Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

doc 5 Trang tailieugiaoduc 225
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Nhóm Văn 9
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN THI : NGỮ VĂN 9 (Phần thơ truyện hiện đại))
 Thời gian : 45 phút
 ĐỀ BÀI
PHẦN I : Đọc – hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh :
« Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !»
Câu 1 ( 1 điểm): Đoạn thơ được trích trong bài thơ nào ? của tác giả nào ? Nêu hoàn cảnh sáng 
tác bài thơ ?
Câu 2 : (1điểm) : Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? 
Câu 3 : (2điểm) : Thử tưởng tượng mình là người cháu trong đoạn thơ trên, qua lời bà dặn, em 
có suy nghĩ gì về người bà của mình?
Câu 4 : (2 điểm) : Kể về nhân vật ông Hai khi bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt 
gian, truyện ngắn « Làng » có đoạn : 
 Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến 
không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, 
giọng lạc hẳn đi :
 - Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại...
 Viết một văn bản ngắn trình bày hiểu biết của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai 
lúc này ? Với những biểu hiện tâm trạng đó cho em biết gì về nhân vật ?
PHẦN II : Tạo lập văn bản (4 điểm)
 Câu hát căng buồm với gió khơi,
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
 Mặt trời đội biển nhô màu mới,
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 ( Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
 Phân tích hình ảnh người lao động trong khổ thơ trên.
 HẾT * Một số ý cơ bản :
- Dùng điệp ngữ phủ định “không có” và lối liệt kê tả thực làm hiện lên trước mắt chúng ta hình 
ảnh những chiếc xe bị hư hại nặng nề sau khi đã qua bao dặm đường ác liệt. Lúc này xe không 
chỉ mất kính mà còn thiếu rất nhiều các phương tiện cần thiết khác như đèn xe, mui xe Bom 
đạn ngày càng ác liệt, thử thách ngày càng nhiều, người lính vẫn phải tiếp tục điều khiển những 
chiếc xe biến dạng, đầy thương tích ra chiến trường 
 Những chiếc xe của PTD được miêu tả cụ thể đến mức trần trụi. Chính các chi tiết tả thực đã 
cho ta hình dung đầy đủ nhất mức độ ác liệt tàn khốc của chiến trường và sự gian khổ, hiểm 
nguy đến vô cùng mà người chiến sĩ lái xe phải đối mặt.
 - Đối lập với vẻ ngoài bị tàn phá nặng nề của xe là hoạt động xe tiếp tục không ngừng lăn 
bánh “ Xe vẫn chạy”, vẫn băng mình ra trận “ vì miền Nam phía trước”. 
 - Cụm từ “ vẫn chạy”làm ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Nếu hai câu thơ trước đó là 
những dồn dập mất mát, khó khăn thì ở câu thơ này lại hăm hở một khí thế tiến công mà tưởng 
chừng không một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi.Câu thơ hừng hực một ý chí diệt thù, một 
tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao độ. 
 - Lý giải cho sức mạnh ấy, PTD đã khẳng định: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
 - Cách lí giải thật bất ngờ mà rất hợp lí. Chỉ cần một cái “có” duy nhất “trái tim”, sẽ đẩy 
lùi tất cả những cái “không có” được nói trước đó trở thành vô nghĩa.
 + Trước hết “ trái tim” là hình ảnh hoán dụ nói về sự sống của người lính.Khi trái 
 tim anh còn đập nhịp thì anh còn tiếp tục vững tay lái lên đường thực hiện lí tưởng đời 
 mình.
 + Hình ảnh “ trái tim” đột ngột hiện ra làm sáng bừng cả bài thơ. Nó là hình ảnh 
 tượng trưng cho bầu nhiệt huyết nóng bỏng, là tình yêu tha thiết nồng nànmà người lính lái 
 xe giành tặng cho miền Nam ruột thịt. Xe có thể thiếu nhiều phương tiện nhưng chỉ cần 
 một trái tim dũng cảm, thiết tha yêu Tổ quốc thì xe vẫn tiếp tục vượt qua tuyến lửa. 
 - Kết cấu đối lập giữa những cái “ không có” về vật chất và cái “ có” về tinh thần đã tỏa 
sáng vẻ đẹp hào hùng, vẻ đẹp của tình yêu nước của cả một thế hệ con người Việt Nam trong 
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” , PTD còn muốn khẳng định một 
chân lí : Sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là bom đạn tối tân mà là ý chí 
thép. ;à tinh thần quả cảm, là lòng yêu nước nồng nàn của con người đấu tranh cho chính 
nghĩa. Những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã nêu cao phẩm chất của con người Việt Nam 
bất khuất, anh hùng. 
 ĐỀ 2
PHẦN I : Đọc – hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm): 
- Đoạn thơ được trích trong bài thơ « Bếp lửa » của nhà thơ Bằng Việt (0,5đ)
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : 1963, khi tác giả là sinh viên học ở nước ngoài. (0.5đ)
Câu 2 : (1điểm) : Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ : Kỉ niệm tuổi thơ bên bà trong những 
năm tháng có chiến tranh giặc giã.
Câu 3 : (2điểm) : Thử tưởng tượng mình là người cháu trong đoạn thơ trên, qua lời bà dặn, trình 
bày suy nghĩ về người bà của mình.
HS có thể trình bày tự do theo sự cảm nhận và dáng tạo của mình. Có thể tham khảo một số ý 
sau :
 - Bà là người mẹ rất thương con, không muốn con phải lo lắng bởi những chuyện 
 buồn đau, mất mát của gia đình.
 - Bà giàu lòng yêu thương và đức hi sinh, luôn thầm lặng lo toan, gánh vác mọi vất 
 vả, âm thầm chịu đựng và hi sinh.
 - Bà có nghị lực mạnh mẽ, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai.
 - Bà giỏi giang, xoay xở, hóa giải được mọi khó khăn, vất vả trong cuộc sống .
 - Bà là hậu phương vững chắc, có lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm góp phần 
 mình vào công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2014_2015_truo.doc