Nội dung ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Phú Trung

doc 7 Trang tailieugiaoduc 11
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Phú Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Phú Trung

Nội dung ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Phú Trung
 Trường THCS Tân Phú Trung Tài liệu ơn tập HKII
 - VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
 (Nam Cao – Chí Phèo)
 3. Phép thế :
 Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
 - Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, thế, kia, vậy... nó, hắn, họ...
 - Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó...
 - Các yếu tố được thay thế có thể là: danh từ, động từ, tính từ, hoặc cụm chủ - vị.
 VD: Nghe anh gọi, con bé giật mình. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
 4. Phép nối:
 Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Các từ ngữ dùng 
 trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ gồm có: 
 - Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, vì, nế, tuy, để...
 - Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy nên...
 - Những tổ hợp kiểu quán ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, vả lại, hơn nữa, với lại...
 - Các kiểu quan hệ phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều kiện, 
 nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.
 - Ví dụ: Anh ấy đi du học cách đây hai năm. Vì vậy, chúng tôi không còn gặp nhau nữa. 
 BÀI 4: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: 
 1. Thế nào là nghĩa tường minh? Cho ví dụ. 
 Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
 VD: Tấm vải này trình bày hoa văn rất đẹp.
 2. Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ
 Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp 0bằng từ ngữ trong câu 
 nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
 Ví dụ: A: - Tối nay hai đứa mình đi xem phim? 
 B: - Mình chưa làm xong bài văn.  (Tối nay mình bận làm bài, không đi được)
 A: - Đành vậy!
 BÀI 5: Tổng kết ngữ pháp 
 I. Danh từ, động từ, tính từ: 
 Khả năng kết hợp
 Chức vụ cú pháp 
 Ý nghĩa khái quát Kết hợp về phía Kết hợp về phía 
 Từ loại thường đảm nhiệm
 trước sau
Chỉ người, vật, hiện những, các, một, Danh từ này, kia, ấy, đó, Chủ ngữ 
tưởng, khái niệm mỗi, mọi... nọ...
Chỉ các hành động, hãy, đừng, chớ, Động từ rồi  Vị ngữ (thành tố chính 
trạng thái của vật. đã, đang, sẽ, vừa, ở vị ngữ)
 mới, cũng, còn...
Chỉ đặc điểm, tính vẫn, còn, đang, Tính từ lắm, quá Vị ngữ (thành tố chính 
chất của vật, hành rất, quá, hơi... ở vị ngữ)
động, trạng thái.
 II. CÁC TỪ LOẠI KHÁC 
 2 Trường THCS Tân Phú Trung Tài liệu ơn tập HKII
 BÀI 1: Bàn về việc đọc sách (Chu Quang Tiềm)
 Theo ý kiến của Chu Quang Tiềm trong “Bàn về đọc sách”, hãy cho biết tầm quan trọng của 
việc đọc sách? Chúng ta cần có cách đọc sách như thế nào? 
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.
- Cần kết hợp đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc 
sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. 
 BÀI 2: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
 Qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, em hiểu văn nghệ là gì? Tác dụng 
của văn nghệ đối với con người? 
- Văn nghệ là mối dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu 
xa của trái tim.
- Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 
 BÀI 3: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) 
 Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì? 
- Cần nhìn rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen 
tốt: 
 + Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? 
  Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ 
chống ngoại xâm.
 + Cái yếu cần khắc phục của con người Việt Nam là gì? 
  Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm 
ngặt qui trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. 
 Vì vậy, chúng ta cần phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ 
việc nhỏ. 
 BÀI 4: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lít Ten) 
- Tóm tắt nội dung của văn bản “Chó sói và cừu...” (HS tự tóm tắt)
- Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với 
những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, H. Ten đã nêu bật đặc trưng sáng 
tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
 BÀI 5: “Con cò” của Chế Lan Viên 
 Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên? 
 - Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi 
 ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người.
 - Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những 
suy ngẫm sâu sắc. 
 Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Nội dung chính các đoạn. Đại ý.
 Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày 
 thường – Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên. 
 Câu 3: Trình bày tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên. 
 - Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở 
 Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới 
 với tập “Điêu tàn”. Với hơn 50 năm công tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo và những tập thơ gây được 
 nhiều tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền 
 thơ Việt Nam thế kỷ XX. Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 
 (1996).
 4 Trường THCS Tân Phú Trung Tài liệu ơn tập HKII
 - Những tình cảm, suy nghĩ trên đã được nhà thơ thể hiện bằng cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, 
mộc mạc mà có tính khái quát, vẫn giàu chất thơ.
 Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ. Nội dung chính các đoạn. Đại ý.
 Xuất xứ: Bài thơ trích trong tập “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” XB: 1987
 Câu 3: Trình bày tiểu sử tác giả: 
 - Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh 1948, quê ở huyện Trùng 
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968. Năm 1981 công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin 
Cao Bằng, năm 1993 ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ ông thể hiện 
tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
 BÀI 10: “Mây và sóng” của R.Ta.go
 Câu 1: Giới thiệu khái quát nghệ thuật, nội dung bài thơ: 
 - Nghệ thuật: Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa 
tượng trưng.
 - Bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. 
 Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ. Nội dung chính các đoạn. Đại ý.
 Hoàn cảnh sáng tác: Được viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si-su, xuất bản năm 1909 
 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản 1915.
 Câu 3: Trình bày vắn tắt tiểu sử tác giả: 
 - Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, sinh ở Can-cút-ta, 
bang Ben-gan, xuất thân trong một gia đình quý tộc, về sau vì tư tưởng tiến bộ, ông đã bị khai trừ ra 
khỏi đẳng cấp ấy. 
 - Ông làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia hoạt động chính trị và xã hội. 
 - Ta-go đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ. Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà văn đầu 
tiên của châu Á nhận giải thưởng Nôben về văn học (1913).
 - Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất 
trữ tình triết lí nồng đượm.
 BÀI 11: “Bến quê”â của Nguyễn Minh Châu 
 Câu 1: Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật truyện.
 - Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, 
thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị gần gũi, bình dị của cuộc sống và quê 
hương.
 - Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu cảm, cách 
xây dựng tình huống, trần thuật tâm trạng của nhân vật. 
 - Xuất xứ: Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản 
năm 1985.
 Câu 2: Tóm tắt truyện: 
- Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, vào cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh 
hiểm nghèo. Từ cửa sổ nơi giường bệnh, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông một vẻ đẹp bình dị 
mà hết sức quyến rũ lạ thường. Cũng chính những lúc này, Nhĩ mời cảm nhận hết được tình yêu 
thương và sự hy sinh thầm lặng của vợ.
- Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bãi bờ bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng đã trở 
nên quá xa xôi với anh, anh nhờ người con trai thực hiện ước mơ của mình, nhưng vì không hiểu ý anh, 
người con đã sà vào một trò chơi bên vệ đường. Từ đó Nhĩ đã chiêm nghịêm được cái quy luật đầy vẻ 
nghịch lý của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo 
hoặc chùng chình...”. Khi con đò ngang cập bến, Nhĩ đã dùng hết sức tàn của mình chỉ để thúc giục 
đứa con đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. 
 6

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_tan.doc