Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Trường THCS Phú Hòa Đông

pdf 8 Trang tailieugiaoduc 63
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Trường THCS Phú Hòa Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Trường THCS Phú Hòa Đông

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Trường THCS Phú Hòa Đông
 THCS Phú Hòa Đông - Ngữ văn 9 
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần 
bàn luận 
 Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm 
sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? 
(Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào 
làm sáng tỏ? 
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến): 
 - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn 
 chế của vấn đề. 
 - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn 
 luận () 
 - Mở rộng vấn đề 
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động 
 - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như 
 trong học tập, trongnhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ( Thực 
 chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận,hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý 
 nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...) 
 - Bài học hành động : Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành 
 động cụ thể. 
 ( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ) 
3. Kết bài: 
 - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở han bài. 
 - Lời nhắn gửi đến mọi người . 
Lưu ý: Đây là dàn ý chung đầy đủ nhất, khi làm bài tùy vào nội dung của đề bài 
các em cần có định hướng làm bài cho phù hợp nhất.Không nhất thiết lúc nào 
cũng thực hiện đầy đủ các bước như trên. 
III. Luyện tập 
 Các em ghi đề vào vào tập và dựa vào dàn ý viết thành các bài văn hoàn 
 chỉnh. 
 2 
 THCS Phú Hòa Đông - Ngữ văn 9 
 - Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm 
 chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng. 
 - Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu 
 quả cao hơn 
 - Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức một cách hiệu 
 quả. 
 3. Kết bài 
 Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. 
Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân. 
 Đề 2: Bàn về tranh giành và nhường nhịn 
1. Mở bài 
- Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là 
mặt tốt và mặt chưa tốt. 
- Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng 
ta ? 
2. Thân bài 
  Giải thích: 
 - Tranh giành là gì? Là sự ham muốn rất lớn một sự vật, sự việc nào đó về phía 
 mình. 
 - Nhường nhịn là gì? Là chịu để lại một sự vật, sự việc nào đó cho người khác 
 với thái độ hòa nhã. 
  Đưa ra các biếu hiện: 
 . Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống? 
 - Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người. 
 - Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người 
 hơn. 
 . Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì 
 không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông. 
  Tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không? 
 - Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau. 
 4 
 THCS Phú Hòa Đông - Ngữ văn 9 
 - Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tinh 
người.(d/c) 
  Phê phán 
 Thực tế, có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi... sốngthiếu chân 
thành, đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, 
đánh mất tình người...--> một lối sống ti tiện và thiếu tình người.( d/c) 
III/Kết bài: Bàn học nhận thức và hành động: 
 - Hãy sống yêu thương nhau. Đó là đạo đức của con người. Sống với tấm lòng rộng 
lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và 
không bao giờ nhắc đến... 
 - Liên hệ và bài học cho bản thân về động cơ sống và cách sống sao cho tình người 
còn mãi. 
 Đề 4: Em suy nghĩ như thế nào về câu nói: 
 “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” 
 ( Trích “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”) 
1. Mở bài: Giới thiệu câu nói 
 (Trong cuốn nhật ký của nữ anh hùng bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm có câu 
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói mang 
ý nghĩa nhắc nhở con người ta hãy ngẩng cao đầu, đấu tranh hết mình với bão giông 
cuộc đời). 
2. Thân bài 
  Giải thích 
 - Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người 
 trong cuộc sống. 
 - Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại 
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất 
bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố. 
  Bàn luận 
 . Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều 
 khó khăn, thử thách, thăng trầm 
 6 
 THCS Phú Hòa Đông - Ngữ văn 9 
 3. Kết bài : 
 Khẳng định ý nghĩa câu nói 
 (Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng . Qua câu 
nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên 
trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng. Đồng thời câu nói thể 
hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có 
nghị lực và bản lĩnh để vươn đến thành công.) 
 Mong các em cố gắng làm bài thật tốt vì đây là năm 
 cuối cấp. Các em liên hệ với giáo viên bộ môn của 
 lớp để nộp bài và giải đáp những thắc mắc (nếu có)! 
 Chú ý theo dõi và học trực tuyến trên các kênh truyền 
 hình để bổ sung kiến thức nhé! 
 8 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_1_nghi_luan_ve_mot_van_de_tu_tu.pdf