Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Nhơn

doc 6 Trang tailieugiaoduc 102
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Nhơn

Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Nhơn
 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 6 điểm
Câu 1: Bài thơ ra đời vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia 
chiến đấu ở chiến dịch Việt Bắc ( Thu Đông 1947) ( 0,5đ). Thể thơ tự do (0,5đ)
Câu 2: Hai thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
 - Nước mặn đồng chua (0,5đ)
 - Đất cày lên sỏi đá (0,5đ)
Câu 3: “ Đôi” có nghĩa là song hành cùng chung mục đích, lý tưởng khiến những 
người lính từ nhiều phương trời xa lạ tập hợp lại trong quân nhũ và từ đó hình 
thành tình đồng chí. Còn “hai” là từ chỉ số lượng (1điểm) 
Câu 4: Đại ý: Thành phần xuất thân của các chiến sĩ và tình đồng chí gắn bó keo 
sơn (1điểm)
Câu 5: Học sinh viết chính xác 3 câu thơ cuối như trong SGK đạt 1 điểm
Đoạn cảm nhận cần đảm bảo 2 ý:
 - Hiện thực chiến trường khắc nghiệt mà tư thế của những người lính vẫn vững 
 vàng hiên ngang chủ động chờ giặc tới (0,5đ)
 - Tình đồng chí đồng đội gắn kết, vĩnh cửu (0,5đ)
II. TẠO LẬP VĂN BẢN: 4 điểm
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và vẻ phẩm chất tốt đẹp của một nhân 
vật qua tác phẩm truyện ngắn đã học trong giai đoạn từ năm 1965- 1975 “Chiếc 
lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) , HS có thể có nhiều cách làm bài khác nhau 
song cần đáp ứng được các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
I. Phần mở bài: 
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
Dẫn vào vấn đề nghị luận: Phẩm chất tốt đẹp của một nhân vật qua tác phẩm 
truyện ngắn đã học trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (65-75) “Chiếc lược 
ngà” (Nguyễn Quang Sáng) 
II. Thân bài: 
1. Học sinh lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật mình chọn trong 
truyện ngắn đã học trong giai đoạn (65-75) : có thể là bé Thu, ông Sáu ( kèm 
theo các chi tiết minh họa trong truyện)
Ví dụ:
Tình cảm của người cha – ông Sáu dành cho con sâu sắc: 
Ở chiến trường, nỗi nhớ con luôn giày vò ông Sáu, chính vì vậy về tới quê, nhìn 
thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ và định ôm hôn con cho thỏa nỗi nhớ mong. 
 Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những 
tháng ngày xa cách dù cho bé Thu hiểu lầm có thái độ hỗn hào phản kháng, ông 
vẫn kiên nhẫn chiều chuộng, thuyết phục. 
 Tình cảm của người cha dành cho con trong sự hy sinh thầm lặng: + Điểm 3,5-4: HS hiểu và có định hướng giải quyết đúng. Bài viết phân tích được 
những đặc điểm chung nhất của nhân vật mình chọn lựa( kèm theo các dẫn chứng 
phù hợp); biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn 
đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, 
lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. Có những 
phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn 
viết biểu cảm, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
+ Điểm 2,5-3: HS nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát 
hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa mạch lạc. Biết phân tích được những đặc 
điểm chung nhất của nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp 
khái quát làm nổi rõ vấn đề song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình 
tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc 
không quá mười lỗi diễn đạt. Văn viết khá, bài sạch, chữ rõ.
+ Điểm 2: HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các 
chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được.
+ Điểm 0,5-1: Bài lạc đề về nội dung và phương pháp. Bài viết giới thiệu một 
cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái 
quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt 
nhiều, trình bày quá vụng về. Chọn truyện ngắn không đúng theo yêu cầu. chẳng 
hạn chọn tác phẩm” Làng” chẳng hạn. 

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_an_nhon.doc