Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 9

doc 45 Trang tailieugiaoduc 67
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 9

Tài liệu Thống Nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáp dục công dân Lớp 9
 BÀI 1 :
 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức :
 Hiểu được : 
 Thế nào là chí công vô tư ; 
 Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư ; 
 Vì sao cần phải chí công vô tư ?
 2. Kỹ năng :
 Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô 
 tư trong cuộc sống hàng ngày.
 Biết tự kiểm tra hành vi của mình và cố gắng rèn luyện để phấn đấu trở 
 thành người có phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.
 3. Thái độ :
 Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
 Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công 
 bằng trong giải quyết công việc.
II. PHƯƠNG PHÁP :
 Thảo luận nhóm, phát vấn, tư duy, nêu gương, phân tích, nêu vấn đề, diễn 
 đàn
III. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Chí công vô tư là gì ?
 Biểu hiện cụ thể của đức tính này. Ý nghĩa.
 Phương hướng rèn luyện của học sinh.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sử dụng sách giáo khoa
 2 BÀI 2:
 TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được : 
 Thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã 
 hôi.
 Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có 
 tính tự chủ.
 2. Kỹ năng:
 Nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ.
 Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ
 Biết kiềm chế bản thân để xử lý mọi tình huống (trong nhà trường, gia 
 đình và xã hội). 
 3. Thái độ:
 Tôn trọng những người biết sống tự chủ. 
 Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong 
 những công việc cụ thể của bản thân.
 Rèn luyện tính tự chủ vận dụng trong gia đình, nhà trường và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Thảo luận nhóm, liên hệ bản thân, thực tế, phát vấn, tư duy.
III. TRỌNG TÂM:
 Học sinh hiểu:
 + Thế nào là tự chủ ?
 + Ý nghĩa của đức tính này.
 + Cách rèn luyện
 4 BÀI 3 : 
 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
 Giúp học sinh hiểu rõ và nắm biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
 Rèn luyện nhân cách và áp dụng trong cuộc sống thực tế.
 2. Kỹ năng :
 Biết giao tiếp, ứng xử, phát huy được vai trò công dân.
 Biết phân tích đánh giá (đúng hoặc chưa đúng) các tình huống (dân chủ 
 và kỷ luật) trong cuộc sống.
 Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng, rèn luyện tính kỉ luật.
 3. Thái độ : 
 Có ý thức tự giác, rèn luyện tính kỷ luật và phát huy dân chủ.
 Phân biệt đúng sai, góp ý phê phán đúng lúc.
II. TRỌNG TÂM :
 Hiểu khái niệm, môi quan hệ và những biểu hiện của dân chủ và kỷ luật 
 trong nhà trường và xã hội.
 Hiểu ý nghĩa việc tự giác thực hiện những yêu cầu của dân chủ và kỷ luật.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : 
 Giải thích, liên hệ thực tế, chứng minh.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : Sử dụng sách giáo khoa
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 6 BÀI 4 :
 BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 1. Kiến thức :
 Hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình.
 Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
 Nhận thức được trách nhiệm của mọi người nói chung và thanh niên học 
 sinh nói riêng trong việc tham gia bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
 2. Kĩ năng:
 Tích cực tham gia các họat động vì hòa bình, chống chiến tranh do nhà 
 trường, địa phương tổ chức .
 Biết cư xử với mọi người xung quanh một cách hòa bình thân thiện.
 Biết tự kiểm tra, đánh giá các biểu hiện của mình thể hiện sống hòa bình 
 trong sinh hoạt hằng ngày.
 3. Thái độ:
 Quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh mình.
 Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
 Góp phần nhỏ tùy theo sức của mình để bảo vệ hòa bình và chống chiến 
 tranh.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
 Thảo luận nhóm, tự liên hệ, tìm hiểu thực tế.
 Các hình thức làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. 
 Phân tích, nêu vấn đề.
 Xây dựng đề án.
III. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phân tích để làm rõ :
 8 3. Trách nhiệm bảo vệ hòa bình.
 Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa người với người;
 Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các 
 dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
 * Gợi ý giảng thêm:
 Ngày 21 tháng 9 là ngày hoà bình thế giới. 
