Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ

docx 18 Trang tailieugiaoduc 84
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
 TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
 - Học sinh cần nắm chắc các khái niệm về thể loại văn học, về nghệ thuật và nội 
dung cơ bản của từng văn bản. Từ đó, biết nêu cảm nhận về tác phẩm.
 - Đối với thơ: Thuộc lòng những bài thơ, những đoạn thơ quy định.
 - Đối với truyện, kí: Biết tóm tắt truyện, nắm chắc tình huống truyện, đặc điểm 
nhân vật, giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung cơ bản của truyện.
 - Đối với văn bản nghị luận: Biết nhận xét cách lập luận (hệ thống luận điểm, 
cách sắp xếp và trình bày các luận cứ).
 - Đối với văn bản nhật dụng: Biết liên hệ vào thực tế cuộc sống hiện nay.
 * Tiếng Việt:
 - Học sinh cần nắm chắc các khái niệm Tiếng Việt.
 - Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành (Đặt câu, viết đoạn, phân tích ngữ 
liệu...). 
 * Tập làm văn:
 - Học sinh cần nắm vững phương pháp làm văn đối với từng kiểu bài (phương 
thức biểu đạt chính và các yếu tố kết hợp). Chú ý đúng mức đến việc kết hợp các yếu 
tố biểu đạt khác trong bài làm văn.
 - Luyện tập thực hành là chủ yếu. Vận dụng tổng hợp.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG KHỐI LỚP:
LỚP 6
Văn học: Bài học đường đời đầu tiên, Vượt thác, Cây tre Việt Nam, Cô Tô,Bức thư 
của thủ lĩnh da đỏ.
Tiếng Việt:
+ Từ loại: Phó từ
 + Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, Ẩn dụ, Hoán dụ.
 + Ngữ pháp: Các thành phần chính của câu, Câu trần thuật đơn,
Tập làm văn:
 + Miêu tả (tả cảnh, tả người, miêu tả sáng tạo).
 Tả cảnh: viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng): một cơn mưa, 
một buổi tan trường, một mùa trong năm. TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
 Bài 1: Văn bản: 
 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Tác phẩm viết về thế giới loài vật, viết về cuộc phiêu lưu lí thú và đầy mạo hiểm của 
Dế Mèn. Sự trải nghiệm trong cuộc phiêu lưu ấy đã giúp Dế Mèn rút ra những bài học 
bổ ích, là hành trang để Dế Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. 
Bài học đường đời đầu tiên thể hiện cuộc sống tự lập của Dế Mèn. Cuộc sống ấy có 
biết bao điều lí thú và cũng nhiều thử thách, gian nan. Lí thú nhất là một thân hình 
chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên 
chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc 
sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá 
đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Chú đã cho mình là tài giỏi, 
đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay 
đắng..
( Trích “ Suy nghĩ về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài”, NXB GD )
Câu 1:Đoạn văn trên nói về văn bản nào ?Nêu tên tác giả?
Gợi ý:- Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên;
 - Tác giả: Tô Hoài.
Câu 2 :Tóm tắt ngắn gọn nội dung của văn bản trên?
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình kiêu căng, xốc nốc nổi
- Do bày trò trêu chọc chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế 
Mèn hối hận học được bài học đường đời đầu tiên.
Câu 3:Theo em trong bức chân dung trên, Dế Mèn có nét nào đẹp và chưa đẹp?
Gợi ý:
+ Dế Mèn đẹp ở thân hình cường tráng, trẻ trung, sức sống mạnh mẽ. 
+ Dế Mèn chưa đẹp ở tính cách còn kiêu căng tự phụ, hung hăng, xem thường mọi 
người..
Câu 4:Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì trước khi tắt thở ? Lời khuyên ấy có 
ý nghĩa như thế nào đối với Dế Mèn ? TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
Gợi ý: Có thể nêu nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài và bài học rút ra từ 
câu chuyện, tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt, biết liên hệ 
bằng những việc làm cụ thể.
Câu 8:Hãy tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung liên quan?
