Trọng tâm ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2

pdf 28 Trang tailieugiaoduc 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trọng tâm ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trọng tâm ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2

Trọng tâm ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 2 
 KHI CON TU HÚ 
1. Tác giả : 
 Tố Hữu (1920-2002) tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa 
 Thiên – Huế. 
 Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. 
 Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. 
 Tác phẩm : Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận . . . 
2. Văn bản : 
 Thể thơ lục bát, viết khi mới bị giam ở nhà lao Thừa Phủ. 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người 
 chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 
4. Nghệ thuật : 
 Hình ảnh gợi cảm. 
 Thể lục bát giản dị, thiết tha. 
 TỨC CẢNH PÁC BÓ 
1. Tác giả : 
 Hồ Chí Minh (1890-1969) quê ở Nghệ An. 
 Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thê giới. 
 Tác phẩm : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng . . . 
2. Văn bản : 
 Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sáng tác trong thời kỳ ở Pác Bó (Cao 
 Bằng). 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống 
 cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. 
 Niềm vui lớn khi làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên. 
4. Nghệ thuật : 
 Lời thơ bình dị, giọng vui đùa hóm hỉnh. 
 NGẮM TRĂNG 
1. Tác giả : Hồ Chí Minh. 
2. Văn bản : 
 thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, trích từ tập “Nhật ký trong tù”. 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 4 
 Từng làm Tiết chế thống lĩnh đánh tan hai lần quân Mông – 
 Nguyên xâm lược. 
2. Văn bản : 
 Thể hịch (thể văn nghị luận, được vua chúa, tướng lĩnh dùng để kêu 
 gọi đấu tranh, thường viết theo thể văn biền ngẫu). 
 Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên 
 lần 2. 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Tinh thần yêu nước nồng nàn thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí 
 quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. 
4. Nghệ thuật : 
 Lập luận chặt chẽ, sắc bén. 
 Lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 
 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA 
1. Tác giả : 
 Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở Hà Tây. 
 Tài kiêm văn võ, yêu nước thương dân. 
 Danh nhân văn hóa thế giới. 
 Tác phẩm : Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo . . . 
2. Văn bản : 
 Thể cáo (văn nghị luận cổ, được vua chúa dùng để công bố chủ 
 trương hay kết quả một sự nghiệp), trích Bình Ngô đại cáo. 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Bản tuyên ngôn độc lập công bố nước ta là đất nước có nền văn 
 hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có 
 truyền thống lịch sử. 
 Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. 
4. Nghệ thuật : 
 Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn. 
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC 
1. Tác giả : 
 Nguyễn Thiếp (1724-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong 
 cư sĩ, thường gọi là La Sơn Phủ Tử, quê ở Hà Tĩnh. 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 6 
 Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sinh động. 
 ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC 
1. Tác giả : 
 Mô-li-e (1622-1673) là diễn viên, nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. 
 Tác phẩm : Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang . . . 
2. Văn bản : 
 Trích hồi 2 vở kịch Trưởng giả học làm sang. 
3. Nội dung ý nghĩa : 
 Khắc họa tính cách lố lắng của một tay trưởng giả muốn học đòi 
 làm sang. 
4. Nghệ thuật : 
 Xây dựng một lớp kịch sinh động. 
 Khắc họa tài tình một tính cách nực cười. 
 PHẦN TIẾNG VIỆT 
 CÂU NGHI VẤN 
1. Khái niệm : 
 Câu nghi vấn là câu : 
 Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao 
 nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) . . . không, (đã) . . . chưa) hoặc có từ hay (nối 
 các vế có quan hệ lựa chọn). 
 VD : Con có đi học không ? 
2. Chức năng : 
 Chức năng chính dùng để hỏi. 
 Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng 
 để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc . 
 . . và không yêu cầu người đối thoại trả lời. 
 VD : Con có đi học không thì bảo ! (đe dọa)] 
3. Hình thức kết thúc : 
 Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 
 Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn 
 có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 8 
 Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. 
