Trọng tâm và bài tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Trung An
Bạn đang xem tài liệu "Trọng tâm và bài tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Trung An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trọng tâm và bài tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Trung An
Trường THCS Trung An Trọng tâm và bài tập lịch sử 8 TUẦN 22- TIẾT 38 Thứngày.tháng năm. BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 -1884) I.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.Cuộc kháng chiến ở hà nội và các tỉnh đồng bằng bắc kì. 1.Tình hình Việt Nam trƣớc khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. -Pháp thiết lập bộ máy thống trị,tiến hành bóc lột nhân dân Nam Kì,chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. -Triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,đối ngoại lỗi thời: luôn nhượng bộ pháp; đàn áp vơ vét, bóc lột nhân dân -Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp nơi. 2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất(1873) + Cuối 1872 chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, quiân Pháp do Gac-ni-ê đem quân ra bắc +Sáng 20-11-1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội +Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy ra sức chống trả nhưng đến trưa thì thất thủ. +Pháp chiếm một số tỉnh Bắc Kì. 3.Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì(1873-1874) -Nhân dân Hà Nội sẵn sàng chiến đấu chống lại thực dân Pháp - Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 Gác-ni-ê cùng nhiều binh línhbị giết tại trận,làm cho Pháp hoang mang,nhân dân ta phấn khởi,hăng hái đánh giặc - Ngược với nhân dân nhà Nguyễn lại ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp rút khỏi Bắc Kì. - Nội dung hiệp ước Giáp Tuất: ( GV cho HS ghi theo SGK trang 121) -Việt Nam mất đi một phần nội trị và bị ràng buộc về ngoại giao TUẦN 23- TIẾT 41 Thứngày.tháng năm. II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BĂC KÌ LÂN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM (1882-1884) -Hãy nêu nội dung của hiệp ước 1874? 1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2(1882) - Hoàn cảnh: + Sau điều ước 1874 nhân dân phản đối mạnh mẽ + Kinh tế kiệt quệ, triều đình khước từ mọi cải cách đất nước rối loạn + Thực dân Pháp đang phát triển đẩy mạnh việc xâm lược Bắc Kỳ - Diến biến: Giáo viên biên soạn : Bùi Văn Phong phongca.74@gmail.com Trang 2 Trường THCS Trung An Trọng tâm và bài tập lịch sử 8 - Sử dụng sức mạnh quân sự để đánh chiếm Bắc Kì. MỤC I/2 Bài 25 Trang 120:Tại sao quân triều đình ở Bắc Kì đông mà vẫn không thắng được giặc? Do quân đội triều đình chỉ được trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu; lại đối phó với Pháp trong tình thế bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Trong khi đó, quân Pháp có vũ khí hiện đại, lại chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm kĩ càng. Vì vậy, quân triều đình ở Bắc Kì đông nhưng vẫn không thắng được giặc Pháp. MỤC II/2 Bài 25 Trang 123:Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi- e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883? - Chủ nghĩa tư bản Pháp đang trên đà phát triển → tăng thêm viện binh để thực hiện xâm lược Việt Nam → lực lượng của Pháp ở Việt Nam được tăng cường. - Thái độ thiếu kiên quyết chống giặc của triều đình nhà Nguyễn: Triều đình vẫn hi vọng có thể thương lượng với Pháp → tạo điều kiện cho Pháp mạnh tay xâm lược. - Tháng 7/1883, Vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn rối loạn → đây là cơ hội thuận lợi để Pháp thực hiện các bước xâm lược tiếp theo. MỤC II/3 Bài 25 Trang 124:Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào? + Nhiều văn thân, sĩ phu, quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. + Bất chấp lệnh “bãi binh” của triều đình, nhân dân các nơi vẫn nổi dậy đấu tranh. + Bên cạnh mục tiêu “chống Pháp xâm lược”, quần chúng nhân dân còn chống cả: bộ phận Phong kiến đầu hàng. Bài Tập 2 trang 124 Lịch Sử 8:Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Xâm lược? - Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, triều Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp xâm lược. Tuy nhiên, thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để. - Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả + Về đường lối ngoại giao: Triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình. + Về chỉ đạo chiến đấu: Thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam. - Trước sức mạnh quân sự của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến. Phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình. Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng Pháp: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ- nôt (1884). Với hiệp ước năm 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa, nửa phong kiến. Giáo viên biên soạn : Bùi Văn Phong phongca.74@gmail.com Trang 4 Trường THCS Trung An Trọng tâm và bài tập lịch sử 8 +1885-1888 nghĩa quân tổ chức, xây dựng lược lượng, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo +1889-1895 nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc + Khi Phan Đình Phùng mất, nghĩa quân suy yếu dần, đến 1896 khởi nghĩa tan rã - Ý nghĩa phong trào cần vƣơng +Nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta chống ngoại xâm. +Làm chậm quá trình xâm lược của Pháp +Để lại nhiều bài học quí báu về khởi nghĩa vũ trang Bài 2 trang 130 Lịch Sử 8:Tại sao nói, Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa Tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Thời gian dài nhất (kéo dài 11 năm, từ 1885 – 1896). - Quy mô rộng lớn nhất: Lan rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lực lượng, vũ khí. Đặc biệt, nghĩa quân Hương Khê đã chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp. BT3:Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX? - Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục, trên địa bàn rộng. - Mục đích: Chống Pháp, chống triều đình phong kiến. - Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. - Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân. - Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị... - Tính chất: bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc. - Kết quả: thất bại. - Ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc. Giáo viên biên soạn : Bùi Văn Phong phongca.74@gmail.com Trang 6
File đính kèm:
- trong_tam_va_bai_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_truong_thcs.pdf