Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

pdf 7 Trang tailieugiaoduc 107
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
 Họ tên :  Lớp : 2/ 
 Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 
 Em đọc kĩ bài Bé nhìn biển sau đó trả lời miệng 4 câu hỏi. 
 TẬP ĐỌC 
 BÉ NHÌN BIỂN / 65 
 Nghỉ hè với bố 
 Bé ra biển chơi 
 Tưởng rằng biển nhỏ 
 Mà to bằng trời. 
 Như con sông lớn 
 Chỉ có một bờ 
 Bãi giằng với sóng 
 Chơi trò kéo co. 
 Phì phò như bễ 
 Biển mệt thở rung 
 Còng giơ gọng vó 
 Định khiêng sóng lừng. 
 Nghìn con sóng khỏe 
 Lon ta lon ton 
 Biển to lớn thế 
 Vẫn là trẻ con. 
 TRẦN MẠNH HẢO 
 - Bễ : dụng cụ của thợ rèn hay thợ kim hoàn, dùng để thụt hơi vào lò cho lửa cháy. 
: - Còng : giống cua nhỏ, sống ở ven biển. 
 - Sóng lừng : sóng lớn ở ngoài khơi xa. 
? 1. Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng. 
 Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1, 2 và chỉ ra những câu thơ cho thấy biển rất rộng. 
 2. Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ? 
 Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 2, 4 và chỉ ra những hình ảnh cho thấy biển giống 
 như trẻ con. 
 3. Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ? 
 Gợi ý: Em hãy lựa chọn khổ thơ mình thích và nói rõ lí do. 
 4. Học thuộc lòng bài thơ ở nhà. 
 Họ tên :  Lớp : 2/ 
 Thứ nămLUYỆN , ngày 16TỪ tháng VÀ CÂU 4 năm 2020 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO / 64 
1. Em hãy quan sát hình và tìm các từ ngữ có tiếng biển : 
 ... ...
 ... ... ...
2. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa phù hợp ở cột B : 
 A B 
 Hồ . . Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. 
 Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. 
 Suối . . 
 Sông . . Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. 
3. Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau : 
 Gợi ý: Cụm từ in đậm chỉ nguyên nhân của sự việc, vì vậy em sử dụng câu hỏi vì sao? 
 Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy. 
4.Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời các câu hỏi sau: 
 a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương ? 
 b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ? 
 c) Vì sao nước ta có nạn lụt ? 
 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 
 TẬP ĐỌC 
 SƠN TINH, THỦY TINH / 60 
1. Những người đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh. 
2. Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn: Hùng Vương cho phép ai mang 
đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về. 
3. Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần diễn ra như sau : Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, 
mang quân đuổi theo. Chàng hô mưa, gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn, nhằm nhấn chìm 
Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy 
núi, chặn đứng dòng nước của Thủy Tinh, cuộc chiến kéo dài từ ngày này sang ngày 
khác. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, đành ngậm đắng nuốt cay rút lui. 
4. Câu chuyện cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay đó 
là : nhân dân ta phòng chống lũ lụt rất kiên cường. 
 BÉ NHÌN BIỂN / 65 
1. Những câu thơ cho thấy biển rất rộng : 
 Tưởng rằng biền nhỏ 
 Mà to bằng trời 
 Như con sông lớn 
 Chỉ có một bờ 
2. Những hình ảnh cho thấy biển giống như trẻ con là: bãi với sóng chơi trò kéo co, 
nghìn con sóng khỏe chạy lon ton. 
3. Em thích khổ thơ thứ tư nhất vì qua đôi mắt hồn nhiên của bạn nhỏ, biển tuy rất rộng 
lớn nhưng vẫn là đứa trẻ con. 
 Chính tả 
 Bé nhìn biển / 66 
 Nghỉ hè với bố 
 Bé ra biển chơi 
 Tưởng rằng biển nhỏ 
 Mà to bằng trời. 
 Như con sông lớn 
 Chỉ có một bờ 
 Bãi giằng với sóng 
 Chơi trò kéo co. 
 Phì phò như bễ 
 Biển mệt thở rung 
 Còng giơ gọng vó 
 Định khiêng sóng lừng. 
 Trần Mạnh Hảo 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tieng_viet_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.pdf