 CÂU PHỦ ĐỊNH 
1. Khái niệm : 
 Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, 
 chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (cơ) . 
 . . 
 VD : Tôi chưa đi học. 
2. Chức năng : 
 Dùng để : thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, 
 quan hệ nào đó (phủ định miêu tả). 
 VD : Tôi chưa đi học. 
 Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). 
 VD : Không, chúng con không lười học nữa đâu. 
 HÀNH ĐỘNG NÓI 
1. Khái niệm : 
 Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục 
 đích nhất định. 
2. Những kiểu hành động nói thường gặp : 
 Là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán . . .), điều 
 khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức . . .), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. 
3. Cách thực hiện hành động nói : 
 Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức 
 năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng 
 kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp). 
 HỘI THOẠI 
1. Khái niệm : 
 Hội thoại là nói chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau trong 
 giao tiếp, trong hội họp hằng ngày. 
2. Những nhân tố trong hội thoại : 
 Vai xã hội. 
 Lượt lời. 
3. Vai xã hội trong hội thoại : 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 10 
 VD : Học sinh có rất nhiều môn phải học. Nào là Văn, Toán, 
Anh. Nào là Lý, Hóa, Sinh. Nào là Sử, Địa, Công Dân . . . 
 d. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. 
 PHẦN TẬP LÀM VĂN 
Thuyết minh 
 Thuyết minh Tự sự 
- Không có (cốt truyện, nhân vật, - Có cốt truyện, nhân vật, sự việc 
sự việc) diễn biến 
- Giới thiệu đối tượng giúp cho Miêu tả 
người đọc hiểu - Tả cụ thể giúp người đọc hình 
- Sử dụng từ chính xác dung 
 - Dùng từ gợi hình, gợi tả . . . 
- Không đòi hỏi người viết bộc lộ Biểu cảm 
tình cảm - Gợi suy nghĩ, cảm xúc 
 - Dùng nhiều từ gợi cảm, biện 
 pháp tu từ 
- Giải thích bằng tri thức khoa Nghị luận 
học; bằng cơ chế, qui luật của sự - Giải thích bằng lí lẽ, dẫn chứng 
vật, cách thức sử dụng bảo quản làm sáng tỏ vấn đề 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 12 
Nghị luận 
 Luận đề 
 (vấn đề) 
 Luận điểm 1 Luận điểm 2 Luận điểm 3 
 - Luận cứ - Luận cứ - Luận cứ 
 - Lí lẽ, dẫn - Lí lẽ, dẫn - Lí lẽ, dẫn 
 chứng chứng chứng 
Cách trình bày nội dung trong đoạn văn 
 1) Cách viết diễn dịch 
 (1) câu chủ đề 
 (2) (3) (4) (5) 
 VD : (1) Học tập là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của học 
sinh.(2) Có học tập, học sinh mới có đủ tri thức để nhận ra điều hay lẽ 
phải hay thói xấu việc hư .(3) Nhờ nâng cao kiến thức và thường xuyên 
luyện kỹ năng, rèn đạo đức mà sau này lớp học sinh là những nhân tài 
của đất nước.(4) Muốn thành tài, thì mỗi học sinh ngay từ bây giờ phải 
chăm chỉ học.(5) Càng bớt vui chơi, càng chịu khó học hành nhiều bao 
nhiêu thì niềm vui trong đời sống càng chân chính, càng lâu bền hơn. 
 2) Cách viết qui nạp 
(1) Học sinh có học tập mới có đủ tri thức . . . (2) Nhờ . . . (3) Muốn 
thành tài . . . (4) Càng bớt . . . (5) Do đó, học tập là nhiệm vụ vô cùng 
quan trọng của học sinh 
 (1) (2) (3) (4) 
 (5) câu chủ đề 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 14 
 Thủ đô là trung tâm của đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự 
thịnh suy của một dân tộc việc dời đô là một vấn đề quyết định 
tương lai của đất nước. 
