn xã hội, chúng ta chỉ đề cập ba loại tệ nạn xã hội gây nhức 
 nhối xã hội hiện nay là cờ bạc, ma túy và mại dâm
 Phân tích sâu về nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội và giới thiệu cho 
 học sinh những qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội (tham khảo 
 tư liệu Sách giáo viên trang 75)
 Tùy vào khu vực địa bàn của trường, có thể tập trung phân tích sâu hơn về 
 một loại tệ nạn xã hội 
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Học sinh đã có một số hiểu biết về tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, do đó 
 giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinh sử dụng kết hợp 
 34 Sống lành mạnh, biết giữ mình;
 Tuân theo các qui định của pháp luật;
 Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
 * Gợi ý giảng thêm: 
 Giới thiệu chủ trương, chính sách nhân đạo của Thành phố Hồ Chí Minh trong 
 việc giải quyết cho người sau cai nghiện.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 5 trang 36 - 37 SGK
 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 4, 5, 9 và đọc tài liệu tham khảo “Ma 
 tuý” sách thực hành.
 36 Giáo viên cũng có thể dùng những phương pháp khác như thảo luận nhóm, 
 giải quyết vần đề, trò chơi đóng vai
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng tình huống trong Sách giáo khoa hoặc cho học sinh xem một đoạn 
 băng hình hoặc tranh ảnh, áp phích về người bị nhiễm HIV/AIDS để khai thác.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. HIV: 
 HIV là tên một loại virút gây suy giảm miễn dịch ở người
 AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV
 HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam
 Tính chất nguy hiểm:
 + Đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người, tương lai nòi 
 giống;
 + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội;
 2. Pháp luật qui định: 
 Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình;
 Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy; các hành vi làm 
 lây truyền;
 Người nhiễm HIV/AIDS;
 + Được quyền giữ bí mật tình trạng của mình;
 + Không bị phân biệt đối xử;
 + Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm.
 3. Trách nhiệm :
 Mỗi chúng ta:
 Cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS;
 Không phân biệt đối xử người bị nhiễm và gia đình họ;
 Tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
 * Gợi ý giảng thêm: 
 1./ Vì sao tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) là con đường ngắn nhất dẫn đến 
 nhiễm HIV/AIDS. Từ đó giúp học sinh hiểu về 3 con đường lây truyền và cách 
 phòng tránh HIV/AIDS (tham khảo GDCD 8 SGV trang 79
 38 BÀI 15: 
 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
 VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, cháy, các chất độc 
 hại và tính chất nguy hiểm của các loại trên đối với con người và xã hội.
 Nêu được một số qui định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ 
 và các chất độc hại.
 2. Kĩ năng: 
 Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống 
 hằng ngày.
 3. Thái độ:
 Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc 
 hại ở mọi lúc, mọi nơi.
 Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất 
 độc hại.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 
 khác và phải thấy cần thiết phải nắm vững các qui định của nhà nước về phòng 
 ngừa (ghi trên giấy khổ lớn hoặc chiếu trên màn hình).
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Sử dụng chủ yếu phương pháp thảo luận nhóm, nêu tình huống và giải quyết 
 vấn đề.
 40 BÀI 16: 
 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN 
VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được thế nào là quyền sở hữu của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài 
 sản của người khác.
 Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền 
 sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân.
 Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.
 2. Kĩ năng: 
 Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu 
 tài sản của người khác.
 Biết thực hiện những qui định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và 
 nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.
 Phê phán mọi hành vi xâm hại đến tài sản của công dân.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Khi giảng bài này, giáo viên cần lưu ý tham khảo Sách giáo viên GDCD 8 
 trang 86 và 87 và điều 248, điều 249, điều 138, điều 143, điều 145 để có dữ liệu 
 giải thích rõ hơn một số bài tập Sách giáo khoa.
 Theo điều 173 Bộ Luật Dân sự, chủ sở hữu có đủ ba quyền đối với tài sản. 
 Trong đó, quyền định đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng nhất.
 Chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình nhưng không được làm 
 ảnh hưởng hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đó 
 chính là “nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác” của mọi công dân.
 42 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân : 
 Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
 Đăng kí quyền sở hữu là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở 
 hữu hợp pháp.
 * Gợi ý giảng thêm: 
 Giải thích thêm các hình thức sở hữu (điều 179 Bộ luật Dân sự; Câu chuyện 
 tình huống pháp luật 8 trang 50)
 Giải thích cho học sinh hiểu rõ các ý trong điều 58 Hiến pháp 1992 : thế nào 
 là thu nhập hợp pháp; của cải để dành; nhà ở; tư liệu sinh hoạt; tư liệu sản xuất; 
 vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : 
 Bài 3 trang 46 SGK. 
 Tình huống 3 “Câu chuyện và tình huống pháp luật 8” trang 48
 2. Bài tập về nhà : bài 2 và 6 sách thực hành.
 44 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Bài này nên sử dụng phương pháp kể chuyện về các tấm gương dũng cảm đấu 
 tranh bảo vệ tài sản nhà nước, kết hợp với thảo luận tọa đàm, liên hệ thực tiễn 
 để học sinh trao đổi tìm hiểu và hiểu được lợi ích cũng như nghĩa vụ tôn trọng và 
 bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Nên sử dụng truyện đọc về “Vụ án rừng Tánh Linh” trong Câu chuyện và 
 tình huống pháp luật lớp 8 - trang 60 NXB Hà Nội để phân tích
 Hoặc giáo viên sử dụng những tình huống khác để giải quyết, bám theo nội 
 dung bài học. Ví dụ: bài tập 2 SGK trang 49
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ?
 * Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất 
 quản lí (điều 17 Hiến pháp 92).
 * Lợi ích công cộng là những phúc lợi, những điều cần thiết có ích cho mọi 
 người, cho xã hội như các công trình công cộng, công trình phúc lợi, cầu đường, 
 nhà văn hóa
 2. Ý nghĩa:
 Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để :
 Phát triển kinh tế;
 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
 2. Nghĩa vụ của công dân: tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công 
cộng (điều 78 Hiến pháp 92)
 Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá 
 nhân) tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
 Những người được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải giữ 
 gìn, bảo quản, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, không tham ô, lãng phí.
 3. Trách nhiệm của Nhà nước:
 Ban hành và tổ chức thực hiện các qui định của pháp luật;
 46 BÀI 18: 
 QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
 Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
 Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và 
 thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
 2. Kĩ năng: 
 Phân biệt hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
 Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
 3. Thái độ:
 Thận trọng, khách quan khi xem xét các sự việc có liên quan đến quyền khiếu 
 nại và tố cáo
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Nội dung và ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo: chú ý người khiếu nại phải 
 là người có năng lực hành vi đầy đủ, từ 18 tuổi trở lên. Người chưa có năng lực 
 hành vi đầy đủ có thể thông qua người đại diện hợp pháp.
 Người khiếu nại là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp 
 đến quyết định hành chính, hành vi hành chính mình khiếu nại.
 Người tố cáo là mọi công dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp.
 Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu 
 nại, tố cáo.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Bài này có tính lí thuyết cao, nhiều khái niệm chuyên môn, do đó giáo viên cần 
 sử dụng phương pháp diễn giải để giải thích vấn đề, phân tích các khái niệm, đồng 
 thời xây dựng các nội dung thảo luận để học sinh tranh luận, làm sáng tỏ vấn đề.
 48 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 2, 4, 5 sách thực hành.
 50 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngoài sử dụng tình huống như trong Sách giáo khoa, giáo viên nêu thêm tình 
 huống 2 và bài tập trang 80 “Câu chuyện và tình huống pháp luật 8” để phân tích, 
 tìm hiểu nội dung bài học.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo 
 luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
 2. Công dân có quyền :
 Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin theo qui định 
 của pháp luật
 Quyền sử dụng quyền tự do ngôn luận;
 3. Trách nhiệm của Nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí 
phát huy đúng vai trò của mình
 * Gợi ý giảng thêm:
 Giáo viên giúp cho học sinh nhận biết để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn 
 luận thì việc nâng cao trình độ nhận thức, vốn hiểu biết rộng và quyền được thông 
 tin là hết sức quan trọng
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 3 trang 54 SGK. 
 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 5, 6, 8 sách thực hành.
 52 Giáo viên dặn dò mỗi nhóm học sinh chuẩn bị một quyển Hiến pháp để 
 nghiên cứu.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng như trong Sách giáo khoa để phân tích, làm rõ nội dung bài học.
 Giáo viên có thể sử dụng các điều khoản nhưng lưu ý phải có mối liên hệ 
 các điều khoản giữa Hiến pháp và pháp luật.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Hiến pháp: 
 Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ 
 thống pháp luật Việt Nam. 
 Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng trên cơ sở các qui định của 
 Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
 2. Nội dung Hiến pháp qui định:
 Những vấn đề nền tảng;
 Những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển 
 đất nước trên mọi lĩnh vực.
 3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục được qui định 
trong Hiến pháp.
 4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
 * Gợi ý giảng thêm:
 Từ khi thành lập nước (tháng 9/1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 
 Hiến pháp: Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992.
 Mỗi bản Hiến pháp ra đời đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của 
 cách mạng Việt Nam:
 + Hiến pháp 1946: Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân;
 + Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền 
 Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà;
 + Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa trên phạm vi 
 cả nước;
 + Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới.
 54 BÀI 21: (2 tiết)
 PHÁP LUẬT 
 NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nêu được pháp luật là gì?
 Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.
 Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến 
 pháp và pháp luật.
 2. Kĩ năng: 
 Biết cách đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hàng ngày ở trường, 
 ngoài xã hội.
 Biết vận dụng một số qui định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
 Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.
 II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Bên cạnh chú ý phân tích đặc điểm, bản chất của pháp luật. Giáo viên cần 
 hướng dẫn học sinh đi sâu phân tích vai trò của pháp luật để hiểu sự cần thiết của 
 pháp luật trong cuộc sống. Từ đó học sinh có ý thức tìm hiểu pháp luật và tuân thủ 
 pháp luật trong cuộc sống.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Giáo viên cần sử dụng phương pháp diễn giải, thảo luận nhóm để phân tích và 
 chứng minh các nội dung kiến thức.
 56 Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi 
 ích hợp pháp của công dân 
 * Gợi ý giảng thêm:
 Làm rõ sự giống và khác nhau giữa Đạo đức và pháp luật (theo bài tập 4 
 Sách giáo khoa)
 Hoặc giải thích thêm về tính giai cấp của pháp luật, vì sao pháp luật của 
 nước ta cũng thể hiện ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập làm tại lớp : bài 1 và 2 trang 60 - 61 SGK. 
 2. Bài tập về nhà : bài 7 sách thực hành.
 58

File đính kèm:

  • doctai_lieu_thong_nhat_trong_tam_giang_day_mon_giap_duc_cong_da.doc