“Mèo khen mèo dài đuôi”; “Coi trời bằng vung”; “Ếch ngồi đáy giếng”
 Bài 2: Văn bản VƯỢT THÁC
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải 
ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươim dây mây, dầu rái, 
những thuyền chở mít, chở quế.Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm.Càng về ngược, 
vườn tược càng um tùm.Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm 
ngâm lặng nhìn xuống nước.Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.Đã 
đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn 
to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt 
sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi 
rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng 
sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu 
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước.Chiếc 
sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, 
thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống., quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
Những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng 
Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn 
chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của 
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng 
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
Câu 7:Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản “Vượt thác” 
của nhà văn Võ Quảng:
- Bài văn miêu tả hành trình vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, 
từ vùng đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng 
nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành 
công.
- Cảnh thiên nhiên đặc sắc của từng vùng mà con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng 
êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những 
làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng 
đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng 
ruộng lại mở ra.
- Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước 
có hồn, sinh động và gợi cảm.
- Dượng Hương Thư có những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, 
nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, 
quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá 
và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên 
nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người Việt Nam 
dũng cảm, khiêm nhường, giản dị. TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
Câu 6:Hãy tưởng tượng em đang đứng trước cảnh mà phần trích trên đang nói 
đến để viết lại một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về 
cảnh ấy .( 2 điểm) 
-Hình thức: viết đoạn , đúng số dòng qui định, diễn đạt gọn, sáng (1,0 điểm)
- Nội dung : HS có thể làm bài theo nhiều cách miễn sao biết tưởng tượng và nêu 
được tình cảm của mình trước cảnh đẹp của biển trời quê hương (yêu mến, gắn bó...).
 *** *** ***
Đọc kỹ phần văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng ngày,... Cái 
giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến 
và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào đã được học? Ai là tác giả của 
văn bản đó?
Câu 2: Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong câu “ Cái giếng nước ngọt ở ria 
một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ 
hơn mọi cái chợ trong đất liền.”
 Vế A: Cái giếng nước ngọt.
 VẾ B: một cái bến, hơn mọi cái chợ trong đất liền.
 Từ so sánh: như, hoặc hơn.
Câu 3: Chỉ ra phó từ trong đoạn văn trên, cho biết ý nghĩa của phó từ đó.
 - Phó từ : đã; Ý nghĩa: chỉ thời gian.
Câu 4: Nêu tác dụng của phép so sánh mà em vừa phân tích ở câu 2.
- Phép so sánh ngang bằng: vui như một cái bến, miêu tả cảnh sinh hoạt vui vẻ, nhộn 
nhịp... của con người trên đảo Cô Tô. TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
Câu 1:
a. Hãy cho biết đoạn trích trên có nội dung liên quan đến văn bản nào em đã 
được học ở chương trình Ngữ Văn 6 - tập 2 ? Tác giả văn bản ấy là ai ?
b. Khái quát nội dung chính của văn bản mà em vừa tìm ở câu a?
c. Câu chuyện nào trong buổi đầu dựng nước, cây tre đã cùng người đánh đuổi 
giặc ngoại xâm? Tìm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc thơ có nói đến cây tre?
 a.
 - Nêu đúng tên tác phẩm: “Cây tre Việt Nam” 
 - Nêu đúng tên tác giả: Thép Mới hoặc Hà Văn Lộc 
 b. Nội dung văn bản:
 - Cây tre là người bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
 - Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. 
 - Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt 
 Nam. 
 c. Câu chuyện “Thánh Gióng” . Nói đúng thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
Câu 2:
a. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào để nói về hình ảnh cây tre 
trong câu in đạm trong đoạn trích? Nêu tác dụng của phép tu từ nghệ thuật ấy?
b. Xác định thành phần chính trong câu in đậm ấy? Nêu cấu tạo của các thành 
phần ấy?
c. Câu in đậm trên thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì?
 a. Nêu đúng biện pháp tu từ nhân hóa tác dụng: tre là bạn thân thiết, bạn đồng 
 hành của người nông dân
 b. .anh -> là chủ ngữ, có cấu tạo là đại từ
 là cái nón che sương che mưa che nắng cho người bạn đồng quê -> là vị 
ngữ ; có cấu tạo là Cụm danh từ .
 c. Câu in đậm thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là dùng để đánh giá về hình 
 ảnh cây tre.