 Các nước (dân tộc) đều có cuộc dời đô – thử thách của dân tộc 
phải là một quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. 
 Không có ý chí quyết tâm, không có tầm nhìn tương lai thì Lí Công 
Uẩn không nói chuyện dời đô vấn đề đụng chạm tới bao quyền lợi 
của các gia tộc, tập đoàn người. 
2) “Chiếu dời đô” thể hiện trí tuệ anh minh, lòng nhân tuyệt vời của 
Lí Công Uẩn 
 “Chiếu dời đô” là biểu hiện xu thế tất yếu của lịch sử, Lí Công Uẩn 
hiểu dược khát vọng của nhân dân, khát vọng lịch sử. 
 Muốn bảo vệ đất nước thì non sông, nhân tâm phải thu về một mối 
 phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt vững mạnh 
việc đầu tiên là phải tìm nơi “trung tâm của trời đất” một nơi có thế 
“rồng cuộn hổ ngồi” nhà vua đã tâm đắc nói tơi nơi “địa thế rộng 
mà bằng, đất đai cao mà thóang” vị vua anh minh, tìm chốn lập đô 
vì dân 
 Nhà vua đánh giá kinh đô Thăng Long “ là thắng địa  là nơi 
kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” 
 Giọng nói đầy nhân từ, tấm lòng lo cho dân cho nước. 
3) Trần Quốc Tuấn, tác giả “Hịch tướng sĩ” – nhà quân sự kiệt xuất: 
 Là người đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Nguyên-Mông 
 Rất quan tâm tới vận mệnh đất nước. 
 Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng chuẩn 
bị đương đầu với cuộc chiến sống còn. 
 Ông đã bộc lộ lòng căm thù giặc. Thật ngứa mắt khi thấy “Sứ giả đi 
lại nghênh ngang”, thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ 
mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ gọi chúng “dê chó”, “hổ đói” 
 Ông muốn mọi người phải có lòng căm thù, phải có tinh thần xã 
thân : “ Ta thường  chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan 
uống máu quân thù ” 
 Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc cảnh cáo những thói hư tật xấu của 
tướng sĩ “Nếu có giặc  thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo 
giáp giặc ” 
 Và hiểm họa thật đau xót “lúc bấy giờ  đau xót biết chừng nào!” 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 16 
Thân bài : 
 1) Chúng ta cần biết học là gì? Hành là gi? 
  Học lànghiên cứu , tiếp thu tri thức của lòai người giúp con 
 người mở mang đầu óc, tư duy phát triển. 
  Ta có thể học trong sách vở, học ở trường, học ngay trong cuộc 
 sống 
  Hành : là thực hành, là làm việc, vận dụng lí thuyết đã học vào 
 công việc, phục vụ cuộc sống 
 2) Quan hệ giữa học và hành? 
  Chúng có mối quan hệ mật thiết Nguyễn Thiếp đã nêu lên 
 phương châm “theo điều học mà làm” học phải có hành học mà 
 không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy 
  Vì sao Nguyễn Thiếp nói như vậy? 
  Nếu chỉ học lí thuyết mà không biết thực hành chỉ là kiến thức lí 
 thuyết suông. Mục đích cuối cùng của học chính là để hành. Học để 
 đem ra ứng dụng trong đời sống. 
  Ngược lại nếu hành mà không có chỉ đạo của lí thuyết thì ứng dụng 
 vào thực tiễn không tránh khỏi mò mẫm, lúng túng Học không trôi 
 chảy. 
  “Học và hành phải đi đôi”, biết “theo điều học mà làm” là thiết 
 thực bổ ích lí thuyết được khắc sâu lí thuyết được thực hành soi 
 sáng dễ thuộc dễ nhớ 
 Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi nghiên cứu 
 phát minh. 
