Hưỡng dẫn tự ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần văn thơ hiện đại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hưỡng dẫn tự ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần văn thơ hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hưỡng dẫn tự ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần văn thơ hiện đại Việt Nam
CHÍNH HỮU VÀ BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” Đôi nét về tác giả: Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh, phong cách thơ : thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc chiến tranh, đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, tình cảm dồn nén. Khái quát về tác phẩm: ra đời năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Điểm chính về nội dung và nghệ thuật : thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị , chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Ý nghĩa nhan đề “Đồng chí” là tiếng gọi thiêng liêng giữa các anh bộ đội cụ Hồ , và là tình cảm mới của thời đại - thời kháng chiến chống Pháp. Đặt nhan đề “Đồng chí”, tác giả làm bật lên tình cảm cao đẹp này trong toàn bài thơ. . 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA PHẠM TIẾN DUẬT VÀ “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”. • Đôi nét về tác giả: Phạm Tiến Duật quê ở Phú Thọ, là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, nổi bật với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc, thơ đậm chất văn xuôi , thơ điệu nói . • Khái quát về tác phẩm: nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật bao gồm 4 bài được tặng giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa (1970) sáng tác trong những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy ác liệt. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Không có kính không phải vì xe không có kính Không có kính, ừ thì ướt áo Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Ung dung buồng lái ta ngồi, Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Mưa ngừng , gió lùa khô mau thôi. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Những chiếc xe từ trong bom rơi Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Đã về đây họp thành tiểu đội Không có kính, rồi xe không có đèn, Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Không có mui xe, thùng xe có xước, Như sa như ùa vào buồng lái. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. ( 1969) Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Không có kính, ừ thì có bụi, Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Bụi phun tóc trắng như người già Võng mắc chông chênh đường xe chạy Chưa cần rửa, phì phèo châm điều thuốc Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Luyện tập : Học sinh tự chia đoạn và tìm hiểu ý mỗi đoạn. Xác định từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong mỗi đoạn . 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long. Hát rằng : có bạc biển Đông lặng, Ta hát bài ca gọi cá vào, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Biển cho ta cá như long mẹ Câu hát căng buồm với gió khơi, Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi ! Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Mặt trời đội biển nhô màu mới, Thuyền ta lái gió với buồm trăng Ta kéo xoăn tay chum cá nặng. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Lướt giữa mây cao với biển bằng, Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, ( Hồng Gai, 4-10- 1958) Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Dàn đan thế trận lưới vây giăng. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY VÀ BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Ý nghia nhan đề bài thơ Suốt bài thơ, tác giả gọi trăng là “vầng trăng” ( vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tròn). Đến cuối bài thơ “ánh trăng” xuất hiện và ánh sáng dịu dàng thuần khiết của vầng trăng hắt ngược lên trên thành nhan đề tác phẩm “Ánh trăng” với ý nghĩa : - Nguồn sáng thiên nhiên tươi mát vĩnh hằng . - Ánh nhìn của quá khứ soi rọi vào nhân vật trữ tình để nhắc anh nhớ về quê hương, đồng đội một thời gian lao mà tình nghĩa . - Ánh sáng của lương tâm làm thức tỉnh bao người , nhắc nhở lối sống ân tình thủy chung, uống nước nhớ nguồn. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA BẰNG VIỆT VÀ BÀI THƠ “BẾP LỬA” 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tựa đề bài thơ là “Bếp lửa”, suốt bài thơ mười lần hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa xuất hiện cùng với người bà . Sức ấm và ánh sáng của bếp lửa tỏa sáng toàn bài thơ và làm bật lên tình bà cháu ấm áp , thiêng liêng . 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Tác giả : Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Khái quát về tác phẩm : Làng được viết năm 1948, là tác phẩm thành công của Kim Lân và là tác phẩm tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Tình huống và ý nghĩa tình huống của truyện - Tình huống : nhà văn đặt nhân vật ông Hai vào trong tình huống gay gắt , căng thẳng – một lão nông rất yêu làng lại nghe tin làng mình theo Tây. Điều này khiến ông lão đau khổ, dằn vặt suốt mấy hôm. - Ý nghĩa : từ tình huống đó, vẻ đẹp người nông dân Việt Nam sau cách mạng hiện ra chân thực, sinh động với tình yêu làng thắm thiết hòa vào tình yêu nước, trung thành với kháng chiến. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Ý nghĩa nhan đề Truyện kể về làng Chợ Dầu nhưng tên truyện “Làng” – không cụ thể làng quê nào . Nhà văn Kim Lân muốn nói rằng : trong những năm tháng chiến tranh, làng quê Việt Nam – đâu đâu cũng có những người nông dân vừa yêu làng thắm thiết vừa yêu nước thiết tha, tinh thần kháng chiến mạnh mẽ như nhân vật ông Hai. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA NGUYỄN THÀNH LONG – LẶNG LẼ SAPA 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA - Tình huống truyện : tác giả tạo ra cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật : anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe . Cuộc gặp gỡ diễn ra trên chuyến xe đi Hà Nội – Lào Cai; và trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. - Ý nghĩa tình huống : cuộc gặp gỡ làm bật lên vẻ đẹp trong cách nghĩ, cách sống của các nhân vật , đặc biệt là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi TÌNH HUỐNG TRUYỆN VÀ Ý vắng vẻ , hoang vu, chỉ có gió NGHĨA TÌNH HUỐNG núi và sương mù. 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA Nhà văn đặt nhan đề “Lặng lẽ SaPA” chứ không phải là “SaPa lặng lẽ”. Tác giả muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của sự lặng lẽ trong câu chuyện : thiến nhiên SaPa đẹp mơ màng lặng lẽ và con người trong câu chuyện lặng lẽ cống hiến hết mình cho nhân dân và Tổ quốc. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA CHIẾC LƯỢC NGÀ – NGUYỄN QUANG SÁNG 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA - Tình huống thứ nhất : anh Sáu xa nhà tham gia kháng chiến chống Pháp khi đứa con gái – bé Thu, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau anh về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận anh là ba. • Ý nghĩa : cho thấy tình yêu thương cha mãnh liệt ở bé thu. - Tình huống thứ hai : ngoài chiến trường, dù gian lao khốc liệt, anh Sáu vẫn dồn hết tâm sức làm cây lược bằng ngà cho con. NHưng chưa kịp về trao cho bé Thu, anh Sáu hi sinh trong một trận càn quét của quân đich. Trong giờ phút hấp hối, anh trao cây lược nhờ đồng đội mang về cho con. • Ý nghĩa : cho thấy tình yêu thương con sâu nặng ở anh Sáu. Tình huống và ý nghĩa tình huống 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA 1. Bé Thu : em bé hồn nhiên, thông minh, cá tính , yêu thương cha mãnh liệt. 2. Anh Sáu – người cha chiến sĩ : yêu nước, có tinh thần trách nhiệm , yêu thương con sâu nặng ( nhưng vì đất nước có chiến tranh, anh Sáu không có điều kiện gần gũi ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT để chăm sóc con ) 2/18/2020 LÊ KIỀU NGA
File đính kèm:
- huong_dan_tu_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_phan_van_tho_hien_dai.pdf