Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24

doc 8 Trang tailieugiaoduc 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24
 ......................................................................................................................................................
Tuần 24:
Tiết 116 – 117: 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
 VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 - Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu 
cầu đã học ở tiết trước
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc 
đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
*Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
 1. Kiến thức:
 - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyên hoặc đoạn trích
 - Các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
 2. Kĩ năng:
 - Xác định yêu cầu về nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
(hoặc đoạn trích) 
 - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho một bài văn nghị 
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
B. NỘI DUNG BÀI HỌC: (Các em chỉ chép phần này vào vở bài tập)
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện : 
Đề bài:1- 4/SGK 64,65
 a. Vấn đề nghị luận:
1. Số phận người phụ nữ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cuả Nguyễn Dữ
2. Diễ̃n biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
3. Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” cuả Nguyễn Du.
4. Tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang 
Sáng.
 b. Khác nhau : 
- Đề phân tích yêu cầu phân tích để nêu ra nhận xét . 
- Đề suy nghĩ yêu cầu nhận xét về tác phẩm theo góc nhìn nào đó.
II. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện:
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
 a. Tìm hiểu đề
 - Yêu cầu: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
 - Phương pháp: Xuất phát từ sự hiểu, cảm của bản thân
 b. Tìm ý
 - Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hòa quyện với tình yêu 
 nước.
 - Các biểu hiện vế phẩm chất trên:
 + Tình huống bộc lộ tình yêu nước - Tạo tình huống éo le, cách trần thuật truyện, cách chọn ngôi kể.
 2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bước đầu khái quát giá trị tác phẩm.
* Thân bài: 
 1. Khái quát: 
 - Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
 - Khái quát cốt truyện hoặc nêu tình huống truyện
 2. Phân tích: 
 Cảm nhận trên cơ sở phân tích tình cảm cha con ông Sáu được thể hiện trong hoàn cảnh 
éo le của chiến tranh.
 a. nhân vật bé Thu:
 - Thái độ và tình cảm của bé Thu khi ông Sáu vừa về nhà: Không nhận cha, “nghe gọi 
con bé giật mình, tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác , lạnh lùng... con bé thấy lạ quá, nó chớp 
mắt....mặt nó bỗng tái đi vụt chạy và kêu thét lên má ! má!”
 - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày ông sáu ở nhà....
 - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay....
 b. Nhân vật ông Sáu: 
 - Trong đợt nghỉ phép: đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy; tiếp 
theo là kiên nhẫn cảm hoá vỗ về để con nhận cha; đến lúc chia tay có cảm nhận bất lực và buồn. 
Khi đứa con cất lên tiếng ba thì hạnh phúc tột độ.
 - sau đợt nghỉ phép: Say sưa tỉ mỉ làm cây lược ngà khắc dòng chữ...Trước khi hi sinh 
kịp trao cây lược cho đồng đội ....
 C. nhận xét đánh giá 
 - Về ND: TG xây dựng một tình huống truyện, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình 
huống này mà tình phụ tử được nén chặt để sau đó bùng nổ thành một cám xúc nhân văn sâu 
sắc, cảm động . 
 - Về NT: Cốt truyện chặt chẽ, có tình huống bất ngờ, kể chuyện ngôi thứ nhất vừa là 
người chứng kiến vừa là người tham gia vào một số việc.... ngôn ngữ giản dị mang đậm màu 
sắc Nam bộ...
 * Kết bài : Khẳng định giá trị tp và cảm nghĩ bản thân:.... Khơi lại bao ý nghĩa về sự hi 
sinhvà hạnh phúc do các thế hệ cha ông đã đổ xương máu mà lên. Bài học về “Uống nước nhớ 
nguồn càng thấm thía”
III. Viết bài: (Các em dựa theo dàn bài viết thành 1 bài tập làm văn vào vở Luyện tập và 
chụp hình gửi qua zalo cho cô)
Tiết 120
 SANG THU
 ===Hữu Thỉnh ==
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : 
- Biết một tác phẩm thơ hiện đại.