  Vẫn còn những người chỉ lo học mà không hành, không biết “theo 
 điều học mà làm”, học vẹt, học lí thuyết suông như lời La Sơn Phu 
 Tử đã chê trách “đua học hình thức đói danh lợi” 
  “Học đi đôi với hành” là phương châm đúng đắn giúp học sinh 
 phát huy tinh thần tự chủ, năng động trong học tập 
 3) Làm thế nào để học với hành có hiệu quả 
  Học trong sách vở, ở trường lớp và những điều thiết thực nhất từ 
 cuộc sống 
  Ở lứa tuổi nào, bất kì ở đâu, ta cũng phải học, học ở thầy cô, ở 
 bạn bè, ở gia đình. 
  Học dưới nhiều hình thức, đi tham quan, đọc sách báo, nhưng 
 phải học những điều hay lẽ phải, học với thái độ nghiêm túc. Đến lớp 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 18 
 Sách là phương tiện giao tiếp, là bài học kinh nghiệm cho các thế 
hệ tiếp theo. 
 Sách đúc kết kinh nghiệm của cha ông giúp ta mở rộng tầm hiểu 
biết, là kho tàng tri thức của nhân loại. 
 Sách cung cấp cho ta bao điều kỳ thú bổ ích : 
 Sách thiên văn cho ta biết về vũ trụ bao la, từ trái đất ta có thể chu 
du khắp thái dương hệ, lên mặt trăng, đến sao hỏẵ 
 Sách lịch sử đưa ta trở về quá khứ, tìm hiểu những trận chiến ác 
liệt, những mốc son chói lọi của dân tộc 
 Sách tự nhiên cho ta biết thêm về sinh vật xung quanh từ loài nhỏ 
bé như vi-rút đến loài to lớn như voi, từ loài ăn cỏ hiền lành đến loài 
ăn thịt độc ác, từ loài sống trên cạn đến loài sống dưới nước. 
 Sách địa lý dẫn ta đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, đến những 
vùng rừng rậm núi cao hay những hoang mạc khô cằn, đưa ta đi tham 
quan bao danh lam thắng cảnh. 
 Sách bối dưỡng cho ta tư tưởng tình cảm tốt đẹp làm cho đời sống 
tinh thần của con người phong phú, hoàn thiện 
 Yêu thương cảm thông chia sẽ với người bất hạnh. 
 Biết yêu cái đẹp trong cuộc sống 
 Sách là kho tàng tri thức của nhân loại cung cấp cho con người. 
Sách chính là kho báu vô cùng quý giá 
2) Chỉ có kiến thức mới là con đường sống 
 Loài người tiến bộ, xã hội phát triển, ta làm bất cứ việc gì cũng 
phải có tri thức. 
 Không có tri thức một người không thể tồn tại trong xã hội 
 Một đất nước, một dân tộc không thể đứng vững và phát triển nếu 
thiếu nhân tài 
 Có kiến thức thì mới có việc làm, mới đảm bảo cho ta có cuộc 
sống ấm no. Trong thời kỳ nước ta đang hội nhập cùng thế giới, tri 
thức là nguồn vốn quý báu để ta khẳng định mình trên trường quốc tế 
Dẫn chứng : Thời kỳ Pháp thuộc 90% dân số Việt Nam không biết 
chữ. Vì thế sau cách mạng tháng tám, việc làm đầu tiên của Bác Hồ là 
diệt giặc đói, giặc dốt. Đến nay dù đất nước không còn nạn mù chữ 
nhưng chúng ta vẫn phải nhắc nhở nhau : Không học, không có kiến 
thức sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia khác, tức là sẽ không có độc lập 
 kiến thức có ý nghĩa sống còn với cả một dân tộc 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 20 
Thân bài : 
 1) Giải nghĩa : 
  “Đất nước tươi đẹp” : giàu đẹp về tài nguyên về sản vật, của cải 
 vật chất, tinh thần kinh tế phát triển. Danh lam thắng cảnh, di tích 
 văn hóa lâu đời, xã hội văn minh lịch sử tiến bộ về tri thức nhận 
 thức. 