 Việt Nam là một quốc gia phải gánh chịu nhiều hậu quả vì những cuộc 
 chiến tranh xâm lược, phi nghĩa do kẻ thù gây ra. Do đó, đất nước Việt Nam, con 
 người Việt Nam càng thấu hiểu hơn giá trị của hoà bình. Việt Nam đã và đang 
 làm hết sức mình để đem lại hoà bình cho dân tộc và toàn nhân loại.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập : 
 Bài 1, 2 trang 16 SGK
 Năm 1999 thành phố nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là 
 thành phố vì hòa bình?
 Hãy cho biết tên một ca khúc nói về hòa bình? Tác giả? Biểu diễn ca khúc 
 đó.
 2. Lựa chọn trong các bài 4, 5, 6, 8 và bài đọc thêm “Những con số không thể 
 nào quên” sách thực hành.
 10 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện 
 giữa nước này với nước khác.
 2. Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc?
 Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển 
 về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục 
 Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy 
 cơ chiến tranh.
 3. Ý nghĩa chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
 Giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới, về 
 đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
 Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác của các nước trên thế 
 giới.
 4. Trách nhiệm của công dân-học sinh:
 Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
 Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống.
 * Gợi ý giảng thêm: 
 Phần tư liệu.
 Chính sách hoà bình, hữu nghị (điều 14 Hiến pháp 1992).
VI. BÀI TẬP :
 1. Bài tập 1, 2, 3 trang 19 SGK
 2. Bài tập 2, 3, 9 sách thực hành.
 12 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Thế nào là hợp tác ?
 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong công việc vì lợi 
 ích chung.
 Hợp tác phải dựa trên cơ sở:
 + Bình đẳng;
 + Hai bên cùng có lợi;
 + Không phương hại đến lợi ích người khác.
 2. Ý nghĩa:
 Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn.
 Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
 Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước cùng phát triển.
 Để đạt mục tiêu cho toàn nhân loại 
 3. Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước:
 Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước;
 Không can thiệp vào nội bộ; không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;
 Bình đẳng và cùng có lợi;
 Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình;
 Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt cường quyền.
 4. Rèn luyện:
 Quan tâm, có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài.
 Giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp.
 Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động.
VI. BÀI TẬP :
 1. Bài tập 2, 4 trang 22, 23 SGK
 2. Lựa chọn trong các bài 2, 3, 5, 9 và bài đọc thêm sách thực hành.
 14 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
 Thảo luận nhóm.
 Tìm hiểu thực tế, liên hệ, tự liên hệ.
 Phân tích tình huống, sắm vai.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được:
 hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc.
 truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
 Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, chống ngoại xâm;
 Truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo; 
 Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật 
 3. Ý nghĩa:
 Là vô cùng quý giá;
 Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân;
 Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
 4. Trách nhiệm của công dân - học sinh:
 Cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
 Lên án và ngăn chận những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
 * Gợi ý giảng thêm:
 Khi dạy bài này cần giúp học sinh:
 Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những tập quán (hủ 
 tục) lạc hậu cần phải xóa bỏ.
 16 BÀI 8 : (2 tiết)
 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
 Vì sao phải năng động, sáng tạo. 
 Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội 
 khác.
 2. Kỹ năng:
 Biết tự đánh giá hành vi bản thân và người khác về những biểu hiện của 
 tính năng động, sáng tạo.
 Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những 
 người xung quanh.
 Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho mình và biết cách vận dụng.
 3. Thái độ:
 Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo 
 ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, trò chơi, diễn đàn.
III. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Nhấn mạnh khái niệm và mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo hình 
 thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo trong mọi 
 điều kiện hoàn cảnh.
 Phân biệt được người năng động, sáng tạo với người làm việc liều lĩnh, 
 bất chấp đâọ đức và pháp luật để đạt mục đích của mình.
 Biểu hiện và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo.
 18 BÀI 9:
 LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, 
 CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUA 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và vì sao lại cần 
 phải làm việc như vậy.
 2. Kỹ năng:
 Học sinh có thể tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về kết quả 
 công việc đã làm và vận dụng những tấm gương làm việc có năng suất, chất 
 lượng, hiệu quả.
