Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22

doc 9 Trang tailieugiaoduc 10
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22

Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22
 NỘI DUNG HỌC SINH HỌC TRÊN TRANG WEB- NGỮ VĂN 9- TUẦN 22
 TIẾT 107
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
 B. NỘI DUNG KIẾN THỨC
 I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
 1. Ví dụ:
 a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng 
 anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
 Đáng tin cậy hơn. 
 b/ Có lẽ, vì khổ tâm đến nổi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
 Chưa thật đáng tin cậy.
 Thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc nói đến trong câu.
 chắc, có lẽ: Thành phần tình thái
 2. Ghi nhớ
 - SGK/18
 - Vị trí: đầu câu, giữa câu.
 - Từ thể hiện: có lẽ, hình như, nhe nói, chắc, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn, dường 
 như, giống như, có thể, chả nhẽ.
 - Ví dụ: học sinh tự đặt.
 II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN
 1. Ví dụ
 a/ Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 ngạc nhiên
 b/ - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 Sự tiếc nuối ( thời gian trôi qua mau)
 Bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói.
 Ồ, trời ơi: Thành phần cảm thán.
 2.Ghi nhớ
 - SGK/18
 - Vị trí: đầu câu, cuối câu.
 - Từ thể hiện: A, à, ạ, á, ư, nhỉ, nhé, thế, đấy, mà, ôi, chao ôi, trời ơi, mừ..
 - Ví dụ: học sinh tự đặt.
 III. LUYỆN TẬP
 1/ Tìm thành phần tình thái, cảm thán
 a/ Có lẽ: thành phần tình thái
 b/ Chao ôi: thành phần cảm thán
 2 NỘI DUNG HỌC SINH HỌC TRÊN TRANG WEB- NGỮ VĂN 9- TUẦN 22
 TIẾT 108
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TT)
 A NỘI DUNG KIẾN THỨC
 I. THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
 1/Ví dụ:
 a/- Này, bác có biết mấy hôn nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? 
 Gọi Thiết lập quan hệ
 b/ - Thưa ông, chúng cháu ở gia Lâm lên đấy ạ.
 Đáp Duy trì quan hệ giao tiếp
 Này, thưa ông: thành phần gọi- đáp.
 2/ Ghi nhớ
 - SGK/32
 - Vị trí: đầu câu, cuối câu.
 - Từ dùng để gọi: Ê, nè, này, ơi 
 - Từ dùng để đáp: thưa, dạ, vâng, bẩm 
 - Ví dụ: học sinh tự đặt.
 II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
 1. Ví dụ
 a/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, 
 chưa đầy một tuổi. 
 Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh”
 b/ Lão không hiểu tôi , tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
 Chú thích cho cụm từ “ Lão không hiểu tôi”
 Phần im đậm trên là thành phần phụ chú.
 2. Ghi nhớ
 - SGK/32
 - Vị trí: giữa câu, cuối câu
 - Dấu câu: Đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn; 
 hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, đặt sau dấu hai chấm
 - Ví dụ: học sinh tự đặt.
 III. LUYỆN TẬP
 1/ Tìm thành phần gọi – đáp
 a/ Này gọi
 b/ Vâng đáp
 Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới.
 4 NỘI DUNG HỌC SINH HỌC TRÊN TRANG WEB- NGỮ VĂN 9- TUẦN 22
TIẾT 109: 
 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
 A.NỘI DUNG KIẾN THỨC
 I. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
 1/ Ví dụ: SGK/42,43
 - Đoạn văn bàn về vấn đề: Cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
 Chủ đề trên có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của văn bản.
 - Nội dung chính của mỗi câu: 
 + Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
 + Câu 2: khi phản ánh thực tải, nghệ sĩ muốn nói một điều mới mẽ.
 + Câu 3: Cái mới mẽ ấy là lời gửi của nghệ sĩ.
 Đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
 Liên kết chủ đề.
 - Trình tự sắp xếp của các câu (ý): hợp lý
 Liên kết lô gich
 Liên kết nội dung
 - Các phép liên kết: 
 + Câu (2) liên kết câu (1): 
 • Nhưng: quan hệ từ phép nối
 • Nghệ sĩ – tác phẩm phép liên tưởng
 • Cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở thực tại phép đồng 
 nghĩa
 + Câu (3) liên kết câu (2), (1):
 • Anh – nghệ sĩ phép thế
 • Tác phẩm (lặp 2 lần) phép lặp.
 Liên kết hình thức.
 2/ Ghi nhớ
 SGK/43
 II/LUYỆN TẬP
 Phân tích sự liên kết nội dung và hình thức:
 1/ Về nội dung: 
 - Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam và hướng khắc phục.
 - Nội dung của các câu đều tập trung thể hiện chủ đề ấy.
 - Nội dung chính các câu:
 6 NỘI DUNG HỌC SINH HỌC TRÊN TRANG WEB- NGỮ VĂN 9- TUẦN 22
TIẾT 110: 
 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
 ( LUYỆN TẬP)
 A.NỘI DUNG KIẾN THỨC
1/ Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau: 
CÂU LIÊN KẾT CÂU LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
a/ Trường học (lặp 2 lần) phép “như thế” thế cho “ trường học 
 lặp của chúng ta phải hơn hẳn 
 trường học của thực dân và 
 phong kiến” phép thế.
b/ Văn nghệ (lặp 3 lần) Phép - Văn nghệ (lặp 2 lần) Phép 
 lặp lặp
 - Sự sống (lặp 2 lần) phép 
 lặp
c/ Thời gian (lặp 3 lần)
 Con người (lặp 3 lần)
 phép lặp
d/ Yếu đuối - mạnh
 Hiền lành – ác
 Phép trái nghĩa
2/ Tìm những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý và thời gian 
tâm lý.
THỜI GIAN VẬT LÝ THỜI GIAN TÂM LÝ
 Vô hình Hữu hình
 Giá lạnh Nóng bỏng
 Thẳng tắp Hình tròn
 Đều đặn Lúc nhanh, lúc chậm
3/ Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung và nêu cách sửa
 8

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_tuan_22.doc