  “Bước tới đài vinh quang” : vẻ vang, tương lai tươi sáng danh 
 tiếng như các dân tộc tiến tiến khác. 
  “sánh vai các cường quốc năm châu” : mục đích, theo kịp các 
 cường quốc (bình đẳng) : giàu mạnh toàn diện. 
  “nhờ phần lớn công học tập” : nhấn mạnh điều kiện để đạt mục 
 đích. Muốn có như mong ước việc học của học sinh : yếu tố quan 
 trọng. Học tập tốt lập công trên chiến trường diệt giặc dốt có tri 
 thức sâu sắc, sáng tạo, ứng dụng thực tế. 
 chính người chủ tương lai của đất nước đang ngồi trên ghế nhà 
trường có điều kiện làm nước mạnh, dân giàu thành cường quốc. 
 2) Vì sao việc của học sinh liên quan tương lai đất nước ? 
  Vì thế hệ trước bỏ công cho độc lập thiếu điều kiện học tốt. 
 Thế hệ nay có điều kiện môi trường phấn đấu tốt. 
  Vì chỉ có nền khoa học hiện đại mà qua học tập đưa đất nước 
 nghèo giàu. Chỉ có khoa học kỹ thuật từ việc học có lực lượng 
 lao động trí thức tạo sự nghiệp lớn. 
  Vì ngoài công nhân , nông dân . . ., còn có . . . (lực lượng đông 
 đảo) đài vinh quang. Nếu thanh thiếu niên không cố lực lượng 
 thiếu minh mẫn không đủ khả năng đưa đất nước đi lên. 
 Lời dạy thể hiện mối quan tâm tuổi trẻ : xác đáng, nhấn 
mạnh. 
 3) Phải học như thế nào để đáp ứng yêu cầu ? 
  Việc phải làm ngay : học hỏi không ngừng + yêu nước thiết tha 
 nhận trách nhiệm chủ nhân tương lai. 
  Phải xác định mục tiêu (học để có tri thức, để vận dụng . . .) 
 học đi đôi với hành học tốt. Rèn cả đức dục toàn diện (“có tài 
 mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài , làm 
 việc gì cũng khó” – HCM) 
 Học để phục vụ, ra sức không phụ thế hệ cha anh. 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 22 
  Dẫn chứng 2: Văn học viết “Đau đớn thay . . .” 
  Dẫn chứng 3: VH cách mạng “Nếu là con chim . . .”, “Có gì đẹp...” 
  Luận điểm 2 : Chúng ta phải làm gì để thể hiện tấm lòng “thương 
 người như thể thương thân” 
  Luận cứ : chân tình quan tâm giúp đỡ là tiếp thêm sức mạnh, thêm 
 điều kiện để người bớt khó khăn, dễ phấn đấu. 
  Dẫn chứng : 
  Phong trào “giúp bạn vượt khó” 
  Phong trào “xóa đói giảm nghèo” 
  Phong trào “hiến máu nhân đạo” 
 Luận điểm 3 : Phê phán nghiêm khắc thái độ thờ ơ, hành vi dửng 
dưng trước người gặp hoạn nạn. 
  Dẫn chứng : tác phẩm “Sống chết mặc bay”, “Tắt đèn” 
Kết bài : 
  Nhận xét chung luận đề “Tấm lòng thương người như thể thương 
 thân” 
  Rút bài học bản thân. 
 Đề 3 trang 128 SGK 
1. Phân tích đề : 
a) Nội dung trọng tâm : 
- Tác hại vủa một tệ nạn xã hội cụ thể nào đó.Ví dụ : tệ cờ bạc, tệ ma 
túy, hoặc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy 
-Thái độ và suy nghĩ của bản thân về tệ nạn xã hội đó. 
b) các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, bình luận. 
c) Phạm vi tư liệu : 
- Thực tế cuộc sống 
- các bài viết về tệ nạn xã hội ấy` trên báo chí, SGK,,. 