 3. Thái độ:
 Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có 
 năng suất, chất lượng, hiệu quả.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Cần làm cho học sinh hiểu rõ nội dung cốt lõi cuả khái niệm “Làm việc 
 có năng suất, chất lượng, hiệu quả” là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị và 
 chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức trong một thời gian ngắn nhất.
 Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng cuả phong cách làm việc có năng suất, 
 chất lượng, hiệu quả đối với mỗi người và xã hội, từ đó chỉ rõ sự cần thiết phải 
 rèn luyện phẩm chất này đối với tất cả mọi người. 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Diễn giải, đàm thoại, nêu gương, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng sách giáo khoa
 20 BÀI 10: (2 tiết)
 LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 1. Kiến thức: 
 Hiểu được:
 Lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mọi người muốn hướng tới.
 Mục đích sống của mỗi người phải phù hợp với lợi ích của dân tộc, của 
 cộng đồng và năng lực cá nhân.
 Lẽ sống của thanh niên hiện nay là thực hiện lí tưởng của dân tộc, của 
 Đảng “xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, 
 dân chủ, văn minh”, trước mắt đó là thực hiện thắng lợi mục tiêu của công nghiệp 
 hoá, hiện đại hoá đất nước”.
 2. Kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch từng bước thực hiện lí tưởng sống trên cơ sở xác định 
 đúng lí tưởng sống của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu xã hội.
 Có thể bày tỏ ý kiến của mình trong những buổi hội thảo, trao đổi về lí 
 tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
 Biết bày tỏ ý kiến của mình trước những biểu hiện của những hành vi, lối 
 sống lành mạnh hoặc không lành mạnh trong và ngoài nhà trường.
 Tích cực học tập, rèn luyện toàn diện để thực hiện mơ ước, dự định, kế 
 hoạch cá nhân.
 3. Thái độ:
 Ủng hộ những biểu hiện sống có lí tưởng; biết phê phán, lên án những 
 biểu hiện sống thiếu lý tưởng trong và ngoài nhà trường.
 Biết tôn trọng, học hỏi những người sống, hành động vì lí tưởng cao đẹp.
 Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lí tưởng 
 sống đúng đắn đã chọn.
II. PHƯƠNG PHÁP :
 Tọa đàm, đối thoại, thảo luận, tranh luận, diễn đàn.
 22 Có thể cho học sinh chuẩn bị các bài hát như Bài hát tuổi trẻ thế hệ Bác 
 Hồ, Tự nguyện, Một đời người một rừng cây, Khát vọng (Phạm Minh Tuấn). 
III. BÀI TẬP :
 1. Bài tập 1, 2, 4 trang 36 SGK.
 2. Lựa chọn trong các bài 5, 6, 7, 8 sách thực hành.
 24 IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng sách giáo khoa.
 Cần làm nổi bật đoạn “Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người ” và phân tích 
 đoạn cuối của bức thư.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước:
 Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật;
 Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh.
 Phát triển các năng lực, rèn luyện các kĩ năng và sức khỏe. 
 Tích cực tham gia các hoạt dộng chính trị - xã hội, lao động sản xuất.
 2. Ý nghĩa:
 Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
 Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế 
 hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ ; đời sống vật chất và tinh thần cao ; quốc phòng 
 và an ninh vững chắc ; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn 
 minh ; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
 3. Trách nhiệm của thanh niên học sinh:
 Ra sức học tập và rèn luyện toàn diện.
 Xác định lí tưởng sống đúng đắn.
VI. BÀI TẬP
 1. Bài tập 2, 6, 7 trang 39, 40 SGK.
 2. Lựa chọn trong các bài 3, 5, 7, 9 sách thực hành.
 26 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và ý nghĩa của 
 các quyền và nghĩa vụ đó.
 Trách nhiệm của công dân – học sinh trong vấn đề hôn nhân.
 Ngoài những nội dung trong SGK, giáo viên cần lưu ý giáo dục học sinh thái 
 độ nghiêm túc, thận trọng trong tình yêu với ý nghĩa là cơ sở quan trọng của hôn 
 nhân, giúp học sinh tránh xa quan niệm yêu đương hưởng thụ, thái độ vội vàng, 
 cẩu thả, thiếu trách nhiệm của một bộ phận thanh niên sinh viên hiện nay nhất là 
 phê phán quan niệm “ sống thử”.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại, thảo luận (nhóm, lớp), nêu và giải đáp vấn đề, đóng vai.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Sử dụng sách giáo khoa.
