Đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn
b). Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam là dịch giả nhí nhỏ tuổi nhất có sách xuất bản. Mới đây nhất, vào những ngày cuối tháng 3, khi mới 11 tuổi, Đỗ Nhật Nam giành thêm một kỷ lục mới “Người viết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam”. Ở độ tuổi còn bé, thế nhưng khả năng tiếng Anh của Nhật Nam khiến nhiều người nể phục. Năm 7 tuổi, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Nhật Nam hoàn thành xong hai chứng chỉ Starters, Movers của ĐH Cambridge với số điểm tuyệt đối. Cậu bé còn có điểm số thi TOEIC 940/990, IELTS 6.5/9.0. c). Trong khi hầu hết các đầu bếp trưởng phải mất khoảng 10 năm để rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng nấu nướng thì Andrew Duff lại có thể tiến xa hơn và trở thành đầu bếp trưởng trẻ nhất của Scotland khi chỉ mới 16 tuổi. Andrew bắt đầu nấu ăn khi 12 tuổi. Đầu tháng này, món ăn của cậu đã gây ấn tượng mạnh với các thực khách tại nhà hàng ở Edinburgh. Câu 2 (5 điểm) : Trinh bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 9. ----------------------------------------------------------- ĐỀ 3: I. Đọc hiểu văn bản Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. (Ngữ văn 9, tập hai) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính ? b) Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ phép liên kết đó? II. Tạo lập văn bản Câu 1: (3 điểm) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau: Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc." (Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005) Câu 2: (5 điểm) Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình cha con - qua hai tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con” của Y Phương. ------------------------------------ ĐỀ 5: I.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn thơ sau: Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị, Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngáng Ta đương theo giấc mộng ngàng to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Trích “Nhớ rừng” – Thế Lữ/ SGK văn 8 tập 2, tr5) a. Cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì ? (0.5 điểm) b. Chỉ ra 2 lỗi chính tả (do sơ ý của người đánh máy ) trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) c. Nêu đại ý của đoạn trích trên. (0.5 điểm) d. Nêu cảm nhận của em về tâm sự thầm kín của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên ( 0.5 điiểm) II.TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (3 điểm) Ai cũng biết nói dối là có hại. Nhưng có ý kiến cho rằng: nói dối đem lại niềm tin cho người khác. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Viết văn bản nghị luận ( khoảng một trang giấy) trình bày suy nghĩ của em. Câu 2 (5 điểm) Hình tượng người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du. ------------------------------------------------------ ĐỀ KHẢO SÁT TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 7 I. Phần đọc hiểu văn bản (2,0 điểm): (Số câu hỏi trong phần này chỉ có tính chất cho HS rèn luyện) 1. Đoạn văn dưới đây của một học sinh có mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả và ngữ pháp, anh (chị) hãy chỉ ra những chỗ bị sai đó. (0.5 điểm) Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” để chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách hoàn toàn. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thuý Vân có sự hoà hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai sáng lạng, êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng. 2. Đoạn văn sau được viết theo thể loại gì ? Nó đề cập đến nội dung gì ? Hãy đặt tựa đề cho đoạn văn ấy. (1.0 điểm) Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng sông lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệtrồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính HƯỚNG DẪN CHẤM MỘT SỐ ĐỀ TUYỂN SINH 10 THAM KHẢO ĐỀ 1 Phần I (2 điểm) : Đọc – hiểu văn bản Câu 1 : Bài thơ bật ra từ âm thanh gọi BA trong đời sống : 0,5 điểm Câu 2 : Đặt nhan đề cho bài thơ ( ví dụ : tiếng gọi ba, ngôi sao biết gọi ba, con yêu,) : 0,5 điểm Câu 3 : Đại ý của bài thơ : Niềm vui sướng, hạnh phúc khi được làm cha : 0,5 điểm Câu 4 : Hai hình ảnh ẩn dụ bất kì (ngôi sao biết gọi ba, sao cũ, trăng già) : 0,5 điểm Phần II: Tạo lập VB (8 điểm) Câu 1 (3 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận,) - Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp ; trình bày rõ ràng, cẩn thận. b) Yêu cầu về kiến thức : (Tùy cách cảm nhận của từng HS) Câu 2 (5 điểm) : a) Yêu cầu về kĩ năng : - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống luận điểm sáng rõ, có tính logic. - Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận. - Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ. - Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, trình bày rõ, cẩn thận. b) Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam qua các bài thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 : 0,5 điểm. (HS có thể trình bày thêm cảm nhận về truyện ngắn Bến quê – Hướng dẫn đọc thêm). - Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam : 1, 5 điểm + Qua các bức tranh thiên nhiên : Mùa xuân nho nhỏ : tươi tắn, trong sáng, gợi cảm ; Sang thu : tinh tế, nhẹ nhàng, bâng khuâng. ; Bến quê : thân thương, bình dị. Tình yêu quê hương, đất nước. - Con người Việt Nam : 2, 5 điểm + Với những phẩm chất cao quí, đáng yêu : Nói với con (0,5điểm) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 3 câu: - Câu 1 kiểm tra kiến thức Văn học và thực hành bài tập Tiếng Việt; câu 3 là bài nghị luận xã hội ngắn; câu 3 là bài văn Nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu kiểm tra BIẾT – HIỂU. Câu 3 kiểm tra VẬN DỤNG (kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kỹ năng diễn đạt, lập luận). - Đối với câu 2 và 3, giám khảo cần nắm nội dung toàn bộ bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý tưởng riêng và có tính sáng tạo. - Học sinh có thể trình bày, triển khai ý theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: ĐIỂ ĐÁP ÁN M a. Bài thơ thuộc thể thơ tự do bảy chữ ( 0.5 điểm) ( Nếu học sinh trả lời là “tự do” hoặc “bảy chữ” chỉ cho 0.25 điểm) Câu 1 b. Thành phần gọi đáp là “bạn ơi” (0.5 điểm) c. Phép tu từ nổi bật nhất là phép điệp từ ( điệp từ “Sống” ) (0.5 điểm) d. Bài thơ như một lời kêu gọi và thúc giục thanh niên hãy đem sức mạnh và lòng nhiệt huyết đi theo cách mạng để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. (0.5 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống các ý sáng rõ - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận,..) - Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày bài Câu 2 sạch đẹp. (Vận dụng cấp b. Yêu cầu về kiến thức: độ 1) - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Cách giao tiếp của mỗi người trong cuộc sống là một kĩ năng ứng xử cần được rèn luyện để lịch sự 0.5 và có văn hóa. Thể hiện thái độ phê phán đối tượng trong tình huống a. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học (nghị luận về một vấn đề văn học với phạm vi dẫn chứng tổng hợp: Thơ và truyện hiện đại). - Cảm nhận phải gắn với phân tích nội dung, nghệ thuật, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc của một số bài thơ, một số tác phẩm truyện hiện đại VN gắn với vẻ đẹp của người chiến sĩ trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. - Bố cục và hệ thống luận điểm sáng rõ, có tính logic. - Biết vận dụng kết hợp nhiều thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, mở rộng, bình luận,.. Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích các đặc sắc nghệ thuật của 1 số tác phẩm thơ và truyện hiện đại (tu từ, hình ảnh, giọng điệu, kết cấu, miêu tả nội tâm) kết hợp với phân tích vẻ đẹp về nội dung (ý thơ, cảm xúc của nhà thơ, nhà văn gửi gắm vào các lớp Câu 3 nghĩa và cách kể chuyện). (Vận - Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có tính liên kết, có sức dụng cấp độ 2) thuyết phục. - Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày bài sạch đẹp. b. Yêu cầu kiến thức: - Giới thiệu vấn đề: Nêu thời đại lịch sử gắn với một số tác phẩm thơ, truyện có đề cập đến vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng 0.5 trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (tác giả- tác phẩm- nhân vật trữ tình, nhân vật điển hình) và khát quát được giá trị nội dung của các tác phẩm giai đoạn này. 1) Phân tích những vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời chống Pháp: Phạm vi dẫn chứng: + Thơ: Đồng chí (Chính Hữu) Học sinh cần nêu cảm nhận về: 1.0 - Người lính xuất thân từ nông dân, có lòng yêu nước thiết tha, giác ngộ Cách mạng, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc - - Tình đồng chí thiêng liêng gắn với lý tưởng Cách mạng cao đẹp, là sức mạnh giúp người lính vượt qua thử thách gian lao - Phân tích 1 số câu thơ (Nghệ thuật dùng từ ngữ để biểu hiện Lưu ý khi chấm câu 3: Học sinh có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách khác nhau, trình bày cảm nhận nhiều cách khác nhau: cảm nhận về nội dung rồi đến cảm nhận về nghệ thuật hoặc phân tích nghệ thuật để làm rõ nội dung Giám khảo cần đánh giá mức điểm dựa trên kỹ năng diễn đạt toàn bài. Điểm của từng phần chỉ có tính chất gợi ý và định hướng giúp giám khảo dễ nắm yêu cầu cơ bản của nội dung bài nghị luận chứ không phải là cơ sở để giám khảo đếm ý cho điểm một cách máy móc. ------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 Câu 1: (2 điểm ) a) Bến quê của Nguyễn minh Châu (0.75) ; PTBĐ chính: Tự sự (0.25) A. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp tình cảm gia đình – tình cha con qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và “Nói với con” (Y Phương), HS có thể có nhiều cách làm bài khác nhau song cần đáp ứng được các yêu cầu và nội dung cơ bản sau: I. Phần mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Dẫn vào vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình, tình cha con và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm ấy trong hai tác phẩm văn học: + “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) + “Nói với con” (Y Phương) II. Thân bài: 1. Khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Chiếc lược ngà” Tình cảm của người cha – ông Sáu dành cho con sâu sắc: Ở chiến trường, nỗi nhớ con luôn giày vò ông Sáu, chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ và định ôm hôn con cho thỏa nỗi nhớ mong. Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách dù cho bé Thu hiểu lầm có thái độ hỗn hào phản kháng, ông vẫn kiên nhẫn chiều chuộng, thuyết phục. Tình cảm của người cha dành cho con trong sự hy sinh thầm lặng: -Lúc ra đi, ông âm thầm, lặng lẽ nhìn con, chỉ khi bé Thu nhận ra ba và nhảy lên ôm chặt lấy cổ ba, lúc bấy giờ nước mắt ông mới trào ra. -Những ngày ở căn cứ, lúc rảnh rỗi là ông gửi hết tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà. Trước lúc hy sinh, điều mà ông nghĩ tới duy nhất là nhờ đồng đội mang chiếc lược về cho con. -Tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. Nhưng điều đáng quý nhất trong cái mất mát ấy đó là tình cảm cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, tình cảm ấy bất diệt trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh. 2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Nói với con”: * Vẻ đẹp về tình cha con: -Tình yêu người cha dành cho con thể hiện qua lời tâm sự, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của quê hương. (dẫn chứng) -Là tình yêu mà người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống để kế thừa, tự hào và phát huy truyền thống của “người đồng mình” (dẫn chứng) * Cách thể hiện: -Lựa chọn hình thức mượn lời mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ, người cha đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống. rõ. Văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo. + Điểm 3,5-4: HS hiểu và có định hướng giải quyết đúng. Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. Có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. + Điểm 2,5-3: HS nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa mạch lạc. Biết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc không quá mười lỗi diễn đạt. Văn viết khá, bài sạch, chữ rõ. + Điểm 1-2: HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được. + Điểm 0,5: Bài lạc đề về nội dung và phương pháp. Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều, trình bày quá vụng về. Lưu ý: - Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm có thể chưa đủ ý theo biểu điểm nhưng nếu có tính sáng tạo, linh hoạt và giàu cảm xúc, có thể thảo luận để cho điểm tối đa. - Tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu diễn đạt lưu loát, có câu văn hay, có cảm xúc chân thành. - Chấp nhận các cách trình bày khác nhau kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn sao hợp lý và thuyết phục. ---------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4 I. Đọc hiểu văn bản a. Các từ in đậm được sử dụng để thực hiện các phép liên kết như sau: -“tôi” : thực hiện phép lặp (0.25 điểm) -“Bởi vì” : thực hiện phép nối (0.25 điểm) -“ấy” : thực hiên phép thế (0.25 điểm) b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận (0.25 điểm) c. Câu nghi vấn ở cuối đoạn được dùng với mục đích biểu cảm (0.5 điểm) -Phê phán : 0,75 + Khoa học kĩ thuật mang lại một số tiện nghi vật chất cho con người, mà không chú ý đến đời sống tình cảm =>Con người sẽ sống bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng vô cảm, coi trọng những giá trị vật chất, coi thường những giá trị tinh thần => Mối quan hệ giữa mọi người trong xã hội chỉ dựa trên vật chất, xã hội không thể phát triển bền vững. + Hơn nữa khoa học kĩ thuật có tiến bộ như thế nào mà không được soi rọi dưới ánh sáng của lương tri con người sẽ đẩy nhân loại đến bị hủy diệt. + Ngược lại nếu văn chương không gắn với con người và xã hội, chỉ để tiêu khiển => Làm con người lẫn lộn thực hư, mơ mộng viễn vông , thiếu thực tế => Đôi khi gây hại Thái độ của bản thân: 0,75 + Chú trọng các môn khoa học tự nhiên vì đấy là nền tảng kiến thức để xây dựng phát triển đất nước. + Yêu thích môn văn vì môn văn góp phần hình thành nhân cách con người. Khẳng định vai trò cả hai-Liên hệ bản thân Lưu ý khi -Học sinh có thể có nhiều ý kiến khác nhau miễn sao các chấm em có những suy nghĩ tích cực và lập luận thuyết phục ĐÁP ÁN CÂU NLVH Yêu cầu -HS nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học ( về kỹ Nghị luận về nhân vật trong thơ và truyện ) năng : - Bố cục bài làm rõ ràng, cân đối. -Hệ thống luận điểm đầy đủ, hợp lý. -Cảm nhận phải dựa trên hình ảnh ( Trong thơ) và chi tiết ( trong truyện) -Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận : Phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh... - Biết liên hệ, so sánh đối chiếu các tác phẩm cùng thời kỳ, cùng đề tài... động vất vả nặng nhọc vì họ đã là người làm chủ đất nước , làm chủ cuộc đời mình , họ ý thức được lao động là để góp phần làm giàu cho quê hương đất nước . -Cảm hứng lãng mạn trong Đoàn thuyền đánh cá (dẫn chứng và chất thơ trong truyện Lặng lẽ Sapa ( dẫn chứng) đã làm cho đề tài con người lao động có sức thu hút người đọc. Cảm nghĩ bản thân ----------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 5 I.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN a. Bài thơ thuộc thể thơ tự do tám chữ (0.5 điểm) - Liên hệ bản thân ( nhận thức và hành động chân thực) 0.25 - Khẳng định vấn đề 0.25 • Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học tổng hợp (nghị luận về một tác phẩm văn học và nghị luận về đoạn thơ) - Bố cục và hệ thống luận điểm hợp lí. - Biệt vận dụng kết hợp nhiều thao tác nghị luận: phân tích, bình, chứng minh, so sánh, đánh giá, tổng hợp..... - Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày bài sạch đẹp. • Yêu cầu kiến thức: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội 0.5 dung, nhân vật.....) Câu 2 - Thúy Kiều và Vũ Nương là những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp ( chứng minh, phân tích, bình ....) 