 *** *** *** TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
 - Vì tre – anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu!
 - Vì tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm
 - Vì cây tre có tính chất tốt đẹp khiến người ta liên tưởng đến những phẩm chất, 
 đức tính cao quý của con người Việt Nam.
 -
Câu 5 (3 đ):Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cây tre Việt Nam 
sau khi đã đọc kĩ đoạn văn này.
-Về nội dung (2đ):
 + Ca ngợi phẩm chất của cây tre.
+ Tre có nhiều cống hiến cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Biết ơn và tôn vinh tre bằng những danh hiệu cao quý của con người.
-Về hình thức (1đ): Kĩ năng dựng đoạn và diễn đạt.
 *** *** ***
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng 
mọc thẳng.Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng tươi tốt.Dáng tre vươn mộc mạc, 
màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông 
thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Câu 1: (1 điểm ) 
Đoạn văn trên nói về văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ? Hãy nêu 
tác giả của văn bản.
Câu 2: ( 2 điểm )
a) Xác định phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa của phó từ:
 ....Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.
b) Em hãy tìm một biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên . Cách dùng ấy có tác dụng 
gì?
 Trả lời:
 a) Phó từ “cũng”
 - Ý nghĩa của phó từ : chỉ sự tiếp diễn tương tự
 b) Hs chỉ cần gạch dưới và nêu được tác dụng của một phép tu từ là được TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
 CN VN
Câu 3 (1 điểm): 
Xác định chủ ngữ và vị ngữ cho câu “ Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp 
thoáng mái đình mái chùa cổ kính”
 Chủ ngữ: mái đình mái chùa cổ kính.
 Vị ngữ: thấp thoáng.
Câu 4: (1 điểm) Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? Dựa vào đâu em biết được kiểu 
câu ấy?
 - Câu trên là câu trần thuật đơn, do một cụm C –V tạo nên.
Câu 5: (1 điểm) Hãy cho biết câu văn trên đã sử biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra 
biện pháp nghệ thuật đó.
 - Câu trên sử dụng phép nhân hóa “âu yếm”
Câu 6: (2 điểm) Văn bản trên đã bồi đắp cho em tình cảm gì?
 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo ý chính: 
Yêu lũy tre làng mộc mạc mà thanh cao, yêu thiên nhiên, yêu làng quê Việt Nam. Học 
tập tốt để mai này góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Câu 7 (2 điểm): 
 Từ văn bản em vừa tìm được, hãy cho biết bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và 
những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt 
Nam?
 Trả lời:
 - Tre có vẻ đẹp cao quý: Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.... 
 - Tre có phẩm chất cao quý: Ngay thẳng, thủy chung, thanh cao, giản dị, chí 
khí như người...
 - Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam, vì tre mang vẻ đẹp và 
phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.... TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN NGHỆ TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 6
 - Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc 
 theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, 
 thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới 
 bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu 
 đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở 
 với người, đời đời, kiếp kiếp”. 
 - Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến 
 tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc 
 này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế”
 => HS chỉ cần nêu đúng hai dẫn chứng bất kì trong số các dẫn chứng trên->0,5đ
 * Nêu được một dẫn chứng mà em yêu thích: 0,5đ
 * Lí giải được vì sao em thích: 1,0đ ( các em có thể đưa ra nhiều lí do, miễn sao hợp 
 lí, phù hợp với dẫn chứng mà các em lưa chọn)
Câu 3: Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng 
cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?(2đ)
 Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
 - Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn 
 vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác”) 
 - Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu 
 có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây 
 tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để 
 đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, 
 lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế”)
Câu 4: Trong đoạn văn, tác giả có viết: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp 
thoáng mái đình, mái chùa cổ kính”. 
a) Xác định các thành phần chính của câu văn trên.(0,5đ)
b) Câu văn thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?(0,5đ)
 a. Các thành phần chính trong câu: CN: mái đình, mái chùa cổ kính; VN: thấp 
 thoáng.
 b. Câu văn thuộc loại câu trần thuật đơn.
 Câu văn có tác dụng: tả (hoặc giới thiệu).

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_ho.docx