 Giáo viên cũng có thể cập nhật thông tin từ thực tế của địa phương nơi 
 đang cư trú hoặc cập nhật thông tin từ báo chí của thành phố HCM có liên quan 
 đến chủ đề của bài học.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Thế nào là hôn nhân? 
 Hôn nhân là :
 Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc, bình đẳng, 
 tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận;
 Nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
 2. Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân.
 a. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:
 Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo ; giữa 
 người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo ; giữa công dân Việt Nam với 
 người nước ngoài, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. 
 Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia 
 đình.
 28 BÀI 13 : 
 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH 
 VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức :
 Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?
 Thuế là gì ? Ý nghĩa và vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc doanh.
 2. Kĩ nămg : 
 Giúp học sinh nhận biết một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh 
 doanh và thuế.
 Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền này.
 3. Thái độ : 
 Tôn trọng ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của pháp luật.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
 Hiểu được:
 Thế nào là quyền tự do kinh doanh; tự do kinh doanh phải trong khuôn 
 khổ của pháp luật.
 Nghĩa vụ đóng thuế là trách nhiệm của mỗi công dân góp phần xây dựng 
 đất nước
 Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt để trở thành doanh nhân giỏi, làm 
 giàu cho đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : 
 Đàm thoại, phân tích, diễn giảng, giải quyết vấn đề.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa.
 30 BÀI 14: (2 tiết)
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT : 
 1. Kiến thức : 
 Học sinh hiểu :
 Lao động là gì; ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã 
 hội.
 Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 2. Kĩ năng:
 Biết được các loại hợp đồng lao động.
 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. 
 3. Thái độ:
 Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
 Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của gia đình, nhà 
 trường, xã hội. 
 Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội. 
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG :
 1. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
 2. Lưu ý :
 Lao động là quyền của công dân được hiểu dưới góc độ :
 + Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại 
 thu nhập cho bản thân, gia đình và có ích cho xã hội.
 + Quyền tự do sử dụng sức lao động của công dân được thể hiện : quyền 
 tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với 
 nhu cầu; tự do học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị phân biệt 
 đối xử về thành phần xã hội, tín ngưỡng, dân tộc 
 Lao động là nghĩa vụ của công dân được hiểu là : 
 + Mọi người đều phải lao động để nuôi sống bản thân, gia đình.
 32 Khuyến khích, tạo thuận lợi và giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, tự 
 tạo việc làm, dạy nghề và học nghề.
 4. Quy định của pháp luật về lao động đối với trẻ em. 
 Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
 Cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, 
 nguy hiểm 
 Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
 Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
VI. BÀI TẬP:
 1. Bài tập 1, 2 trang 50 SGK. 
 2. Lựa chọn trong các bài 3, 4, 6, 7 và bài đọc thêm sách thực hành.
 34 Diễn giải, thảo luận, giải quyết vấn đề, tình huống.
 Có thể dùng sơ đồ để giảng các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm 
 pháp lý tương ứng.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa.
 Giáo viên cần phân tích rõ 4 dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm pháp 
 luật của từng tình huống trong phần đặt vấn đề (hành vi – tính trái pháp luật của 
 hành vi – lỗi – năng lực trách nhiệm pháp lí).
V. NỘI DUNG BÀI HỌC
 1. Vi phạm pháp luật.
 * Vi phạm pháp luật là :
 hành vi trái pháp luật;
 có lỗi;
 do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan 
 hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 * Các loại vi phạm pháp luật:
 Vi phạm pháp luật hình sự.
 Vi phạm pháp luật hành chính.
 Vi phạm pháp luật dân sự.
 Vi phạm kỷ luật.
 * Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
 2. Trách nhiệm pháp lí: 
 * Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi 
phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. 
 * Các loại trách nhiệm pháp lí :
 Trách nhiệm hình sự 
 Trách nhiệm dân sự 
 Trách nhiệm hành chánh 
 Trách nhiệm kỉ luật 
 3. Trách nhiệm công dân: 
 Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật.
