Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28

pdf 7 Trang tailieugiaoduc 240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28

Bài tập Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28
 Họ tên :  Lớp : 2/ 
 Thứ ba, ngày 5 tháng 5 năm 2020 
 Em đọc kĩ bài Cây dừa sau đó trả lời miệng 4 câu hỏi. 
 TẬP ĐỌC 
 CÂY DỪA / 88 
 Cây dừa xanh toả nhiều tàu, 
 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. 
 Thân dừa bạc phếch tháng năm, 
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. 
 Đêm hè hoa nở cùng sao, 
 Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. 
 Ai mang nước ngọt, nước lành, 
 Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. 
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, 
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. 
 Trời trong đầy tiếng rì rào, 
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. 
 Đứng canh trời đất bao la, 
 Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. 
 TRẦN ĐĂNG KHOA 
: - Tỏa : từ một điểm chia ra các phía. 
 - Tàu (lá) : lá to, có cuống dài. 
 - Canh : trông giữ, bảo vệ. 
 - Đủng đỉnh : chậm rãi, tỏ ra không vội vã. 
?
 1. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ? 
 Gợi ý: Em hãy đọc 4 câu thơ đầu và chỉ ra đặc điểm của mỗi bộ phân của cây dừa. 
 2. Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào? 
 Gợi ý: Em hãy tìm những câu nhắc tới gió, trăng, mây, nắng, đàn cò, từ đó chỉ ra 
 sự gắn bó của dừa với chúng. 
 3. Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ? 
 Gợi ý: Em hãy chọn câu thơ mình thích và nói rõ lí do. 
 4. Học thuộc lòng bài thơ. 
Họ tên :  Lớp : 2/ 
 Thứ năm , ngày 7 tháng 5 năm 2020 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY/ 87 
 Đây là hình ảnh một số loài cây 
1. Viết tên những loài cây mà em biết vào từng nhóm cho phù hợp: 
 Gợi ý : - Cây lương thực, thực phẩm: Là cây chứa nhiều tinh bột như lúa,... 
 - Cây ăn quả: Cây dùng để lấy quả ăn. 
 - Cây lấy gỗ: Cây thu gỗ. 
 - Cây bóng mát: Những cây có tán rộng dài. 
 - Cây hoa: Cây khi phát triển sẽ nở ra hoa. 
 Cây lương thực, 
 Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây bóng mát Cây hoa 
 thực phẩm 
 M : lúa, M : cam, M : xoan, M : bàng, M : cúc, 
 ................................................ ................................................ ................................................ ................................................ ........................................... 
 ................................................ ................................................ ................................................ ................................................ ........................................... 
 ................................................ ................................................ ................................................ ................................................ ........................................... 
 ............................................... ................................................ ................................................ ................................................ ........................................... 
 2. Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi – đáp theo mẫu sau : 
 M: - Người ta trồng cây cam để làm gì ? 
 - Người ta trồng cây cam để ăn quả. 
 3. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ? 
 Gợi ý: Em hãy đọc diễn cảm, ngắt nghỉ hơi hợp lý để điền dấu chấm , dấu phẩy hoàn 
 thành đoạn văn. 
 Chiều qua Lan nhận được thư bố Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất 
 nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây 
 cam ở đầu vườn để khi bố về bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”. 
 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 
 TẬP ĐỌC 
 KHO BÁU / 83 
1. Những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân: Quanh năm 
hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc sáng sớm, trở 
về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ không để cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay. 
2. Trước khi mất, người cha cho các con biết: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự 
đào lên mà dùng. 
3. Theo lời cha, hai người con đã đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu mà chẳng thấy 
kho báu đâu, họ đành phải trồng lúa. 
4. Mấy vụ liền lúa bội thu là vì : đất đã làm kĩ nên lúa rất tốt. 
5. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta : Nếu biết chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được 
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
 TẬP ĐỌC 
 CÂY DỪA / 88 
1. Các bộ phận của cây dừa được so sánh như sau : 
- Lá dừa : như cánh tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mấy xanh. 
- Ngọn dừa : như người gật đầu gọi trăng. 
- Thân dừa : bạc phếch, đứng canh trời đất. 
- Quả dừa : giống như đàn lợn con, như hũ rượu. 
2. Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như sau : 
- Với gió : dang tay đón gió, gọi gió cùng múa reo. 
- Với trăng : gật đầu gọi trăng. 
- Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh. 
- Với nắng : làm dịu nắng trưa. 
- Với đàn cò : hát rì rào cho đàn có đánh nhịp bay vào bay ra. 
3. Em thích câu thơ : 
 Đêm hè hoa nở cùng sao 
 Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. 
Câu thơ so sánh tàu dừa giống như chiếc lược, ngước mắt lên ta thấy chiếc lược đó đang 
chải vào tóc mây bồng bềnh, trông thật đẹp. 
 Chính tả /85 
 Kho báu 
 Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một 
nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về 
nhà khi đã lặn mặt trời . Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, 
trồng cà. 
 Theo Ngụ ngôn Ê-dốp 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tieng_viet_lop_2_tuan_28.pdf