Ôn tập Địa lí Lớp 9 - Tiết 45: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo

pdf 10 Trang tailieugiaoduc 86
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí Lớp 9 - Tiết 45: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí Lớp 9 - Tiết 45: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo

Ôn tập Địa lí Lớp 9 - Tiết 45: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
- Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. 
 Giới hạn từng bộ phận 
 đường Vùng 
 bờ biển 
 biển quốc 
 tế 
 Bộ phận của vùng biển 
 nước ta. 
Các em hãy chú ý phần ghi chú nêu trên cho câu hỏi “ hãy nêu giới hạn từng bộ 
phận của vùng biển nước ta.” 
 Giới hạn từng bộ phận 
Mũi tên màu đỏ 
Mũi tên màu nâu Bộ phận của vùng biển 
 nước ta. 
Các em sẽ thầy rõ giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta như sau: 
 - Từ bờ biển-> đường cơ sở : gọi là nội thủy. 
 - Từ đường cơ sở -> 12 hải lý : gọi là lãnh hải. 
 - 
 - Từ lãnh hải -> 12 hải lí : gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải. 
 - Từ lãnh hải-> Vùng biển quốc tế ( biển cả): gọi là vùng đặc quyền kinh tế. 
 ( lãnh hải + Vùng đặc quyền kinh tế = 200 hải lí) 
 - Phần đất kéo dài được nước biển bao phủ : gọi là thềm lục địa 
 1 hải lí = 1852 m 
Lãnh hải là gì ?, Lãnh hải của Việt Nam 
Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải 
được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật biển 
1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ 
đường cơ sở. 
Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, 
song không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được 
công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các 
lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, 
đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước 
ngoài có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép 
trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào 
Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì ? 
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải. Quốc gia ven biển thực 
hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tầu thuyền nước 
ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường 
cơ sở 
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, 
nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số 
lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà thôi. Công ước của 
Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 33) quy định trong vùng tiếp giáp, 
quốc gia ven biển có thể tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm để ngăn 
ngừa những vi phạm đối với luật lệ về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư; đồng 
thời trừng phạt những vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của 
mình. 
Nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, nên quốc gia ven biển cũng có chủ quyền về 
khai thác, thăm dò các tài nguyên biển vì mục đích hòa bình ở vùng biển này. 
Riêng đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật 
biển 1982 quy định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp 
giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển thì đều bị coi là vi phạm 
xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền 
trừng trị. 
Vùng đặc quyền kinh tế là gì ?. Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam 
biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục 
đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa 
không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được 
gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác. 
- Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia 
ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công 
ước. 
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu 
khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. 
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở 
thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia 
ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó. 
 Các em biết gì về tình hình “ Biển Đông” của nước ta hiện nay trên tivi, báo , 
Internet hay đề cập đến không? 
 - Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981( HD-981) Trung Quốc gần quần đảo 
 Hoàng Sa trên biển Đông nước ta (1/5/2014). 
 - 2/4/2020 tàu hải cảnh Trung Quốc ngan nhiên đâm tàu cá ngư dân ở Quảng 
 Ngải thuộc quần đảo Hoàng Sa –Đà Nẵng Việt Nam. 
 - Bên cạnh đó mạng ô nhiễm biển và bão.. 
*Phát triển kinh tế biển: 
+Phát triển tổng hợp: là sự phát triển của nhiều ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ 
trợ nhau cùng phát triển và sự phát triển của ngành này không được kìm hãm hoặc 
gây thiệt hại cho ngành kia. 
+ Phát triển bền vững: là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không 
làm tổn hại đến lợi ích các thế hệ mai sau. 
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 
Các em quan sát hình ảnh sau đây vùng biển nước ta phát triển tổng họp các ngành 
kinh tế nào?cho biết tiềm năng và hạn chế, phương hướng phát triển? 
 Hải sản Du lịch biển 
 GTVT biển 
 Khoáng sản biển 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_dia_li_lop_9_tiet_45_phat_trien_tong_hop_kinh_te_bien.pdf