Nội dung ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6

docx 14 Trang tailieugiaoduc 82
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6

Nội dung ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 6
 + Cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
 + Chữa lỗi dùng từ.
 + Sửa một câu văn cho gọn rõ hơn.
 Tập làm văn:
 + Kể lại một truyện dân gian.
 + Kể chuyện đời thường (về một người thân, về một kỉ niệm, về một hoạt 
động diễn ra trong nhà trường và gia đình, về một chuyến đi).
 + Kể chuyện tưởng tượng. 
4. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các truyện ngụ ngôn, truyện cười được học chính thức 
trong chương trình:
 Tên truyện Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa
 Kể về cách nhìn Mượn chuyện loài - Phê phán những kẻ hiểu biết 
 thế giới bên ngoài vật để nói chuyện nông cạn mà lại huênh hoang
 Ếch ngồi chỉ qua miệng con người. - Khuyên nhủ con người phải 
 đáy giếng giếng nhỏ hẹp của cố gắng mở rộng tầm hiểu biết 
 chú ếch. của mình, không được chủ 
 quan, kiêu ngạo.
 Kể về cách xem - Ngắn gọn Khuyên con người ta muốn 
 Thầy bói và phán voi của - Có yếu tố gây hiểu biết sự việc, sự vật phải 
 xem voi năm ông thầy bói cười. xem xét chúng một cách toàn 
 mù. diện.
 Kể về một nhà - Ngắn gọn Tạo nên tiếng cười vui vẻ, 
 hàng bán cá nghe - Có yếu tố gây phê phán nhẹ nhàng những 
 Treo biển ai góp ý về cái biển cười. người thiếu chủ kiến khi làm 
 cũng làm theo. việc, không suy xét kĩ khi nghe 
 ý kiến của người khác.
Lưu ý: HS ôn lại các truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đã học ( Sơn Tinh, Thủy 
Tinh, Em bé thông minh,). 
6. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: cưới xin đều cỗ bàn linh đình, ốm không đi 
bệnh viện mà ở nhà cúng bái
- Sai do lẫn lộn từ gần âm: thủ tục,
- Sửa lại: hủ tục.
7. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã có nhiều tiến bộ 
vượt bậc.
- Dùng từ không đúng nghĩa: yếu điểm,
- Sửa lại: khuyết điểm, nhược điểm.
8. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
- Dùng từ không đúng nghĩa: đề bạt,
- Sửa lại: đề cử, bầu.
9. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa mất 
của những người nông dân.
- Dùng từ không đúng nghĩa: chứng thực,
- Sửa lại: chứng kiến.
10. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
- Dùng từ sai: tống, đá,
- Sửa lại: tung, đấm ( tống một cú đấm, tung một cú đá ).
11. Làm sai thì cần thật thà nhận lỗi, không được bao biện.
- Dùng từ không đúng nghĩa: thực thà, bao biện.
- Sửa lại: thành thực, thành khẩn, ngụy biện.
12. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
- Dùng từ không đùng nghĩa,
- Sửa lại: (cái) tinh túy, (những) tinh hoa ( bỏ”cái”).
13. Ngày mai, chúng em đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh. 
 Ba chân xoè trong lửa”
 ( nghĩa chuyển: cả bốn từ chân)
2. Chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “chân” trong hai câu sau:
 - Mẹ em bị đau chân.
 - Chân bàn này đã gãy.
- Mẹ em bị đau chân. nghĩa gốc.
- Chân bàn này đã gãy. nghĩa chuyển.
3. Tìm một từ chỉ bộ phận cơ thể người, cho ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ đó.
+ Mắt: mắt cá chân, mắt bão, mắt kính, mắt xích
+ Tay: tay súng, tay nghề, tay chèo, tay áo
+ Chân: chân núi, chân tường, chân mây, chân trời
4. Tìm thêm 2 ví dụ tương tự cho mỗi trường hợp chuyển nghĩa sau :
- Cái cày (sự vật) cày ruộng (hoạt động).
- Gói chè (hành động) ba gói chè (sự vật).
 - Cái cày (sự vật) cày ruộng (hoạt động) : cái bào bào gỗ, cái cưa cưa 
 gỗ.
 - Gói chè (hành động) ba gói chè (sự vật) : nắm cơm ba nắm cơm, bó rau 
 ba bó rau. 
 + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc.
 + Ý nghĩa bài học rút ra (nếu có).
 Kết bài : Cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc đó.
 * MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỤ THỂ :
 Đề 1 : Kể lại một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tường em.
 * Dàn ý :
 A. Mở bài: Giới thiệu được buổi chào cờ, thời gian chào cờ ( thứ 2 đầu tuần). 
 B. Thân bài:
 - Quang cảnh chung của sân trường trước khi diễn ra buổi lễ chào cờ ( bầu trời, 
 cảnh vật, học sinh dưới sân trường)
 - Tiếng trống báo hiệu giờ chào cờ sắp bắt đầu.
 - Diễn biến buổi lễ chào cờ:
 + Bạn liên đội trưởng hô chào cờ.
 + HS hát Quốc ca, Đội ca.
 + Bạn Liên đội trưởng hô khẩu hiệu sẵn sàng.
 + Thầy Tổng phụ trách nhận xét thi đua tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
 + Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét, nêu những tấm gương người tốt việc tốt, phê 
 bình nhắc nhở những lớp, bạn chưa tiến bộ.
 - Buổi lễ chào cờ kết thúc.
 C. Kết bài:
 - Cảm nghĩ chung của em về buổi lễ chào cờ.
 - Lời hứa cho một tuần học tập mới.
Đề 2: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
 *Dàn ý:
A. Mở bài:
- Ngợi ca về thầy giáo, cô giáo: có thể trích dẫn một câu hát, một bài ca dao, một câu thơ. 
- Em trở thành học sinh học giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện 
 gian khổ ấy.
B. Thân bài:
- Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu.
- Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ 
 em đạt điểm cao môn này.
- Nhiều khi nhìn những điểm kém và lời phê bình nghiêm khắc của cô mà em muốn khóc.
- Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rầy la mà còn 
 ân cần khuyên nhủ.
- Nghe theo lời mẹ, em quyết tâm tập viết hằng ngày.
- Em đề ra cho mình kế hoạch tập viết và càng ngày em càng thấy mình tiến bộ.
- Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
C. Kết quả:
- Chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.
- Em đã đạt được điểm 10.
- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.
 Đề 4: Kể lại một buổi sum họp gia đình làm em nhớ mãi.
 * Dàn ý:
 A. Mở bài:
 Giới thiệu địa điểm, thời gian nơi gia đình em thường sum vầy, đoàn tụ. Cảnh sum 
vầy, đoàn tụ diễn ra buổi tối hàng ngày hoặc một tuần một lần. 
 B. Thân bài:
 - Miêu tả đôi nét về căn phòng, nơi cả gia đình sum họp: Ngôi nhà ấm cúng, tràn 
ngập không khí hạnh phúc.
 - Kể lại buổi sinh hoạt gia đình lúc sum vầy: Cha ngồi đọc báo, mẹ nấu ăn. Em và 
em của em xem tập hình của gia đình.
 - Những lời đối thoại giữa cha, mẹ, em và em của em, thông qua việc xem tập hình 
của gia đình. Đó là kỷ niệm êm đẹp, ai coi cũng cảm thấy thích thú, quyến luyến. 

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6.docx