Hướng dẫn tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9

docx 8 Trang tailieugiaoduc 15
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9

Hướng dẫn tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9
 - Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét, thiên về tính khách 
quan.
- Đề “suy nghĩ” yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào 
đó, thiên về chủ quan.
Phần II
(trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
1. Lập dàn bài
a. Mở bài: giới thiệu về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
b. Thân bài: nêu những suy nghĩ về nhân vật.
- Cảnh ngộ éo le của lão Hạc: vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.
- Tình thương con của một người cha (dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại để cho 
con ngày trở về).
- Niềm day dứt của lão hạc sau khi bán con chó Vàng.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc.
- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công củ nhà văn khi xây dựng nhân 
vật lão Hạc.
2. Viết đoạn văn: dựa vào các ý chính trên. Tham khảo một số đoạn văn dưới đây.
a. Mở bài:
Nam Cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 
Truyện của Nam Cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu 
thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng với Chí Phèo, Trăng sáng, Đời 
thừa,.... Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là Lão Hạc, 
một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn 
hậu, thương con.
b. Thân bài:
Ở lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả 
thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu 
tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên 
phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn 
phần lãoLão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể 
nó cũng là con người. Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự 
dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng 
vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương 
quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị 
bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết 
nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng 
móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không 
phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một 
con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi 
mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới 
bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy! - Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn 
Nguyễn Quang Sáng.
- Câu chuyện đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về một tình cha con đầy xúc động.
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Phần I
TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Trả lời câu hỏi (trang 78 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a. Vấn đề nghị luận: hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài 
thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b. Luận điểm:
- Hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào 
cũng gợi cảm.
- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước trong cảm xúc của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào mùa xuân lớn 
của thiên nhiên, đất nước.
c. Bố cục của văn bản có đầy đủ ba phần, các phần liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
d. Người viết đã cảm nhận bài thơ với một thái độ yêu mến, tin tưởng, với tình cảm chân 
thành đã thể hiện những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phần II
LUYỆN TẬP
Những luận điểm khác về bài thơ này có thể bàn luận thêm là:
- Hình ảnh người ra đồng.
- Hình ảnh người ra trận.
- Sự cống hiến một cách khiêm tốn suốt cả cuộc đời, của mọi lứa tuổi cho mùa xuân đất 
nước.
- Suy ngẫm về sự đi lên của đất nước.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến của bài thơ
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Phần I
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Trả lời câu hỏi (trang 80 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a. Các đề bài trong SGK có cấu tạo chia làm hai loại
- Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và 
suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,
- Một loại đề không có những từ ngữ định hướng: đề số 4, đề số 7.
b. Các từ ngữ trong đề bài như: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu 
định hướng cách làm bài. Với cách nhân hóa, từ láy “chùng chình” gợi tả sự chậm rãi, nhẹ nhàng của màn sương 
giống như một nàng Thu yêu kiều đang bước tới. Sương bay qua ngõ, giăng mắc vào những 
giậu rào, trên những cành cây khô đầu ngõ cuối thôn. Thế nhưng, dù đã cảm nhận được 
mùa thu qua ba giác quan khứu giác (hương ổi – vị giác, gió se – xúc giác, sương chùng 
chình – thị giác) nhưng tác giả vẫn chưa hết sững sờ, vẫn chưa dám tin là thu đã về nên 
mới mơ hồ: “Hình như thu đã về”. “Hình như” là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng 
kì thực là tác giả đã tự khẳng định rằng: mùa thu về thật rồi.
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến 
đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong 
năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, 
một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt 
Nam.
 LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 tập 2)
Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ 
bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 tập 2)
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nội dung cảm xúc của bài 
thơ và hình ảnh bếp lửa.
- Thân bài:
+ Bếp lửa xuất hiện với hình ảnh "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" là những hình 
ảnh thân thuộc bắt đầu gợi lên những kỉ niệm xa xưa.
+ Những kỉ niệm về tình bà cháu: những khó khăn của tuổi thơ, những gian khó của cuộc 
sống, những hi sinh lớn lao của bà.
+ Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại khi nghĩ về bà, cháu luôn nhớ tới hình 
ảnh bếp lửa thân yêu: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.
+ Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, 
quê hương, đất nước.
+ Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.
=> Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài, chính là hiện thân cho tình yêu, là chứng nhân 
cho quá khứ nghĩa tình, là động lực để người cháu lớn lên và mang theo những khát vọng 
đẹp.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình 
cảm gia đình của bản thân.
 thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật 
khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
2. Luyện tập :
Câu 1 :
- Thái độ của bé Thu lúc ông Sáu mới về và lúc ông ra đi là trái ngược với nhau nhưng vẫn 
nhất quán trong tính cách của nhân vật.
- Vì sự nhất quán cao độ trong tính cách của nhân vật nên mới tạo ra sự đối lập ở hai khoảng 
thời gian khác nhau.
- Thu yêu ba, tự hào về ba, khắc ghi hình ảnh ba trong bức tranh khi chụp chung với má. 
Tình yêu ây sâu sắc, bền vững. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Một người khác bức ảnh 
lại nhận là ba, Thu kiên quyết không nhận. Thái độ chống đối ngang ngạnh ấy cũng chỉ vì 
yêu ba (Người ba trong ảnh) về sau khi ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết 
sẹo trên má, em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy có cả sự ân hận, 
day dứt. Sự nhất quán trong tính cách nhân vật là ở chỗ đó.
Câu 2: Khi viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu 
theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác, cần chú ý :
- Nếu vào vai ông Sáu, cần thể hiện tình cảm “nôn nao” của người cha sau mấy năm xa 
cách đi kháng chiến, sự hồi hộp chờ đợi lúc được gặp con và cháy lòng chờ đợi con gọi 
một tiếng “ba” mà “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
- Nếu vào vai bé Thu, cần thể hiện diễn biến tâm trạng từ xét nét đến “xôn xao” và cuối 
cùng “bỗng kêu thét lên : - Baaaba!”. Đó cũng là lần cuối cùng bé Thu được gặp ba 
mình.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_tu_hoc_o_nha_mon_ngu_van_lop_9.docx