Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9

doc 11 Trang tailieugiaoduc 18
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9
 • Thể thức mở đầu:
 + Ngày tháng, lời đề từ
 + Thăm hỏi sức khỏe của bạn ( sức khỏe của bạn, của gia đình, công việc, cuộc sống, 
 những người bạn học chung)
 + Tình hình sức khỏe, công việc, cuộc sống của bản thân mình
• Lí do viết thư: kể lại buổi thăm trường, nhân dịp 20-11
2. Thân bài:
• Lí do về thăm trường:
• Cảnh quan ngôi trường:
 + Cổng trường: miêu tả cụ thể cổng trường , so sánh với quá khứ
 + Sân trường: không khí sân trường( băng rôn, cờ phướm, sân lễ, cây cảnh, ghế đá, bồn 
 hoa,)
 + Đi thăm quan lớp học thấy: bàn ghế, bảng,trang thiết bị hiện đại có nhiều đổi khác hơn 
 xưa.
 + Chiếc trống trường: Vẫn ở vị trí cũ nhưng được trang trí đẹp hơn, âm vang vẫn như xưa.
• Con người:
 + Bác bảo vệ ( là người cũ, hay người mới, còn nhớ mình không, hướng dẫn mình thăm 
 trường)
 + Thầy cô, nhân viên ( Trang phục nét mặt, nụ cười, thái độ tiếp đón hs cũ về thăm 
 trường)
 + Quan sát, miêu tả những em hs đang xếp hàng chuẩn bị làm lễ, nhìn các em lại nhớ về 
 kỉ niệm ngày xưa của mình.
 + Diễn biến buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo VN ( kể ngắn gọn: chào cờ, hát quốc ca, lời 
 phát biểu của gv, hg, phụ huynh, các tiết mục văn nghệ,..)
 - Gặp một giáo viên cụ thể, ngồi ở ghế đá, thăm hỏi sức khỏe thầy cô, ôn lại chuyện cũ, 
 nhắc về bạn bè cùng trang lứa) (Sử dụng lời đối thoại)
• Cảm xúc của bản thân khi trở lại thăm trường cũ, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của 
 mình với thầy cô, bạn bè, thấy thấp thoáng bóng dáng thầy cô và bạn bè thân thiết.( Sử 
 dụng lời độc thoại)
3. Kết bài: kết thúc chuyến thăm trường
• Suy nghĩ của bản thân sau chuyến về thăm trường. ( Sử dụng yếu tố nghị luận)
• Hẹn gặp lại bạn trong một dịp khác cùng nhau về thăm trường.
 Đề 2: Kể lại giấc mơ, trong đó em cùng một số bạn trở lại thăm ngôi trường thời Tiểu 
 học vào dịp 20-11.
 Dàn ý:
 a.Mở bài:- Tâm trạng của bản thân mỗi khi đến dịp 20-11
 - Giới thiệu giấc mơ về thăm lại trường tiểu học.
 b. Thân bài: diễn biến giấc mơ
 - Thời gian: Sau khi dự lễ 20-11 tại trường xong, rủ các bạn về trường tiểu học ( nêu tên 
 trường cụ thể )thăm thầy cô giáo cũ.
 + Quãng đường từ trường đến trường tiểu học: xa hay gần, phương tiện di chuyển, bàn 
 nhau mua quà, hoa tặng cô, thầy.
 + Tâm trạng của mình và các bạn như thế nào, quãng đường đi có những gì xẩy ra. + Khi bày lễ cúng ( dọn dẹp cỏ, trồng thêm cây cảnh, bày lễ vật cúng, sự thành tâm, suy 
 nghĩ của mình khi cầu khẩn)
 + Thưởng thức lộc sau khi thắp nhang
 Kết bài: Kết thúc chuyến đi - Trên đường về. Cảm xúc và suy nghĩ của bản thân sau chuyến 
 viếng mộ
 - Lời hứa hẹn của bản thân.
 Đề 5: Tưởng tượng 20 năm sau em trở về thăm quê hương, hãy viết bài văn kể lại sự 
 thay đổi của quê hương sau thời gian xa cách.
 Dàn ý:
 1. Mở bài:
• Hai mươi năm sau em bao nhiêu tuổi, đang làm gì, ở đâu
• Về thăm quê nhân dịp nào
2. Thân bài:
• Trên đường về:
 + Sự thay đổi về cảnh vật
 + Tâm trạng của bản thân trước sự thay đổi đó
• Về đến nơi:
 + Gặp gỡ những ai, họ thay đổi như thế nào về ngoại hình, giọng nói sau 20 năm xa cách.
 + Sự thay đổi về cảnh vật: ngôi nhà ,vườn cây,
 + Cuộc trò chuyện giữa mình và mọi người: thăm hỏi sức khỏe, công việc, cuộc sống, ôn 
 lại những kỉ niệm xưa.
 + Cảm xúc, tâm trạng của mọi người
• Khi rời xa:
 + Xúc động, lưu luyến
 + Tình cảm của mọi người dành cho mình
 + Hứa hẹn sẽ trở lại thăm quê hương vào một dịp gần nhất
3. Kết bài:
• Cảm nghĩ của bản thân sau chuyến về thăm quê.