 36 BÀI 16 : (2 tiết)
 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC,
 QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của 
 công dân ; cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công 
 dân.
 2. Kỹ năng:
 Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của 
 công dân ; tự giác, tích cực tham gia vào các công việc chung của trường, lớp và 
 điạ phương.
 3. Thái độ:
 Có lòng tin yêu và tình cảm đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
 Việt Nam.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
 Những đơn vị kiến thức cơ bản cần giảng dạy:
 1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền chính trị cơ bản của công 
dân được ghi nhận tại điều 53 của Hiến pháp 1992.
 2. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và trách 
nhiệm của mỗi công dân.
 3. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội gồm 3 quyền riêng biệt:
 Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội;
 Tham gia bàn bạc các công việc của đất nước, của địa phương và của cơ 
 quan, tổ chức xã hội;
 Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá các công việc chung của Nhà 
 nước và xã hội.
 38 4. Trách nhiệm của nhà nước và công dân:
 Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy 
 quyền làm chủ về mọi mặt của mình.
 Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của 
 Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.
 * Gợi ý giảng thêm:
 Điều kiện để đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội của 
 công dân:
 + Nhà nước : quy định bằng pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát việc 
 thực hiện.
 + Công dân : tích cực học tập, nâng cao trình đọ nhận thức để sử dụng có 
 hiệu quả quyền này.
VI. BÀI TẬP
 1. Bài tập 1, 6 trang 59, 60 SGK. 
 2. Bài tập 2, 3, 4 sách thực hành.
 40 V. NỘI DUNG BÀI HỌC
 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
 bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ 
 xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Bảo vệ Tổ quốc bao gồm:
 + tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, 
 + thực hiện nghĩa vụ quân sự, 
 + thực hiện chính sách hậu phương quân đội
 + giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà công dân phải thực hiện nhằm 
 bảo vệ Tổ quốc.
 2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
 Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông ta ngàn năm xây đắp, gìn giữ.
 Các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại, xâm lược nước ta.
 Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
 3. Nhiệm vụ của thanh niên – học sinh :
 Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
 Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và 
 nơi cư trú.
 Sẵn sàng thi hành nghĩa vụ quân sự.
 Cảnh giác trước mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong 
 và ngoài nước.
 * Gợi ý phần giảng thêm của giáo viên : 
 Âm mưu thực hiện “diễn biến hoà bình” đánh phá nước ta trên tất cả các 
 lĩnh vực.
 Giới thiệu những điều khoản trong Hiến pháp – Luật nghĩa vụ quân sự - 
 Bộ luật hình sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
VI. BÀI TẬP
 1. Bài tập 1, 3 trang 65 SGK. 
 2. Bài tập 5, 8 sách thực hành.
 42 Thảo luận nhóm, thiết kế đề án;
 Kể chuyện tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật;
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Sử dụng sách giáo khoa
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
 1. Thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
 a. Sống có đạo đức là :
 Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
 Đặt lợi ích của xã hội, của dân tộc trên lợi ích của cá nhân.
 b. Tuân theo pháp luật: là sống và hành động theo những quy định của pháp 
 luật.
 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
 Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau:
 Người có đạo đức biết tự giác tuân theo pháp luật.
 Người tôn trọng pháp luật biết xử sự có đạo đức.
 3. Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
 Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm nhiều việc có ích cho mọi 
 người và xã hội.
 Được mọi người yêu quý, kính trọng.
 4. Trách nhiệm công dân - học sinh :
 Tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong cuộc sống có đạo đức và tự 
 giác tuân theo pháp luật.
 * Gợi ý giảng thêm :
 Bác Hồ dạy:” Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì 
 trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ. Người nào chịu rèn luyện đạo đức mới 
 dễ tập thói quen tuân theo pháp luật. Ngược lại, có hiểu pháp luật và tuân theo 
 pháp luật mới giữ vững được đạo đức. Phấn đấu làm con ngoan, trò giỏi, đội 
 viên chăm đồng thời là công dân nhỏ tuổi có ý thức pháp luật.”
 44

File đính kèm:

  • doctai_lieu_thong_nhat_trong_tam_giang_day_mon_giap_duc_cong_da.doc