Trọng tâm ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trường THCS Thị Trấn 2

pdf 6 Trang tailieugiaoduc 19
Bạn đang xem tài liệu "Trọng tâm ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trường THCS Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trọng tâm ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trường THCS Thị Trấn 2

Trọng tâm ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trường THCS Thị Trấn 2
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Giáo dục công dân 6 
 b/ Biển báo hiệu đường bộ: 
 Gồm 5 nhóm: 
 + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm. 
 + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề 
 phòng. 
 + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành. 
 + Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam- Báo những định hướng cần 
 thiết hoặc những điều có ích khác. 
 + Biển phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các biển 
 báo khác. 
 - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 
 - Vạch kẻ đường. 
 - Hàng rào chắn, tường bảo vệ... 
 2/ Một số quy định về đi đường: 
 a/ Người đi bộ: 
 - Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, đi đúng phần đường . 
 - Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ. 
 Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ 
 cồng kềnh đi ngang trên đường. 
 b/ Người đi xe đạp: 
 - Không: 
 + Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. 
 + Đi vào phần đường dành cho người đi bộ. 
 + Sử dụng để kéo đẩy xe khác. 
 + Mang vác, chở vật cồng kềnh. 
 + Buông cả hai tay, đi xe bằng một bánh. 
 + Chở ba. 
 - Phải: 
 + Đi đúng phần đường, đúng chiều. 
 + Đi bên phải. 
 + Tránh bên phải, vượt bên trái. 
 + Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi. 
 + Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. 
 c/ Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe 
 gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 
 2 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Giáo dục công dân 6 
 BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG, 
 THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM 
 1.Những quy định của pháp luật nước ta. 
 a)Về thân thể 
 - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
 - Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác. 
 - Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. 
 b)Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 
 - Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và 
 nhân phẩm. 
 - Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và 
 nhân phẩm của người khác. 
 -Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
 của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. 
 2. Ý nghĩa 
 - Đây là một quyền cơ bản của công dân 
 -Quyền đó gắn liền với mỗi con người. 
 -Là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. 
 3. Trách nhiệm của công dân học sinh: 
 - Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác. 
 - Biết tự bảo vệ quyền của mình. 
 -Không ai được đánh người. 
 - Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tính của người khác. 
 - Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người. 
 - Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật phải kịp thời cứu giúp. 
 BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở. 
1/ Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: 
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân. 
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: 
+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ. 
+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật 
cho phép. 
 * Chỉ được khám chỗ ở khi: 
 - Cần bắt người can tội đang lẫn trốn. 
 - Cần thu thập tang vật, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội. 
 4 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Giáo dục công dân 6 
 +Trẻ em sinh ra tại VN và xin cư trú tại VN. 
 +Trẻ em có cha (mẹ) là người VN. 
 +Trẻ em nhìn thấy trên lãnh thổ VN nhưng không biết cha mẹ là ai. 
 3. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: 
 - CD Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN. 
 - Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa 
 vụ của CD theo quy định của PL 
 4. Bổn phận của trẻ em: 
 - Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở 
 thành người công dân hữu ích cho đất nước. 
 - Góp phần xây dựng tổ quốc VN ngày một phồn thịnh hơn. 
 - Những tấm gương đạt giải qua các kỳ thi đã trở thành niềm tự hào, đem lại vinh 
 quang cho đất nước. 
 --------------------------------------------------------------------------------------------- 
 6 

File đính kèm:

  • pdftrong_tam_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_truon.pdf