2. Dàn bài : 
Mở bài : 
  Giới thiệu luận đề. 
  Trích đề bài. 
  Thái độ đúng đắn của mỗi người là gì ? 
Thân bài : 
a) Giải thích ý nghĩa cụm từ “tệ nạn xã hội” (cờ bạc, tiêm chích ma túy, 
tiếp xúc văn hóa phẩm không lành mạnh) 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 24 
 Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng 
hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của nông trại. Sau cùng, dĩ nhiên 
một con thắng, một con bại. 
 Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng 
gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của 
con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, 
con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi 
đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở. 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn từ( 10 đến 12 câu) trình bày suy 
nghĩ của bản thân em về nội dung trên. 
5. Câu 5: 
 Tình yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ là những biểu hiện của “lòng 
nhân ái”. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ( 10 đến 12 câu) trình bày suy 
nghĩ của em về “lòng nhân ái” giữa con người với con người trong cuộc 
sống. 
6. Câu 6: Viết đoạn văn ngắn từ( 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ về tinh 
thần đoàn kết. 
 Hiện nay, bên cạnh những người luôn hối hả, bận rộn với công 
việc, học tập, thì còn có không ít những người luôn lãng phí thời gian 
vào những việc không có ích như chơi game suốt đêm ngày, cờ bạc, tụ 
tập ăn chơi, Đó là điều không tốt cho hiện tại và tương lai sau này 
của mỗi người. 
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu: 
“Thời gian là vàng” 
7. Câu 7: 
 “Bé Hải An (Hà Nội) ra đi nhưng em vẫn còn đó trên cuộc 
đời: giác mạc em hiến vừa được cấy ghép cho hai người được sáng 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 26 
 12. Câu 10: Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em 
 về tâm trạng người tù ở 4 câu thơ cuối bài thơ“ Khi con tu hú” của nhà 
 thơ Tố Hữu. 
 Đề Kiểm Tra HK 2( Năm học 2017-2018) 
 Thời gian làm bài: 90 phút 
 Câu 1: (2 điểm) 
 Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: 
 “Ông bố có thói quen đọc báo. Sáng nào chở con gái đi học ông 
 cũng ghé sạp báo dọc đường để mua một tờ. Vì bận công việc nên số 
 báo hôm qua ông chưa kịp đọc. Ông dừng xe lại cạnh một quầy bán báo 
 bên đường để hỏi mua. Người bán báo bảo rằng còn, nhưng để ở nhà và 
 hứa sáng mai sẽ đem ra cho khách. Ông bố cũng hẹn sáng mai ghé lại. 
 Nhưng sau đó vì nóng lòng về tin thời sự trên số báo cũ ấy nên ông bố 
 đã mua ở một sạp báo khác. Sáng hôm sau, chở con đi học, ông dừng lại 
 hỏi mua tờ báo đã hẹn. Đứa con gái thấy thế thắc mắc:” Số báo đó đã 
 mua rồi mà bố?”. Ông bố bảo:" Không phải bố mua để đọc. Bố mua 
 để...”. 
 ( Trích từ Internet). 
a) Em hãy điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu cuối của đoạn văn. (1 
 điểm) 
b) Tìm câu phủ định trong văn bản. Xác định kiểu câu phủ định vừa tìm 
 được.(1 điểm) 
 Câu 2: (3 điểm) 
 Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 1 trang giấy thi) 
 nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. 
 Câu 3: (5 điểm) 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Văn 8 – HK2 / 2019 - 2020 trang 28 
bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm của bản thân em trong học tập và 
trong gia đình . 
Câu 3(4,0 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng: Bài thơ“Ngắm trăng” thể hiện tình yêu 
thiên nhiên mãnh liệt và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan 
của Bác Hồ . Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên . 
 “Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” 
 -------HẾT------- 

File đính kèm:

  • pdftrong_tam_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_20.pdf