• Lời hứa hẹn sẽ trở lạ thăm quê, góp sức mình xây dựng quê hương giàu đẹp
 Đề 6: Tưởng tưởng cuộc gặp gỡ trò chuyện với nhân vật ông Hai trong truyện 
 ngắn Làng của Kim Lân.
 a. MB: Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm, ấn tượng về nv ông Hai, tối ngủ mơ và 
 gặp gỡ trò chuyện với ông.
 b. TB
 - Khung cảnh làng quê Bắc bộ hiện lên trước mặt: làng Chợ Dầu, quán nước cây đa, sân 
 đình, cánh đồng.
 - Miêu tả ông Hai đang ngồi hút thuốc lào, uống nước ở quán đầu làng, nhìn thấy hình ảnh 
 quen thuộc đến làm quen.
 - Trò chuyện với ông về tình yêu làng, về nội dung trong câu chuyện
 - Tạm biệt ông và độc thoại nội tâm về nhân vật
 C. KB: Tỉnh giấc mơ, suy nghĩ và khâm phục tinh thần yêu nước của người dân trong cuộc 
 kc chống Pháp. Quần tôi có vài miếng vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 ( Trích Đồng chí – Chính Hữu)
DÀN Ý THAM KHẢO:
MB:
 Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc quê ở Hà Tĩnh. Ông làm thơ từ năm 1947 và 
hầu như chỉ viết về người lính và đề tài chiến tranh.Thơ ông không nhiều nhưng có những bài 
đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Bài thơ Đồng chí được 
sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc. Đồng chí là một 
trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống 
Pháp. Tác phẩm được in trong tập thơ Đầu súng trăng treo, xuất bản năm 1972. Những biểu 
hiện của tình đồng chí đồng đội được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ sau:Ruộng nương anh gửi 
bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
 Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
 Aó anh rách vai
 Quần tôi có vài miếng vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 Bài thơ có bố cục gồm ba phần, mở đầu bài thơ là những câu thơ giản dị, nhưng giàu cảm 
xúc viết về cơ sở hình thành nên tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, sâu sắc từ việc chung lí 
tưởng, chung mục đích , chung chiến hào, chung chăn, đề từ đó trở thành tri kỉ của 
nhau. 
 Khi đã là tri kỉ của nhau, họ chia sẻ cho nhau những tâm tư, nỗi lòng sâu kín để từ đó họ 
càng hiểu và thông cảm cho nhau hơn:
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
 Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, cùng ra đi từ những miền quê nghèo khó, họ ra đi vì 
nhiệm vụ thiêng liêng với tổ quốc. Sau lưng họ là gia đình, làng xóm, quê hương. Ai cũng có 
một nỗi nhớ, nỗi lo cho gia đình nhưng từ “mặc kệ” cho ta hình dung thái độ dứt khoát của họ 
khi rời bỏ quê hương theo tiếng gọi của tổ quốc. Ba câu thơ tưởng chừng như đứng tách riêng 
ra nhưng lại là chất keo kết dính họ lại với nhau và người đọc càng hiểu rõ tâm tư, tình cảm 
của họ hơn. Họ chiến đấu chính là để cho quê hương được thanh bình. Với biện pháp tu từ ẩn • Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà 
 mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
• Phương châm quan hệ: khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, 
 tránh nói lạc đề.
• Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành 
 mạch; tránh cách nói mơ hồ.
• Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người 
 khác.
2. Một số bài tập
a. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết chúng liên quan đến phương 
châm hội thoại nào:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi mà không có cơ sở, lí lẽ
- Khua môi múa mép; nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng mà không thực hiện
-> Các thành ngữ trên không tuân thủ phương châm về chất
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo
- Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác khó tiếp thu
- Điều nặng điều nhẹ: nói trách móc, chì chiết
- Mồm loa mép giải: nói nhiều đanh đá, nói át lời người khác
- Nói như dùi đục chấm nước mắm: nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị
-> Không tuân thủ phương châm lịch sự
- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ không hết ý
-> Không tuân thủ phương châm cách thức
- Đánh trống lảng: lảng ra né tránh đề tài đang giao tiếp
-> Không tuân thủ phương châm quan hệ
b. Một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm hội thoại:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa, thử than
 Chim kêu thử tiếng người ngoan thử lời
 - Một câu nhịn chín câu lành b. Phát triển số lượng từ ngữ:
- Tạo từ mới:
 + bàn tay + vàng = bàn tay vàng, cơm + bình dân = cơm bình dân
 + x + tặc = hải tặc, lâm tặc, sơn tặc, tin tặc
- Mượn từ:
 + Tiếng Hán: thanh minh, tiết, tảo mộ
 + Ngôn ngữ khác: ma-ket-tinh, ô-xi, cà phê
III.Thuật ngữ
1. Khái niệm
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường 
được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
2. Đặc điểm
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ 
được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 3. Ví dụ
- Muối là một hợp chất có thể tan trong nước. -> Thuật ngữ
- Tay nâng chén muối đĩa gừng,
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. -> Không phải là thuật ngữ
IV. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
 1. Cách dẫn trực tiếp:
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực 
tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Cách dẫn gián tiếp:
 Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho 
thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp, cách 
dẫn gián tiếp
• Giống nhau: đều dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật
• Khác nhau:
Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý - Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của 
nghĩ của người, nhân vật người, nhân vật có chỉnh sửa cho 
 thích hợp
- Được đặt trong dấu ngoặc kép và - Không đặt trong dấu ngoặc kép và 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9.doc