Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2

pdf 8 Trang tailieugiaoduc 21
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Hóa 8 
 BÀI 25: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI 
I. SỰ OXI HÓA : 
– Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa. 
– Ví dụ: 
 S + O2 → SO2 
 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O 
II. PHẢN ỨNG HÓA HỢP : 
– Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo 
thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
– Ví dụ: 4P + 5O2 → 2P2O5 
 CaO + H2O → Ca(OH)2 
 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 
III. ỨNG DỤNG CỦA OXI : 
Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và 
sản xuất. 
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 BÀI 26: OXIT 
I. ĐỊNH NGHĨA: 
– Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. 
– Ví dụ: CO2, Na2O, SO2, H2O, 
II. CÔNG THỨC: 
 CTTQ: → n.x = II.y 
Trong đó: 
– M: nguyên tố hóa học có hóa trị n. 
– O: nguyên tố oxi. 
– x, y: chỉ số. 
III. PHÂN LOẠI 
1. Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. 
Ví dụ: 
 Oxit axit Axit tương ứng 
 SO2 H2SO3 (Axit sunfurơ) 
 SO3 H2SO4 (Axit sunfuric) 
 P2O5 H3PO4 (Axit photphoric) 
 2 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Hóa 8 
5. Cách thử: Đặt que tàn đóm đỏ vào miệng lọ thấy que tàn đóm đỏ bùng cháy là khí oxi. 
II. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY : 
1. Định nghĩa: 
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 
2. Ví dụ: 
2KClO3 → 2KCl + 3O2↑ 
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑ 
CaCO3 → CaO + CO2↑ 
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 BÀI 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY 
I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ: 
1. Thí nghiệm: SGK/95. 
2. Kết luận: 
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí 
nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm...). 
  Lưu ý: 
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm: 
- Xử lý khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy, lò đốt. 
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh. 
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ tới mọi người. 
Ngoài ra cần áp dụng sử dụng năng lượng sạch 
II. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HÓA CHẬM: 
1. Sự cháy: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 
 Ví dụ: Gas cháy, than cháy, gỗ cháy... 
2. Sự oxi hóa chậm: Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 
 Ví dụ: Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ... 
III. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẬP TẮT ĐÁM CHÁY: 
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy là: 
– Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. 
– Phải có đủ oxi cho sự cháy. 
2. Các điều kiện phát sinh sự cháy: 
– Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. 
– Phải có đủ oxi cho sự cháy. 
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 4 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Hóa 8 
 0,1 mol mỗi chất trên? – 50 gam mỗi chất trên? 
 Bài 5: Hãy viết CTHH và phân loại các oxit sau: Đồng (II) oxit, Nhôm oxit, Lưu huỳnh 
 đioxit, Magie oxit, Điphotpho pentaoxit, Sắt (III) oxit, Canxi oxit, Đinitơ trioxit, Natri oxit, 
 Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g Photpho đỏ trong không khí thu được Điphotpho pentaoxit. 
 a. Lập PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng oxit tạo thành? 
 c. Tính thể tích khí Oxi (đktc) tham gia phản ứng. 
 Bài 7: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sau: 
 a. Đây là sơ đồ lắp ráp dụng cụ thí nghiệm dùng 
 để điều chế chất gì ? 
 b. Dựa vào tính chất vật lý của Oxi em hãy giải thích 
 tại sao người ta có thể thu bằng cách đẩy nước. 
 c. Em hãy giải thích tại sao khi kết thúc thí nghiệm 
 phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn. 
 Bài 8: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh trong bình chứa khí 
 Oxi thu được Lưu huỳnh đioxit. 
 a. Viết phương trình hóa học của phản ứng. 
 b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. 
 c. Tính thể tích khí Oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng. 
 Bài 12: Dùng 3,36 lít khí Oxi (đktc) để đốt cháy hoàn toàn m (g) Nhôm. 
 a. Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng. 
 b. Để có được lượng Oxi dùng cho phản ứng trên thì cần phải nung nóng bao nhiêu (g) 
 Kali permanganat KMnO4 ở nhiệt độ cao ? 
 Bài 13: Người ta phân hủy 31,6 (g) Kali permanganat để điều chế khí Oxi. 
 1. Tính thể tích khí Oxi thu được ở (đktc)? 
 2. Dùng toàn bộ lượng khí Oxi sinh ra để oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao ta thu được Oxit sắt từ. 
 a. Tính khối lượng Sắt đã bị oxi hóa. 
 b. Tính khối lượng sản phẩm thu được. 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC 
 BÀI 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO 
 Kí hiệu hóa học: H Nguyên tử khối: 1 
 Công thức hóa học: H2 Phân tử khối: 2 
 I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 
 Hiđro là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít 
 trong nước. 
 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC : 
1. Tác dụng với oxi: 
a. Thí nghiệm: SGK/105. 
b. Hiện tượng: Hiđro tiếp tục cháy mạnh hơn với ngọn lửa màu xanh nhạt, trên thành lọ xuất 
 hiện những giọt nước nhỏ. 
c. PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O 
 6 
 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII – Môn: Hóa 8 
– Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn 
 chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 
– Ví dụ: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 
 Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 
 ÔN TẬP : HIĐRO 
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra: 
CuO + H2 → ZnO + H2 → 
FeO + H2 → HgO + H2 → 
Fe2O3 + H2 → Cr2O3 + H2 → 
PbO2 + H2 → Fe3O4 + H2 → 
Bài 2: Quan sát hình ảnh và hãy nêu hiện tượng xảy ra ? Viết các phương trình hóa học 
minh họa. 
 CuO 
Bài 3: Quan sát hình ảnh và cho biết cách nào thích hợp để thu được khí hiđro? Giải thích. 
Bài 4: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm, hãy cho biết: 
a. Hóa chất ở trên bình cầu (Y) và trong bình thủy tinh (Z)? 
b. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa. 
c. Khí H2 đã thu bằng phương pháp gì? Phương pháp này 
 dựa trên tính chất gì của H2? Ngoài phương pháp trên, khí 
 hiđro còn được thu bằng phương pháp nào? Giải thích? 
Bài 5: Nhận biết các lọ mất nhãn sau: 
a. 3 lọ đựng khí H2, CO2, O2. 
b. 3 lọ đựng khí H2, O2, N2. 
c. 3 lọ đựng khí H2, O2, không khí. d. 2 lọ đựng khí H2, N2. 
e. 2 lọ đựng khí H2, CO2. e. 2 lọ đựng khí O2, N2. 
Bài 6: Người ta cho Nhôm hoặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric để điều chế hiđro. 
Muốn điều chế 5,6 lít hiđro (đktc) thì phải dùng bao nhiêu gam: 
a. Nhôm . b. Sắt? 
 8 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_202.pdf