3.5 - Cuộc đời của Kiều và Vũ Nương đều gặp nhiều đau khổ, bất hạnh ( chứng minh, phân tích, bình...) * Đánh giá - Thúy Kiều và Vũ Nương có vẻ đẹp hoàn thiện nhưng bị cuộc đời vùi dập, bất hạnh. 0.5 - Cả hai là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn nhiều bất công. - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật. 0.5 - Hiểu được bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tấm lòng yêu thương con người của hai tác giả c. Đại ý của đoạn trích làsự thất vọng cùa ông Giáo về lão Hạc. (0.5 điểm) d. Qua câu cuối của đoạn trích, nhà văn đang thể hiện sự đau buồn trước một xã hội nô lệ, lầm than, người lương thiện cũng có thể đánh mất nhân phẩm của mình vì miếng ăn. (0.5 điểm) II.TẠO LẬP VĂN BẢN ĐÁP ÁN CÂU 1 ĐIỂM Yêu cầu - HS nắm vững phương pháp nghị luận xã hội. về kỹ - Bố cục cân đối, rõ ràng, đúng trình tự nghị luận. năng : - HS biết vận dụng nhiều thao tác ( Giải thích, chứng minh, phân tích...). - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Yêu cầu - Giới thiệu được vấn đề nghị luận : về kiến + Văn chương và khoa học đều quan trọng nhưng có thức : một thực tế là hiện nay là các môn tự nhiên được 0,5 nhiều người trong xã hội coi trọng hơn. + Thực trạng đáng buồn, cần suy nghĩ. -Giải thích vai trò của văn chương 0,5 + Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đến những điều: chân, thiện, mỹ. + Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho con người. + Văn chương còn là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc + Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu -Giải thích vai trò của khoa học 0,5 + Khoa học đạt được những thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người phát triển. + Rất nhiều phát minh khoa học: máy móc, hạt nhân,...đã làm cho đời sống tinh thần , đời sống vật chất của con người ngày càng tiến bộ. Yêu cầu Giới thiệu 0,5 về kiến + Hình ảnh con người lao động mới và công cuộc xây thức dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã trở thành một trong những đề tài của văn học Việt Nam ( Giai đoạn 1954- 1975). +Phạm vi kiến thức : Hình ảnh con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận) và những con người lao động vô danh trong Lặng lẽ Sapa ( Nguyễn Thành Long) Cả hai tác phẩm có hoàn cảnh sáng tác giống nhau : 0,5 - Đoàn thuyền đánh cá được viết sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. - Lặng lẽ Sapa là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai => Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh Chân dung của những con người lao động mới là : - Yêu lao động , hăng hái trong lao động 1.0 + Hình ảnh ngư dân hăng say, phấn chấn khi bắt tay vào lao động ( câu hát khi đưa thuyền ra khơi, hát gọi cá vào lưới, hát khi lao động trên biển...) + Anh thanh niên làm công tác khí tượng sống và làm việc một mình nhưng không thấy buồn chán vì anh tìm thấy niềm vui trong công việc, thấy được công việc của mình có ý nghĩa, góp phần vào công việc chung của đất nước + Ông kỹ sư vườn rau : Tự thụ phấn cho cây su hào 1.0 + Ông kỹ sư địa chất : 10 năm không rời cơ quan... - Lạc quan , yêu đời, yêu cuộc sống + Tiếng hát ca ngợi sự giàu đẹp của biển khơi + Anh thanh niên thích gặp gỡ trò chuyện với mọi người,tự trồng hoa, thích đọc sách, quan tâm đến mọi 1.0 người - Có lẽ sống cao đẹp + Những ngư dân vùng biển làm chủ đất nước ,làm chủ nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động để góp phần xây dựng quê hương + Các nhân vật trong trong truyện âm thầm làm việc để cống hiến cho đất nước. Nhận xét đánh giá chung 1.0 - Nhưng con người lao động trong hai tác phẩm đều tìm thấy niềm vui trong lao động , họ không thấy lao động vất vả nặng nhọc vì họ đã là người làm chủ đất nước , làm chủ cuộc đời mình , họ ý thức được lao động là
File đính kèm:
- de_on_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van.doc