Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 5; Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) - Trường THCS Phú Hòa Đông

pdf 9 Trang tailieugiaoduc 70
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 5; Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) - Trường THCS Phú Hòa Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 5; Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) - Trường THCS Phú Hòa Đông

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 5; Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) - Trường THCS Phú Hòa Đông
 [Type text] 
THCS PHÚ HÒA ĐÔNG TUẦN 26 – NGỮ VĂN 9 
c. Bố cục: 3 phần . 
-Phần 1: “Từ đầu...điện thoại trong hang”: Hoàn cảnh sống chiến đấu. 
-Phần 2: tiếp theo đến “tự bịa ra nữa”: Một lần phá bom – Nho bị thương cả tổ chăm sóc 
Nho. 
-Phần 3:Phần còn lại: Cảm xúc của Phương Định sau cơn mưa đá. 
3.Tóm tắt văn bản: 
 Truyện kể về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong - làm thành một tổ trinh sát mặt 
đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương 
Định - người kể chuyện. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá 
phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm 
nhưng cả ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút 
thanh thản, mơ mộng. Và đặc biệt họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí, 
đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương và được sự chăm sóc, lo lắng chu đáo 
của hai người đồng đội. Một cơn mưa đá bất chợt ập đến khiến Phương Định nhớ về gia đình 
và thành phố của mình. 
II./ Đọc – Hiểu văn bản : 
1. Hình ảnh của 3 cô gái thanh niên xung phong : 
a.Hoàn cảnh sống : 
- Sống trên một cao điểm ( nơi tập trung bom đạn nguy hiểm ) 
- Công việc : Phá bom nguy hiểm , đối diện với cái chết → Cần sự dũng cảm , khéo léo 
bình tĩnh. 
b. Phẩm chất : 
* Nét chung. 
- Họ đều là những con người trẻ tuổi và có lẽ sống đẹp. 
-Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm không sợ hi sinh. 
-Tình đồng chí đồng đội gắn bó, thân thiết, sâu sắc. 
- Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời. 
*Nét Riêng : 
 2 
 [Type text] 
THCS PHÚ HÒA ĐÔNG TUẦN 26 – NGỮ VĂN 9 
 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
A. LÝ THUYẾT 
I. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) ? 
-Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của 
mình về nhân vật, sự kiên, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. 
-Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ 
ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. 
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn 
xác, gợi cảm. 
II.Đặc điểm của dạng nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) 
 Đề bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường có những 
đặc điểm sau: 
1.Dạng đề suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật, tác phẩm . 
Ví dụ: 
Đề 1: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn : “Làng” của Kim Lân. 
Đề 2: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. 
Đề 3: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của 
nhà văn Lê Minh Khuê. 
2.Dạng đề phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác 
phẩm. 
Ví dụ: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. 
3.Dạng đề phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề . 
Ví dụ: 
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện 
Người con gái Nam Xương. 
Đề 2: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tuyện ngắn Chiếc lược 
ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
 4 
 [Type text] 
THCS PHÚ HÒA ĐÔNG TUẦN 26 – NGỮ VĂN 9 
 + Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu 
rộng với cuộc sống nông thôn, “Làng” là truyện ngắn xuất sắc của ông. 
 + Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện 
ngắn Làng của Kim Lân. 
II. Thân bài 
1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai 
- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều 
xoanh quay chuyện làng chợ Dầu. 
 + Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người. 
- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm 
trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm 
Việt gian. 
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai 
- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo 
giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được). 
- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy 
nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu 
hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về). 
 + Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được. 
- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là 
trẻ con làng Việt gian đấy ư?) 
 + Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai 
- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông 
không dám ló mặt ra ngoài 
 + Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt 
gian ông lại chột dạ. 
→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, 
trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo 
giặc. 
 6 
 [Type text] 
THCS PHÚ HÒA ĐÔNG TUẦN 26 – NGỮ VĂN 9 
GỢI Ý LÀM BÀI 
I. Mở bài 
- Giới thiệu truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê 
nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn 
trong những năm chống Mĩ 
- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ 
II. Thân bài 
1. Nêu khái quát chung 
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong 
thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt 
- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường 
Trường Sơn 
- Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc 
Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” 
- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu 
của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường. 
2. Phân tích nhân vật Phương Định 
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt 
gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy) 
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, 
gan dạ, kiên cường 
 + Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường 
Trường Sơn 
 + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, 
đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom 
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến 
tranh và cái chết 
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc 
làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục 
 8 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_5_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen.pdf