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu 
thu
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
2. Kỹ năng : =>Cảm nhận tinh tế ->Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ chợt nhận ra thu 
về.
 2. Khổ thơ thứ hai:
* Cảnh : 
- Sông : dềnh dàng
- Chim: bắt đầu vội vã.
- Đám mây: vắt nửa mình sang thu.
- Nghệ thuật nhân hoá, đối lập
-> Không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi.
=> Đất trời biến chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.(Trạng thái chuyển động của cảnh)
 Tâm trạng lưu luyến nơi mùa hạ nhưng lại nồng nàn không khí mùa thu
3 Khổ thơ thứ ba:
* Cảnh vật: 
- Nắng- vẫn còn
- Mưa - đã vơi bớt
- Sấm- cũng bớt
 -> Hạ nhạt dần
- Hàng cây: đứng tuổi.
 ->Thu đậm nét, có sự khác biệt về cường độ, tính chất của cảnh vật thiên nhiên khi thu sang.
 Sự ngập ngừng chủ động của thiên nhiên vạn vật trước thời khắc giao mùa
*Từ cảnh vật gợi suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời. Không chỉ tả cảnh thu sang mà còn chất 
chứa những suy nghiệm về con người và cuộc sống.
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK/71
 LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỀ 1: 
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ và một lượng fan hâm mộ đông đảo, nhưng Hoài 
Linh vẫn giữ được nét mộc mạc giản dị chân quê của mình ngày nào. Một đặc điểm nổi bật của 
Hoài Linh là thích mặc áo thun, quần vải, đội mũ lưỡi trai và đi dép lê. Anh toàn sử dụng 
quần áo “made in Việt Nam”, bình dân nhất có thể. Danh hài cho biết, nếu chẳng may có sự 
kiện phải mặc đồ hiệu thì sẽ mua những đồ đơn giản kiểu dáng, tối màu. Là người đàn ông 
quyền lực nhất showbiz Việt nhưng ô tô được danh hài lựa chọn cho việc chạy show cũng chỉ 
chú trọng đến tiêu chí “bền chắc” chứ không phải là siêu xe cho xứng tầm. Hoài Linh thích ăn 
cơm với cá khô và nước mắm Ngoài ra danh hài sinh năm 1969 này thường ngồi dưới sàn để 
ăn chứ không bao giờ ngồi trên bàn để dùng bữa:“Ngồi trên bàn, tôi không bao giờ ăn cơm 
được nếu có thì phải co chân lên mới nuốt nổi. Vì thế, đi ăn tiệc đối với tôi là một cực hình. Mỗi 
lần như thế tôi đều phải tháo giày ra rồi ngồi xếp chân lên ghế, lấy khăn ăn ra trải lên trên để 
mọi người không nhìn thấy”, Hoài Linh chia sẻ.Trong một lần gặp gỡ với các phóng viên, Hoài 
Linh tiết lộ rằng anh vẫn ở căn nhà bình thường, có một chiếc giường bị tróc sơn, bóc vẩy và 
chỉ cách đất khoảng 3 tấc. Những lúc rảnh rỗi, anh thường đi câu cá hay đến những khu du lịch 
sinh thái để nghỉ ngơi, thư giãn. Hoài Linh cũng từng khẳng định rằng, anh không quen đi vũ 
trường hay ăn uống ở những nhà hàng sang trọng mà chỉ thích tận hưởng cuộc sống theo cách 
riêng của mình.
 a. Xác định phép liên kết được sử dụng trong các câu văn in đậm. (0.5đ)
 b. Danh hài Hoài Linh thể hiện sự giản dị trong những phương diện nào?(0.5đ) - Dựa vào câu hỏi Đọc – Hiểu văn bản soạn 2 bài : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ 
mới; Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_24.doc